Hao Duc nguyen - Người Việt Houston
Mấy hôm nay có mấy anh chị sang nhà nhờ mấy chuyện khó, nên đầu óc tâm trí cứ nghĩ ngợi lung tung. Nên có mấy chuyện sau muốn chia sẻ để anh chị lấy kinh nghiệm cho trường hợp mình:
1. Khi ra toà ly hôn mà có lý do bị bạo hành. Không muốn chồng/vợ mình giám hộ con cái thì phải thật cẩn thận. Vì cả vợ hoặc chồng có quyền được giám hộ thì khi đem con đi đâu phải xin phép người còn lại.
Lấy ví dụ bây giờ người vợ bị bạo hành, ra toà muốn nuôi con, thì hãy xin toà rằng mình sẽ cung cấp cho người kia tất cả thông tin họ cần biết về con, nhưng không có quyền giám hộ.
Mình sẽ hỏi người kia cần gì? Thông tin về trường? Thông tin sức khoẻ con? Thông tin nơi con ở khi di chuyển chỗ ở mới? ... Mình sẽ đồng ý cung cấp hết các chi tiết ấy. Nhưng giám hộ hoàn toàn thì không?
Có một chị rơi vào tình trạng này, đem con về Việt Nam chơi mà không xin phép người còn lại thì án ngang với tội bắt cóc, dù đó là con mình.
2. Bảo trợ ai được đến Mỹ, nhưng vì một lý do cá nhân mà không muốn nữa thì phải viết một lá thư lên USCIS (sở di trú) nói rõ lý do tại sao, kèm với bằng chứng. Tốt nhất là trước khi đương sự đi phỏng vấn để xin visa.
Nếu sau khi họ đậu visa mới cung cấp bằng chứng thì sẽ rất phức tạp.
3. Có 2 cặp vợ chồng già bị con lấy tiền gởi qua mua nhà rồi đe doạ nếu kiện cáo gì sẽ đuổi về Việt Nam. Mình xin nói rõ là không được. Không phải là vấn đề nhân đạo. Mà khi đã bảo lãnh qua đây rồi thì chỉ có chính phủ Mỹ mới đuổi người kia về được thôi. Chứ người bảo lãnh không có khả năng làm được chuyện ấy. Nên có đe doạ cũng vô ích.
Sẵn chuyện ấy mình lưu ý thêm là dù cha mẹ con cái, nhưng khi bán nhà gởi tiền qua cho con mua nhà phải làm giấy tờ rõ ràng. Viết rõ là người nhận chỉ đại diện mình giữ số tiền ấy, hay là số tiền này cho mượn. Có công chứng, người làm chứng càng tốt.
Những gia đình có con trai bị vợ nắm đầu thì càng phải làm chuyện này cách quyết liệt. Không có nhân từ tình thương mến thương gì hết. Thà mất lòng trước, được lòng sau. Chứ sau này lỡ có chuyện gì, mất tiền không nói mà còn mất mạng.
Có trường hợp mình đứng ra giúp, người bố vì phẫn uất lên cơn đau tim mà chết.
Đụng đến chuyện tiền bạc là không có tin ai hết. Trừ khi mình xác định giàu quá nên lỡ có mất cũng không sao. Hay cho luôn.
4. Mình đi theo diện tị nạn chính trị. Đây là điều mình không thích nói ra. Nhưng nhiều anh chị hiện nay có người thân muốn vượt biên giới Mễ vào Mỹ nên có hỏi ý kiến mình. Vì không thể nào trả lời hết các tin nhắn nên mình chỉ nói ngắn gọn là:
Đi được vào Mỹ lậu thì không khó nếu chịu chi tiền. Nhưng để thành công dân Mỹ để có thể ra vô nước Mỹ thì rất khó. Gần như không thể.
Chính phủ hiện nay đang lộn xộn. Nhưng các cơ quan di trú thì bộ máy được vận hành suốt mấy chục năm qua vẫn thế. Những người có khuynh hướng hạn chế người di cư vẫn chiếm ưu thế trong sở di trú.
Tôi quen biết nhiều anh Mễ vào Mỹ đã trên 20 năm vẫn bị xem là di dân lậu. Nhớ gia đình hay thăm vợ con thì băng qua sông Rio Grande, là con sông tiếp giáp với Mexico ở South và West. Khi nào xong thì lại lội sông về lại Mỹ. Họ có cả 1 đường dây đi thăm thân nhân như vậy trong các cộng đồng Latino. Từ Mễ họ bay đi các nước khác. Khi về thì lại tập trung tại Mễ đi đi lậu vào lại Mỹ.
Có dịp, tôi sẽ viết 1 bài về tị nạn chính trị để anh chị em được tỏ tường. Các bước ra sao và chi phí thế nào. Vì có nhiều luật sư Việt Nam nói giúp đồng hương rồi lấy tiền ngang với kết hôn. Bây giờ người ấy ở Mỹ được cũng phải vài chục năm mới may ra. Mà tiền có bao nhiêu thì đem cống nộp hết cho đám diều hâu ăn hết.
5. Mấy đứa nhà tôi đều có quốc tịch. Nhưng xin anh chị em đừng nhắn tin nhờ ghép hộ.
Dĩ nhiên chúng không đồng ý. Còn tôi, tất nhiên không thể nào làm chuyện nào illegal được.
Xin mọi người thông cảm cho.
Xin các anh chị có kinh nghiệm góp thêm ý kiến
Hao Đuc Nguyen - người việt Houston
__________________
No comments:
Post a Comment