nhắm tới rất rõ:
Trở thành một chính trị gia trong dòng chính khi ứng cử và thành công trong vai trò nghị viên thành phố sau nhiều năm sát vai cùng với cộng đồng người Việt tại Houston Texas. Dùng chiêu bài chống cộng một cách cực đoan, Hoàng Duy Hùng nhận được nhiều thiện cảm trong cộng đồng người Việt vào những năm đầu tiên, nhưng dần dần với cách ứng xử thiếu kềm chế, Hoàng Duy Hùng ngày càng sa đà vào danh phận hơn là chủ tâm theo đuổi con đường tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Nếu nói về Hoàng Duy Hùng người Việt hải ngoại nào quan tâm đến thời cuộc đều biết qua tiểu sử của Hùng, một tiểu sử khiến nhiều người bất ngờ vì mặt trái, mặt phải của nó choảng nhau không nhân nhượng. Hùng từng về Việt Nam tranh đấu bạo động nhằm lật đổ chính quyền, bị bắt và bị giam giữ 15 tháng, sau khi ra tù và trở về Mỹ, Hùng tiếp tục phục vụ cho mục tiêu lật đổ chính phủ Việt Nam nên năm 2001 tiếp tục về Việt Nam một lần nữa với mục đích đánh bom tại Sài Gòn và Cần Thơ nhưng không thành và đây là lần cuối cùng Hoàng Duy Hùng dấn thân vào con đường bạo động.
Có lẽ dòng máu chính trị trong thân thể không chịu ngừng chảy, về Mỹ lần này Hùng bắt đầu có những diễn biến khác sau hai lần thất bại. Ông ta thay đổi lập trường từ bạo động sang tranh đấu bất bạo động. Cách thức mà Hùng chọn là quay ngoặt lại cách làm của mình trước đây và chọn sự thân thiện với Việt Nam thay vì đối kháng.
Hùng cùng với Thị trưởng Houston thu xếp cuộc nói chuyện với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, cũng như buổi đối thoại giữa Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Tháng Ba 2013, Hoàng Duy Hùng là một thành viên trong đoàn nghị viên Hội đồng thành phố Houston đến thăm Việt Nam theo lời mời của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn.
Bắt đầu từ đây, thay vì giải thích để tìm sự đồng thuận từ cộng đồng người Việt tại Houston, nơi anh ta và gia đình sinh sống, Hoàng Duy Hùng “quay xe” một cách đáng kinh ngạc, anh ta mắng mỏ những ai chống lại con đường anh ta chọn, lên tiếng bảo vệ mọi chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và móc nối với nhiều Việt kiều làm ăn với Hà Nội.
Những tưởng anh ta sẽ đóng cửa nhà để làm tôi tớ cho Hà Nội, nhưng với Việt Nam anh ta là một con cờ khá quan trọng để lũng đoạn người Việt ở nước ngoài. Bằng quá khứ chống cộng với thành tích không thể gọi là nhỏ, cộng với bằng cấp mà anh ta có được, người nhẹ dạ và chưa hiểu Cộng sản có thể tin tưởng vào con đường anh ta đang đi và không ngần ngại đi theo nếu được móc nối. Con cờ này tuy công khai và “trơ trẽn” nhưng Hà Nội không cần điều đó, họ chỉ cần lấy khuôn mặt Hoàng Duy Hùng ra để chứng minh rằng Nghị quyết 36 đã thành công và những người theo họ sẽ được tưởng thưởng.
Sau vài năm về Việt Nam diễn tuồng “tay bắt mặt mừng” với người anh em cộng sản, Hùng cảm thấy lợi lộc khi về nước lớn hơn những gì mà anh ta cố gắng đạt được ở Mỹ. Mặc dù nắm bằng luật sư trong tay, nhưng anh ta biết rằng người Việt không ai tin một luật sư thiếu kinh nghiệm tranh cãi như anh. Còn cộng đồng người bản xứ thì, xin lỗi, anh chỉ là một trí thức trở cờ không đáng cho người Mỹ đặt cược trong tay của một luật sư chưa thắng một case nào trong suốt những năm dài ở Mỹ.
Ở Việt Nam, Hoàng Duy Hùng được những tờ báo dòng chính o bế mỗi khi có dịp. Những câu trả lời phỏng vấn của anh ta làm người tử tế phải nhăn mặt vì tính chất phản phúc của nó. Anh ta quên cha của mình là sĩ quan trong Quân lực VNCH, mang anh ta sang Mỹ và nước Mỹ đã giúp anh ta thành công, nhưng tiếc là chưa thành nhân, mặc dù văn hóa của nước Mỹ nuôi lớn anh ta. Những bài phỏng vấn mà anh ta càng nói nhiều thì càng lộ ra cái phản phúc rõ nét hơn.
Không ai biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã bỏ ra bao nhiêu tiền để mua đứt Hoàng Duy Hùng trở cờ, nhưng người theo dõi con đường anh ta đang đi biết rõ anh ta chỉ là một thành phần bất hảo trong cộng đồng tranh đấu. Cái bất hảo của anh ta làm xấu mặt hay ít ra tạo rất nhiều dấu hỏi cho những người đấu tranh trong hay ngoài nước. Cái kết quả bất ngờ này xứng đáng cho món tiền mà Nguyễn Thanh Sơn bỏ ra để tiêu diệt một tay lưu manh chính trị.
Rất nhiều người ngạc nhiên khi hai ngày trước đây trên YouTube, một video clip có cảnh Hoàng Duy Hùng ăn mặc đơn giản, đi dép lẹp xẹp, mang theo một ba lô nhỏ, được ba công an an ninh phi trường (có một người mặc thường phục) làm thủ tục xuất cảnh.
Một số người cho rằng Hùng bị “trục xuất” về Hoa Kỳ, và bị công an “áp tải” ra tận máy bay. Tuy nhiên, điều này chưa được xác thực, và ngay trong đoạn clip này cũng không thể hiện rõ điều đó.
Ngay lập tức mạng xã hội Việt Nam chia sẻ cái clip có một không hai này và điểm duy nhất người ta nhận thấy: Không một câu chữ nào của cư dân mạng chia sẻ sự thất vọng của Hoàng Duy Hùng, tất cả chỉ là lời đay nghiến và hả hê khi anh ta bị chính những người ngày hôm qua nâng anh ta trên VTV nay cũng lẳng lặng cười cợt trên nỗi đau của một thằng phản bội.
Ác như Putin vẫn có người bênh vực, xấu xa như Tố Hữu cũng có đàn em lên tiếng chở che, Hoàng Duy Hùng thì khác, hầu như ai cũng căm ghét thái độ của anh ta. Phản quốc, trở cờ, lưu manh chính trị và nhất là “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”
Phản quốc vì anh ta phản lại chiến hữu từng vào sinh ra tử với mình mà đầu hàng kẻ thù. Trong chiến tranh đầu hàng sẽ được tha thứ, nhưng trong hòa bình, đầu hàng kẻ thù để vinh thân phì gia là hành vi phản quốc, vì lúc đầu hàng ai biết được số phận của những người tranh đấu chung với anh ta đã bị bán như thế nào.
Trở cờ vì anh ta cùng gia đình sang Mỹ, thành tựu trong học vấn và con đường sự nghiệp hết sức thênh thang bởi anh ta chọn màu cờ VNCH. Với một nhận thức khác thường, anh ta quay sang chọn màu cờ đỏ, nơi mà cha anh ta đã bị mang vào trại cải tạo và hàng trăm ngàn người khác đã bị mất mạng. Trở cờ trong trường hợp này nguy hiểm hơn nhiều trường hợp khác, bởi nó được tô vẽ một cách hào nhoáng về thân thế và sự nghiệp của anh ta.
Lưu manh chính trị là cái tên gọi có vẻ chính xác nhất cho Hoàng Duy Hùng. Trước đây anh ta lên giọng chống cộng hay ho bao nhiêu, thì giờ đây cũng giọng điệu ấy, anh ta đạp đổ mọi nỗ lực của những ai còn lên tiếng chống lại sự phản động của người cộng sản bấy nhiêu. Lưu manh thì phải côn đồ, anh ta từng ứng xử như côn đồ khi chưa trở cờ và hành vi ấy vẫn tiếp tục khi còn trong nước anh ta đã làm chỉ điểm cho chế độ mới mà anh ta tôn thờ.
Ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”, trước 30 Tháng Tư những phong trào sinh viên, thành phần thứ ba hay những ai âm thầm bênh vực cộng sản được người dân Miền Nam gán cái câu nói này lên lý lịch của họ. Hoàng Duy Hùng xứng đáng mang xú hiệu này vì anh ta không hề che đậy chén cơm anh ta từng ăn và thờ lạy con ma cộng sản như thế nào trong lúc này.
Vì thế, lên tiếng chia sẻ với anh ta làm người ta xấu hổ tuy tính thiện mỗi con người đều nên thông cảm cho một con người sa ngã. Dù sao thì anh ta đã tự chọn sự sa ngã cho mình, vì vậy lần ngã này chắc lấy mất luôn sinh mệnh chính trị của anh ta, nếu có.
________________________________
No comments:
Post a Comment