Wednesday, November 8, 2023

AI LÀM CHỦ MẶT TRĂNG ?

BẠN CÓ THỂ MUA BÁN ĐẤT TRÊN MẶT TRĂNG KHÔNG?

Từ lâu con người và Trăng đã kết nối với nhau qua những cảm giác và ý nghĩa đặc biệt trong suốt chiều dài lịch sử và văn hóa của nhân loại. Trăng thường được xem như biểu tượng của lãng mạn và tình yêu.Trăng có thể làm cho người ta cảm thấy được kích thích sáng tạo. Nhiều nhà thơ, họa sĩ và nhạc sĩ đã lấy trăng làm nguồn cảm hứng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.
Trăng có thể gợi lên cảm giác nhớ nhà những nỗi cô đơn hoặc nhớ về những kỷ niệm xa xưa. Trăng là của nhân loại của muôn loài hiện hữu trên trái đất này.
Trong những năm gần đây (2015-2023), một số quốc gia tiên phong trong ngành vũ trụ, đã đổ bộ những phi thuyền, khoa học gia hay phi hành gia của quốc gia minh lên mặt Trăng. Thành công gần nhất là Ấn Độ mặc dù họ vẫn sau những nước tiên phong như Mỹ, Nga, Trung Hoa ***.

Giả như vài thập niên nữa có nhiều nước, những công ty hay những cá nhân đổ bộ lên mặt trăng, rồi tự tuyên bố mình là chủ của mặt Trăng hay một phần của mặt Trăng. Lúc đó thể giới phản ứng như thế nào?. Bạn sẽ nghỉ như thế nào?. Cần nhắc đến hiệp ước không gian một chút trước khi nói đến ai đã và đang trình đơn làm chủ mặt Trăng tới ngày hôm nay.
Theo Hiệp ước Vũ Trụ [ Outer Space Treaty ] được ký năm 1967 bỡi nhiều quốc gia trên thế giới. Hiệp ước vữ trụ là danh sách của các nguyên tắc hướng dẫn xác định những gì các quốc gia có thể và không thể làm trong vũ trụ. Hiệp ước này cũng nói đến các hành tinh và thiên thể như tiểu hành tinh bên ngoài trái đất và mặt trăng. So sánh với Hiệp ước Luật Biển Quốc tế - bộ quy tắc quản lý việc sử dụng các đại dương trên thế giới - có hơn 300 điều khoản, nhưng Hiệp ước vũ trụ không gian rất ngắn.
Hiệp ước ngoài vũ trụ nêu rõ như sau::
 Việc thăm dò và sử dụng vũ trụ sẽ được thực hiện vì lợi ích và lợi ích của tất cả các quốc gia nó là trách nhiệm của toàn thể nhân loại.

 Không gian bên ngoài sẽ được tự do khám phá và sử dụng bởi tất cả các quốc gia.

 Không gian bên ngoài không thuộc quyền sở hữu hoặc chiếm hữu quốc gia

 Các quốc gia không được đặt vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác ngoài không gian

 Mặt trăng và các thiên thể khác sẽ được sử dụng riêng cho mục đích hòa bình

 Các phi hành gia được tất cả các quốc gia coi là đại diện của nhân loại và sẽ được cung cấp mọi hỗ trợ có thể trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc trường hợp khẩn cấp.

 Các quốc gia phải chịu trách nhiệm về các hoạt động không gian quốc gia, dù được thực hiện bởi các tổ chức chính phủ hay phi chính phủ

 Các quốc gia phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do các vật thể vũ trụ của mình gây ra

 Các quốc gia sẽ giữ quyền sở hữu và quyền tài phán đối với bất kỳ vật thể nào họ phóng vào không gian vũ trụ

 Các quốc gia phải tránh gây ô nhiễm có hại cho không gian và các thiên thể.

Một số chuyên gia luật vũ trụ, cho răng “Theo Hiệp ước Vú Trụ", không quốc gia nào có thể đưa ra yêu sách chiếm đoạt mặt Trăng. mạc dầu nó không đề cập tới một cá nhân hoặc một công ty nào cả. Thành thừ một số cá nhân hay công ty có thể lợi dụng về hiệp ước không nói "về cá nhân hay công ty" nên cũng đưa ra tuyên bố sở hữu một mãnh của mặt Trăng, những lời tuyên bố này có khi nghiêm túc và đôi khi là giả mạo.
Năm 1996, công dân Đức Martin Juergens tuyên bố rằng Mặt trăng thuộc về gia đình ông, tuyên bố rằng nó đã được Vua Phổ Frederick Đại đế tặng cho tổ tiên của ông vào năm 1756 như một món quà phục vụ. Juergens kiến nghị chính phủ Đức đưa vấn đề này sang Mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi cả hai chính phủ đều không có hành động nào, vì sự vô lý đòi hởi của Martin Juergens
Một trong những ví dụ được công bố rộng rãi nhất là công ty bất động sản Lunar Embassy của Dennis Hope. Dennis Hope là một doanh nhân người Mỹ nổi tiếng với việc tuyên bố mình sở hữu mặt trăng. Ông đã thành lập một tổ chức gọi là "Lunar Embassy" vào những năm 1980, thông qua đó ông bắt đầu bán đất trên mặt trăng cho cá nhân. Dennis tiin rằng mình đã tìm ra kẽ hở trong Hiệp ước ngoài vũ trụ, ông ta bắt đầu bán những mảnh đất trên Mặt trăng với giá 25 USD mỗi mẫu Anh. Kể từ những năm 1980, ông tuyên bố mình đã bán hơn 611 triệu mẫu đất trên mặt Trăng.

Ông Hope tuyên bố rằng với tư cách là một công ty tư nhân, doanh nghiệp của ông không bị ràng buộc bởi Hiệp ước Ngoài Không gian. Tuy nhiên, các chuyên gia về luật không gian đã lập luận rằng nếu các quốc gia không thể đưa ra yêu sách đối với không gian bên ngoài thì theo hàm ý, công dân hoặc doanh nghiệp của quốc gia đó cũng không thể.
Tuyên bố sở hữu mặt trăng của Dennis Hope không được cộng đồng quốc tế công nhận. Không có quốc gia hoặc tổ chức chính thức nào công nhận sở hữu cá nhân hoặc tư nhân của các cơ thể trong vũ trụ bao gồm mặt Trăng, theo nguyên tắc của luật pháp Vũ trụ quốc tế. Hiệp ước này đã được ký và phê duyệt bởi hơn 100 quốc gia, cấm việc chiếm đoạt quốc gia về không gian ngoài trái đất, bao gồm cả mặt trăng, và nó không quy định về quyền sở hữu tài sản cá nhân.
Vì vậy, trong khi Dennis Hope đã bán những "giấy chứng nhận sở hữu đất trên mặt trăng" cho cá nhân trong nhiều thập kỷ, những giấy chứng nhận này không có giá trị pháp lý hoặc uy tín trong việc sở hữu thực sự đất trên mặt trăng. Mặt trăng được coi là lãnh thổ quốc tế, và không ai có thể công nhận một cách hợp pháp việc sở hữu nó dưới hình thức cá nhân.

Các hoạt động của Dennis Hope chủ yếu được coi là một phần thương mại và không được công nhận bởi bất kỳ cơ quan không gian hoặc chính phủ nào có uy tín.
Nếu bạn đang xem xét việc mua đất trên mặt trăng từ Dennis Hope hoặc các tổ chức tương tự, nên hiểu rằng những "giấy chứng nhận đất trên mặt trăng" này chủ yếu là "thẻ đỏ giả" và không có ý nghĩa pháp lý trong việc sở hữu thực sự mặt trăng.
Thế thì Hàn Mặc Tử trong bài Trăng vàng Trăng ngọc của tập Hương thơm - Thơ điên 1937 hỏi "Ai mua trăng tôi bán trăng" thì sao, ông ấy có sở hữu mặt Trăng không ta😄 ?. Bạn trả lời lấy nhen.
H. Phan 10.22.23
___________________

No comments:

Post a Comment