Tác giả:
Iphone được nhiều người yêu thích nhưng lại đứng đầu bảng xếp hạng về mức độ bức xạ.
Với vị thế biểu tượng và sự phổ biến iPhone của Apple, có một vài điều mà người tiêu dùng nên biết. Bức xạ iPhone, đặc biệt ở các mẫu mới sau này, là cao nhất trong số tất cả các dòng điện thoại thông minh – chỉ vừa dưới ngưỡng giới hạn pháp lý.
Tất cả các thiết bị di động, bao gồm cả điện thoại di động, đều phát ra bức xạ điện từ trường (EMF). Bức xạ EMF gây hại khi chúng ta liên tục sử dụng thiết bị di động gần cơ thể trong thời gian dài.
Điện thoại di động phát ra bức xạ tần số vô tuyến (RF) từ mạng không dây và các kết nối di động, trong khi pin của chúng phát ra bức xạ tần số cực thấp (ELF).
Một số bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như đầu và thân – bao gồm cả ngực và vùng sinh sản – dễ bị tổn thương do EMF hơn so với tay và chân.
Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiếp xúc EMF với mọi thứ, từ những lo ngại nhỏ như đau đầu và phát ban da, đến những vấn đề rất nghiêm trọng, chẳng hạn như sinh sản, nhân đôi DNA, tổn thương tế bào và ung thư.
Trước khi điện thoại di động được bán hợp pháp ở Hoa Kỳ, nó phải trải qua thử nghiệm xếp hạng SAR bởi Liên bang Ủy ban Truyền thông (FCC) – thước đo lượng bức xạ RF không dây mà một người hấp thụ khi họ sử dụng thiết bị. RF cao hơn của các tần số phổ điện từ không ion hóa và là một thành phần của bức xạ EMF.
Tiêu chuẩn này chưa thực sự chính xác về lượng bức xạ RF mà người tiêu dùng hấp thụ, vì nó không tính đến một vài biến số.
Ví dụ, khi bảng xếp hạng SAR được thiết lập vào năm 1996, người ta chưa bao giờ tưởng tượng rằng hầu hết mọi người sẽ để điện thoại trong túi hoặc gần cơ thể. Ngoài ra, trẻ em dễ hấp thụ EMF hơn người lớn và xếp hạng SAR không tính đến độ tuổi. Tuy nhiên, xếp hạng SAR vẫn giúp chúng ta biết được mức độ bức xạ RF mà nó phát ra so với các thiết bị tương tự.
Xếp hạng SAR cho điện thoại ở Hoa Kỳ thường nằm trong khoảng từ 0.2 là mức thấp nhất (do đó an toàn nhất), cho đến 1.60, của phổ giới hạn pháp lý an toàn cho con người.
Khi bật tất cả các chức năng trên iPhone 6 (di động, WiFi và Bluetooth), giá trị SAR của nó là 1,58 và iPhone 6 Plus đạt 1,59! Đây là mức rất nguy hiểm, nhưng hầu hết mọi người không nhận thức được nguy cơ mà bức xạ iPhone gây ra cho sức khỏe của họ.
Chúng tôi không khuyên rằng bạn nên bỏ iPhone đi và sử dụng một chiếc điện thoại kiểu gập không WiFi. Điều quan trọng là phải nhận thức được lượng bức xạ từ iPhone và thực hiện các biện pháp để bảo vệ bản thân khỏi những thiệt hại mà EMF gây ra trong quá trình sử dụng cả ngắn hạn và dài hạn.
Rất may, có một số điều đơn giản giúp bạn giảm tiếp xúc với bức xạ iPhone.
Mẹo để giảm bức xạ iPhone
Giữ khoảng cách là ưu tiên hàng đầu.
Theo các nguyên tắc cơ bản của vật lý, khi khoảng cách từ nguồn bức xạ EMF tăng lên, cường độ phơi nhiễm sẽ giảm đột ngột; nói cách khác, chỉ cần thêm một vài inch giữa bạn và thiết bị sẽ làm giảm đáng kể lượng bức xạ iPhone mà cơ thể hấp thụ. Dưới đây là một số phương pháp có thể thực hiện:
- Sử dụng chức năng loa ngoài bất cứ khi nào có thể.
- Đặt iPhone ở chế độ gọi thoại tiêu chuẩn, và tăng âm lượng lên mức cao nhất và giữ điện thoại cách xa đầu 2–4 inch. Nếu môi trường không quá ồn, bạn vẫn có thể nghe và nói một cách bình thường.
- Chọn tai nghe có dây hoặc tốt hơn là tai nghe ống khí chống bức xạ, đặc biệt khi gọi lâu.
- Khi ngủ, hãy để iPhone cách giường ít nhất bốn mét.
- Khi có điện thoại lúc đang lái xe, hãy sử dụng Apple CarPlay hoặc dây kết nối qua loa của ô tô. Điều này giúp lái xe an toàn cũng như giảm mức độ phơi nhiễm EMF của bạn.
- Để iPhone trong bao da thắt lưng hoặc trong túi. Tốt hơn hết, đừng để điện thoại bên mình khi không cần thiết. Hãy nhớ rằng, khoảng cách càng xa càng có ích
Chế độ máy bay có nhiều công dụng hơn thế.
Tính năng này giúp vô hiệu hóa ngay lập tức tất cả các đường truyền không dây, do đó làm giảm bức xạ iPhone. Khi bật chế độ máy bay, iPhone không kết nối được với WiFi, Bluetooth hoặc dữ liệu di động, hay nó không thể liên tục gửi tín hiệu RF để giữ kết nối.
Nếu bạn thường xuyên mang iPhone bên mình, hãy cố gắng giữ điện thoại ở chế độ máy bay và tắt nó khi cần kiểm tra tin nhắn hoặc thư đến — hoặc để thực hiện cuộc gọi / gửi tin nhắn. Chuyển về chế độ máy bay ngay sau khi bạn sử dụng xong. Chế độ trên máy bay cũng hữu ích để duy trì tuổi thọ pin của iPhone và giúp sạc nhanh hơn.
Để bật nhanh chế độ trên máy bay trên mẫu iPhone cũ, vuốt tay từ cạnh dưới màn hình lên trên và nhấn vào biểu tượng máy bay. Nếu bạn sở hữu iPhone X trở lên, hãy vuốt xuống từ góc trên bên phải để truy cập Trung tâm điều khiển. Khi bật chế độ trên máy bay, biểu tượng máy bay sẽ có màu cam.
Tắt các ứng dụng không cần thiết.
Tình trạng phổ biến của người dùng iPhone là nhiều ứng dụng cùng chạy đồng thời, ví dụ: WiFi, Bluetooth, dữ liệu di động, GPS và các ứng dụng truyền thông xã hội — thì bức xạ iPhone tăng lên so với khi chỉ có một hoặc hai chức năng được kích hoạt.
iPhone không chạy liên tục các ứng dụng như Instagram hoặc vị trí trong nền là một cách để giảm đường truyền. Nhiều ứng dụng yêu cầu quyền đồng bộ hóa liên tục với dữ liệu di động để bạn có thể nhận thông báo ngay lập tức. Nhưng điều này có cần thiết? Thay vào đó, hãy kiểm tra các ứng dụng để xem bạn có bản cập nhật nào không, đảm bảo rằng iPhone của bạn không tự động kết nối với Wi-Fi hoặc dữ liệu di động.
Hơn thế nữa, việc kiểm tra các ứng dụng theo cách của riêng bạn cũng giúp giảm thiểu sự phân tâm liên tục do điện thoại gây ra. Bằng cách này, bạn hiểu và kiểm soát được thời điểm iPhone gửi dữ liệu và từ các nguồn nàò.
Thời điểm bức xạ iPhone ở mức tồi tệ nhất.
Có vài thời điểm mà iPhone phải tích cực hơn nữa để duy trì kết nối với nguồn dữ liệu. Do đó, nó phát ra nhiều bức xạ EMF và gây ra nguy cơ sức khỏe lớn hơn. Điều này xảy ra khi bạn ở trong một khu vực hoặc tòa nhà có sóng kết nối yếu.
Khi iPhone hiện hai vạch trở xuống, tốt nhất là bạn nên tránh thực hiện cuộc gọi cho đến khi bạn ở một nơi tốt hơn. Bức xạ iPhone cũng tăng lên khi lái xe. Khi bạn đi trên đường cao tốc với tốc độ 70 dặm / giờ, khoảng cách từ bạn đến các tháp di động liên tục thay đổi, điều này khiến iPhone tăng mức độ tìm kiếm tháp hoặc vệ tinh lý tưởng nhất để duy trì kết nối.
Duy trì kết nối với nguồn dữ liệu ổn định cần ít năng lượng hơn nhiều so với việc liên tục thiết lập kết nối mới với các nguồn biến động, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh gọi điện thoại khi đang lái xe. Khi cần thực hiện cuộc gọi, hãy nhớ rằng bức xạ iPhone cao nhất khi kết nối lần đầu, vì vậy hãy tránh áp điện thoại vào tai cho đến khi kết nối cuộc gọi. Kết nối cuộc gọi bắt đầu khi bộ đếm giờ cuộc gọi được thiết lập.
Giảm thiểu tối đa việc sử dụng
Mẹo này rất đơn giản: Bất cứ khi nào có thể, hãy hạn chế sử dụng iPhone, đặc biệt là khi để gần cơ thể. Chọn tin nhắn thoại khi có thể. Lúc điện thoại, hãy nói chuyện ngắn gọn. Trò chuyện với bạn bè trực tiếp thay vì qua điện thoại. Nếu bạn thường xuyên thực hiện các cuộc gọi dài, hãy cân nhắc sử dụng điện thoại cố định có dây — vâng, chúng vẫn còn tồn tại!
Đừng để iPhone trong phòng ngủ của bạn.
Khi không sử dụng iPhone vào buổi tối, thì không cần đặt nó trong phòng ngủ. Bạn có thể để iPhone trên bàn cạnh giường làm chuông báo thức, nhưng đồng hồ báo thức kỹ thuật số lại có giá cả rất phải chăng và không phát ra bức xạ không dây gây hại.
Nếu có thể, hãy sạc iPhone trong một phòng khác. Nhưng nếu phải đặt nó trong phòng ngủ vào ban đêm, hãy để càng xa giường càng tốt và bật chế độ máy bay trước khi bạn nằm.
Đầu tư vào thiết bị bảo vệ EMF
Vì nhiều lý do khác nhau, một số người trong chúng ta không thể không sử dụng iPhone của mình thường xuyên. Ví dụ: công việc luôn yêu cầu bạn phải liên lạc qua điện thoại. Cho dù bạn sử dụng nhiều hay ít, tốt hơn là sử dụng một ốp lưng chống bức xạ iPhone che chắn EMF giữa điện thoại và tai hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Điều này sẽ làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp của da với bức xạ RF và ELF.
Nếu bạn thường xuyên sử dụng tai nghe, hãy cân nhắc sử dụng tai nghe ống khí chống bức xạ, nó truyền âm thanh qua ống khí rỗng thay vì dây truyền thống, vì loại này vẫn cho phép một số EMF truyền đến đầu.
Chúng tôi hy vọng rằng bạn áp dụng các phương pháp này để giảm bức xạ khi sử dụng iPhone, hơn nữa những mẹo này cũng có ích khi dùng bất kỳ dòng điện thoại thông minh nào.
Thu Ngân biên dịch
_____________________________________
No comments:
Post a Comment