Đinh Tấn Khương
![]() |
BS: NTN Phượng |
Hôm đó là đêm 30 tết. Không biết có phải là mọi người người đang lo chuẩn bị tết hay sao mà tình hình tại bệnh viện Từ Dũ lại yên lắng lạ thường !?
Rời phòng
nhận bệnh, nói với chị nữ hộ sinh trực :
-
Hy vọng sẽ có một đêm an bình như suốt buổi chiều nay.
-
Biển lặng quá sẽ có sóng lớn theo sau, ông thầy à !
Mới ngã
lưng chừng vài phút thì chuông điện thoại reo, bắt lên thì nghe giọng chị nữ hộ
sinh:
-
Ông thầy chuẩn bị, có sản phụ sắp chuyển tới. Bác sĩ Phượng quyết định mổ lấy
con khẩn cấp.
- Sản phụ chưa chuyển tới mà sao lại có chỉ định mổ lấy con sớm như vậy!?
- Sản phụ được chuyển từ một trại cùi, nghe nói thế.
Chạy
thẳng lên phòng mổ gặp bác sĩ Phượng, chị dặn :
- Sản phụ từ trại cùi gởi lên, đang chuyển dạ nhưng phải quyết định mổ lấy thai .Em
chuẩn bị rửa tay và nhớ là phải mang 3 đôi găng cùng lúc nhé !
Không dám
hỏi gì, đang nghĩ ngợi mông lung và hơi run!
Mọi thủ
tục nhập viện và khám chẩn được hoàn tất nhanh chóng, sản phụ được chuyển lên
phòng mổ ngay sau đó.
Không
biết sao tay cứ run rẩy mãi và bất thình lình mũi kim xuyên qua lớp găng tay. Mặt
tái ngắt !
Bác sĩ
Phượng cố giữ bình tĩnh, kéo dài thêm sợi chỉ rồi cắt bỏ mũi kim khâu và nắm 2
đầu chỉ lại với nhau. Chị ôn tồn :
- Em thử lột bỏ từng găng tay một ra xem ?
Lớp găng
bên ngoài được tháo ra, sợi chỉ vẫn còn dính. Tay run run lột tiếp lớp thứ hai
. Chiếc găng kéo theo sợi chỉ .
Mọi người cùng thở ra nhẹ nhỏm ! Tim giảm dần nhịp đập ...
Mang lại hai đôi găng mới, tiếp tục cho xong ca mổ thì vừa đúng giờ giao thừa.
Nhiều sản phụ sinh khó lại tấp nập tới.
Một đêm không ngủ nhưng vẫn chẳng thấy mệt mỏi chút nào cả.
Thật khó mà quên được phiên trực trong đêm giao thừa năm đó!
NGƯỜI GỐC NẪU
(hết trích)
Không khó để đoán biết rằng, chị Phượng đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều trước quyết định “ra đi hay ở lại”. Chị đang lấn cấn giữa tình yệu dành cho những người bệnh nghèo khó tại quê nhà và tương lai của các con. Vài lần chị đã thăm dò ý kiến đàn em như chúng tôi và đã được góp ý là chị nên tạm thời đoàn tụ với anh Phát để cho các cháu có được điều kiện tốt về mặt tinh thần và vật chất, cũng như riêng chị có cơ hội để thu góp kiến thức chuyên môn nơi xứ người. Và cho đến khi anh Phát hết hợp đồng thì chị quay về Việt Nam cũng chưa muộn, chừng đó chị sẽ phục vụ người bệnh và phụng sự cho ngành y tốt nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, cuối cùng thì chị đã quyết định ở lại Việt Nam. Quyết định “ở lại” của chị chắc phải có yếu tố tác động nào khác ngoài tình yêu dành cho bệnh nhân mà chị đã từng thể hiện.
Truyền thông đã tác động rất nhiều trong cuộc đấu tranh tư tưởng “ra đi hay ở lại” của chị lúc đó, chuyện tình cũng như tinh thần hy sinh phục vụ của chị đã được truyền thông nâng cao khiến cho chị khó có cơ hội rời bỏ đất nước. Cộng thêm vào đó, sự xung đột đối xử “giàu nghèo” trong quá khứ đã là một dấu ấn in sâu vào tâm trí chị và dường như đó là rào cản lớn nhất dẫn đến quyết định cuối cùng. Có lẽ đây là cơ hội để giúp chị khôi phục và bảo vệ danh dự đã từng bị chà đạp trước kia. Chị muốn chứng tỏ rằng chị là một người có đủ bản lĩnh để làm điều đó và cái nghèo của gia đình chị không phải là lý do để chị mãi cúi đầu chịu nhục!
Vào một buổi trưa năm 1979, dãy phòng của bộ môn sản phụ bỗng dưng huyên náo lạ thường. Một đoàn người với những máy quay phim và đèn chiếu sáng dổ dồn vào văn phòng của bộ môn phụ sản tại bệnh viện Từ Dũ. Mọi thứ được chuẩn bị và ổn định nhanh chóng và được giới thiệu đây là đoàn phóng viên thuộc đài truyền hình Trung Ương. Được cho biết là đoàn đã đáp một chuyến bay đặc biệt đến đây để thực hiện buổi phỏng vấn với bác sĩ Phượng.
Suốt trong buổi phỏng vấn đó, nhiều câu hỏi được nêu ra xoay quanh hoàn cảnh gia đình và những đóng góp chuyên môn của bác sĩ Phượng trong mấy năm vừa qua. Và, một câu hỏi cuối cùng được nêu ra:
- - Bác sĩ có nghĩ, đi ra nước ngoài là cơ hội tốt nhất cho tương lai của các con chị hay không?
Và bác sĩ Phượng đã nhanh chóng và dứt khoát trả lời:________________________________
“Tương lai các con tôi là ở Việt Nam “ mà sao giờ 2 đứa con ở Mỹ?? Vậy có lẽ trong lòng bà đã biết mình sai?
ReplyDeleteBà chỉ quyết định khi con còn nhỏ thôi. Bà không thể quyết định khi con bà trưởng thành
ReplyDelete