Thursday, February 1, 2024

Chọn mặt gửi vàng

Hân Phan

Hôm thứ sáu tuần rồi nhận được điện thư từ vị giám đốc (director của, nhóm) ông cho biết rằng ứng viên kỹ sư phần mềm mà nhóm chúng tôi phỏng vấn cách đây 3 tuần đã chấp nhận hợp đồng thuê mướn từ chúng tôi. Ứng viên này là một cô bé Việt Nam, cô tốt nghiệp 4 năm về phần mềm [ Computer Science ] tại trường đại học ở vùng vịnh miền Bắc tiểu bang California. Cái vui ở chỗ là bốn anh chàng kỹ sư trẻ độc thân ( trên dưới 28 tuổi, ngoại trừ tôi ) có dịp phỏng vấn một cô gái trẻ duyên dáng nói tiếng Việt và thông thạo tiếng Anh đủ tiêu chuẩn cho công việc làm ở Mỹ. Trả lời rành rọt về những câu hỏi liên hệ tới - phân tích và giải quyết một vấn đề, tương tác và liên hệ khi làm việc chung với đồng nhiệp trong nhóm và ngoài nhóm, cuối cùng là những câu trả lời về kỹ thuật đặc biêt là lập trình phần mềm.

Trong buổi sáng phỏng vấn. Tôi để Mikael đến từ Phần Lan, và Mayor người đến tử Span ( Tây Ban Nha ) phỏng vấn trước [ 45 phút cho mỗi người]. Đúng 12 giờ trưa, tôi dẫn cả nhóm cùng với cô bé đi ăn trưa. Thông thường khi đi ăn chung trên một xe, 4 chàng này nói cười rất vui rộn với nhiều để tài. Kỳ này không khí trong xe thật im lặng…thiếu hẳn tiếng cười nói rôm rả của mọi lần. Nhìn mấy chàng qua kính chiếu hậu tôi cười và hỏi - How are you guys doing back there? So quiet guys [ Mấy đứa phía sau ra sao, Chẳng nghe nói cười gì hết ? ]. Khanh nhanh nhanh nhẩu trả lời - No!, sir we are OK. Trong lúc đó Ellen  ngổi ghế trước cười mủm mỉm, hình như cô bé đoán được sự có mặt của mình làm cho các chàng này ngại…mồm miệng.

Khi vừa đến nơi , xe chưa kịp dừng hẳn mà chàng Khanh lại vội vàng ra mở cửa cho Ellen. Tôi phải lên tiếng nhắc nhở - Hey ! take it easy boy! ( từ từ chứ ). Hắn cười và đáp lại ngay “Sorry sir”. Trong khi đó ba chàng kia cùng cười ồ lên…

Khi vào trong bàn ăn - Không ai nói chuyện với ai cả , tên thì nhìn vào điện thoại, tên cắn móng tay, tên thì gãi đầu liên tục, tên khoanh tay rất ư là nghiêm chỉnh ….Cảnh tượng trông rất buồn cười, chưa từng có bao giờ từ khi nhóm được thành lập cách đây 2 năm, riêng Ellen thì vẫn giữ trên môi nụ cười tươi rói. 

Khi gọi thức ăn xong và trong lúc chờ đợi, tôi nghe Mikeal nhỏ nhẹ nói chuyện với Ellen, Mayo cũng xen vào. Còn Khanh [ có tên Mỹ là Kenneth - cha Việt mẹ Korean ] nói chuyện rộn ràng với Oleg [ người Estonia ]. 

Ăn xong, chúng tôi về lại sở làm. Khanh, Oleg và tôi sẽ phỏng vấn Ellen vào buổi chiều.

Sau khi những cuộc phỏng vấn kết thúc, tôi là người sẽ đích thân đưa Ellen đến hành lang phía trước để ra về. Nhưng Khanh đã chờ sẵn ngoài phòng xin phép tôi để cậu ấy tiễn Ellen. Tôi vui vẻ đồng ý ngay , hiểu Khanh quá mà… 

Theo lịch trình một tiếng sau khi cuộc những cuộc phỏng vấn kết thúc, mỗi người phải gửi lời nhận xét của mình đến tôi. Trong đó cho biết nên NHẬN hay không NHẬN với lý do tại sao . …

Sau khi Ellen ra về, bốn chàng đã cười nói nhộn nhịp trở lại. Tôi gặp Oleg ở ngoài phòng nghỉ giải lao, hắn cười với mắt trái nháy liên tục và nói với tôi “Mr. Phan làm ơn nhận Ellen”. Tôi cảm ơn và bảo Oleg gửi cho tôi bản đề nghị tuyển dụng (recommendation). Trở lại tôi thấy ba chàng Khanh, Mayor and Mikael đứng chờ ở ngoài văn phòng làm việc của tôi, cười nói vui vẻ như mới được nhận tiền thưởng. Họ đều tỏ vẻ đồng ý (thumbs up) và khuyên tôi nên nhận Ellen. 

Riêng Khanh như một đứa trẻ nhận được bì lì xì đỏ trong ngày tết cười nói lung tung. Đợi cho Mikael and Mayor rời khỏi Khanh vào văn phòng tôi và muốn tôi chỉ định hắn sẽ là người hướng dẫn cho Ellen nếu cô ấy được nhận. 

Tôi đã tổng kết tất cả ý kiến và giới thiệu của 4 kỹ sư trẻ trong nhóm, tôi để nghị với cấp trên  

và phòng nhân sự trả cho cô ấy lương hằng năm khá cao, cùng với một số cổ phiếu xứng đáng cho công việc. Ellen sẽ bắt đầu làm việc sau khi về ăn tết Việt Nam xong.

Qua cuộc phỏng vấn  Ellen, tôi có điều kiện nói chuyện và hỏi cô ấy về  lý do tại sao sinh viên Việt Nam du học sau khi tốt nghiệp, phần lớn họ xin việc ở nước ngoài và  không muốn về nước như ý định ban đầu ? 

Ellen cười và cho tôi biết như sau:

1) Một số sinh viên không chịu về nước vì họ nghĩ rằng thị trường lao động ở Việt Nam có nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của họ. Hơn nữa họ không muốn làm công việc thuộc nhà nước quản lý. 

2) Một số sinh viên chọn ở lại nước ngoài vì cơ hội kiếm việc dễ dàng hơn và mức lương cao hơn. Những quốc gia phát triển có thị trường lao động đa dạng và cơ hội phù hợp xứng đáng với khả năng cho sự phát triển cá nhân và sự nghiệp.

3) Nhiều sinh viên chọn ở lại nước ngoại vì chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo đảm an ninh, hệ thống giáo dục và y tế phát triển. Họ thấy rằng môi trường sống và các tiện ích ở đây đáng giá hơn so với trong nước.

4) Một số sinh viên chọn ở lại nước ngoại vì họ đã xây dựng cuộc sống và mối quan hệ ổn định tại đó, có thể bao gồm việc đã lập gia đình, có con cái….

Và cô ấy kết luận rằng : Quyết định ở lại hay về nước đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện của mỗi cá nhân .

Qua cuộc nói chuyện, tôi cũng có chút khái niệm tổng quát về tình trạng của những du học sinh Việt Nam . 

Khi quyết định nhận Ellen có nghĩa là tôi đã “chọn mặt gửi vàng “, hay nói cách khác là đã cho cô ấy một cơ hội để bắt đầu một tương lai. Hy vọng rồi đây Ellen sẽ tiến nhanh và xa hơn …

Hôm nay rất vui khi viết bài này chia sẻ cùng các bạn…Gần cuối đường nghề nghiệp, tôi muốn gầy dựng một nhóm kỹ sư trẻ năng động và đầy nhiệt huyết, trong đó có những người như Ellen….Qua họ tôi đã nhìn thấy tôi của mấy chục năm về trước.

H. Phan 01.28.2024

___________________

No comments:

Post a Comment