Chúng trú ngụ ở 2 món đồ và 3 món ăn quen thuộc trong nhà mà ít người để ý
Cuối năm là dịp để cả gia đình cùng nhau vệ sinh nhà cửa, hãy thận trọng loại bỏ những thứ này để giảm thiểu nguy cơ ung thư.Độc tố nấm mốc - "thứ" gây ung thư rất mạnh thường bị bỏ qua
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), độc tố nấm mốc là những hợp chất độc hại được sản sinh tự nhiên bởi một số loại nấm. Chúng đặc biệt dễ xuất hiện ở nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, trái cây sấy khô, các loại hạt và gia vị...
Xung quanh chúng ta có hàng trăm loại độc tố nấm mốc khác nhau đã được xác định. Nhưng những loại gây hại cho con người, vật nuôi phổ biến nhất là aflatoxin, ochratoxin A, patulin, fumonisins, zearalenone và nivalenol/deoxynivalenol.
Trong đó aflatoxin là loại độc tố phổ biến nhất. Loại nấm sản sinh ra độc tố aflatoxin là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Con người có thể tiếp xúc với aflatoxin bằng cách ăn các thực phẩm mốc; hoặc do tiêu thụ thịt và sữa bởi động vật tiêu thụ thực phẩm mốc.
Năm 1993, aflatoxin đã được phân loại là chất gây ung thư nhóm 1 bởi WHO. Điều đó có nghĩa là, WHO có đủ bằng chứng để khẳng định aflatoxin có thể gây ung thư trên người.
Aflatoxin là một chất có độc tính cao. Nó nguy hiểm gấp 68 lần asen, 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng. Chỉ 1mg aflatoxin đã đủ để gây ra bệnh ung thư. Loại ung thư mà aflatoxin thường gây ra đó là ung thư gan.
Đáng nói, chất gây ung thư này tồn tại khá phổ biến trong cuộc sống, nhất là một số món ăn, đồ dùng dưới đây. Cuối năm là dịp để cả gia đình cùng nhau vệ sinh nhà cửa, hãy thận trọng loại bỏ những thứ này để giảm thiểu nguy cơ ung thư.
3 món ăn quen thuộc trong gia đình rất dễ chứa aflatoxin
- Gạo hỏng
Theo WHO, aflatoxin thường xuất hiện nhất ở những thực phẩm giàu tinh bột giống như gạo. Gạo được bảo quản trong môi trường ẩm thấp, được tích trữ quá lâu rất dễ bị biến đổi về kết cấu và sản sinh nấm mốc.
Dấu hiệu gạo mốc bao gồm: Gạo chuyển từ màu trắng sang vàng hoặc xanh, có mùi mốc... Gạo có dấu hiệu mốc cần loại bỏ ngay, bởi dù vo qua nhiều nước hay nấu chín thì cũng không thể loại bỏ hết độc tố. Lý do là bởi nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.
Tốt nhất chỉ nên mua lượng gạo đủ dùng trong vòng tối đa 2 tháng, không nên mua rồi tích trữ quá lâu. Cần để gạo ở nơi khô thoáng, sạch sẽ.
- Trái cây bị mốc
Một nghiên cứu của Học viện Y tế Dự phòng Trung Quốc cho thấy: Số lượng vi khuẩn có trong trái cây bị mốc chỉ xuất hiện 10-50% tại phần bị mốc. Số còn lại sẽ xuất hiện rải rác trong các khu vực trông có vẻ lành lặn.
Trong các bộ phận bị mốc của trái cây, vi sinh vật tạo ra độc tố aflatoxin, được biết đến là một chất gây ung thư gan mạnh. Nếu một người giữ thói quen ăn trái cây mốc dễ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư gan.
Ngô, lạc mốc
Ngô, lạc mốc
Ngô, lạc nếu bị tích trữ ở những nơi ẩm ướt, thiếu vệ sinh thì rất dễ mốc, sản xuất ra lượng lớn aflatoxin và gây tổn thương gan, như ung thư gan. Do aflatoxin lây lan dưới dạng bào tử, nên đừng nghĩ đến chuyện gọt bỏ phần mốc và tiếp tục ăn tiếp. Thay vào đó hãy dứt khoát vứt bỏ chúng vào thùng rác.
2 món đồ trong nhà là nơi trú ngụ của aflatoxin
2 món đồ trong nhà là nơi trú ngụ của aflatoxin
- Thớt gỗ
Thớt gỗ dùng lâu năm có thể sẽ xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, những vết nứt đó chứa vô vàn các thực phẩm li ti bám vào. Nếu thớt gỗ có nấm mốc thì rất dễ sản sinh ra độc tố aflatoxin, ảnh hưởng đến sức khỏe gan, thận. Thớt và đũa gỗ nên được thay mới 6 tháng hoặc 1 năm/lần.
- Tủ lạnh
Aflatoxin rất thích các môi trường ẩm ướt, nhiều thực phẩm như tủ lạnh. Theo một khảo sát của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, xác suất phát hiện nấm mốc trong khoang và phần đệm của tủ lạnh là 83%. Mỗi lần mở cửa tủ lạnh, nấm mốc lại càng lan rộng và "bành trướng" nhiều hơn.
Tủ lạnh lâu không vệ sinh là nơi chứa nhiều thực phẩm đã bị mốc trắng, lên men mùi chua, chúng có thể sinh ra độc tố aflatoxin. Để phòng tránh nấm mốc, các bà nội trợ nên giữ thói quen vệ sinh tủ lạnh 1 lần / tuần.
Sưn tầm trên mạng
________________________________
No comments:
Post a Comment