Bùi Bích Hà
Trong đám tang cụ ông, thọ 97 tuổi, cô cháu nội vừa lau nước mắt vừa vuốt lên mặt chiếc điện thoại thông minh, khoe tấm hình cô mới chụp ông bà nội của cô cách đây vài tuần.
Mấy hôm ấy thời tiết Cali lạnh quá, cô đưa cụ bà đến nhà an dưỡng thăm cụ ông vừa được bệnh viện gởi vào. Cụ bà đội khăn len mỏ quạ, mặc áo bông, chống gậy. Hai cụ ngồi trên hai cái ghế bành, như một đôi bạn già cũ kỹ. Mà hai cụ là bạn của nhau thật, một tình bạn bền vững tới 74 năm. Trải bao mưa nắng. Chia nhau bao cay đắng, ngọt bùi. Thương yêu có, giận hờn có, vinh quang, tủi cực đủ điều. Mặc cho dâu bể tang thương, mặc cho núi mòn, sông cạn, quê hương chia cắt mấy lần, hai cụ không bao giờ rời nhau nửa bước. Đàn con 8 đứa khôn lớn, nên người, như những cánh chim bằng bay ra trời cao, đất rộng. Hai cụ như hai thân đại thụ, tựa vào nhau sống an vui trong căn nhà nhỏ, khu vườn nhỏ quanh năm hoa hồng nở ba phía hàng rào. Cuối thu sang đông năm ngoái, cụ ông không được khỏe, phải vào nhà thương rồi vào nhà an dưỡng. Cụ bà mỗi ngày nhờ con cháu đưa đi thăm cụ ông, trò chuyện vui vẻ như khi hai cụ cùng ở nhà. Thấy cụ bà đến, cụ ông chừng như yên tâm hơn. Cụ bà thấy cụ ông ngồi tề chỉnh trước mặt, nghĩ không lâu cụ ông sẽ lại về bên cụ thôi.
Hôm đó, cô cháu nội chợt nghe cụ ông hỏi cụ bà: “Thế bao giờ thì tôi về nhà?” Cụ bà cười móm mém, trêu cụ ông: “Ông muốn về nhà nào chứ?” Cụ ông ngẫm nghĩ một giây rồi cười mỉm, trả lời: “Về nhà chỗ cột đồng hồ.” (Đây là ngôi nhà cụ ông đã sống thời trai trẻ với cha mẹ và các anh chị em ở Hà Nội trước cuộc di cư năm 1954). Cụ bà cũng mủm mỉm cười, đáp lại: “Nhà ấy bị Việt Cộng lấy rồi, không về được nữa, ông quên à?” Cụ ông lại ngẫm nghĩ rồi bùi ngùi nói tiếp: “Thế thì về nhà ở ngõ Phát Diệm vậy?” (Là ngôi nhà hai cụ ở cùng với các con còn nhỏ lúc mới di cư vào Nam). Biết cụ ông lẫn lộn xa gần chuyện cũ rồi, cụ bà cố làm vui cho cả hai người nên giữ nguyên nụ cười, nói chậm rãi: “Nhà Phát Diệm chúng nó cũng lấy rồi, không về được!” Cụ ông lại ngẫm nghĩ thêm một lúc rồi thong thả, ậm ừ trả lời cụ bà: “Thế thì tôi theo bà. Bà ở đâu, tôi ở đấy!”
Trong đám tang cụ ông, trước bàn thờ nghi ngút khói hương, cụ bà thấm nước mắt trách yêu người bạn đời đã về thiên cổ: “Ông bảo tôi ở đâu, ông ở đấy, thế sao ông lại bỏ tôi mà đi? Bây giờ ông đi đâu hả ông?”
Cái tổ chim rơm rạ ấm áp nay chỉ còn con mái vào ra ngơ ngác, thật buồn, thật đau lòng. Cụ bà kể lể: “Đôi chân yếu ở tuổi gần 90, có khi ra thăm vườn, vấp hòn đất cũng té bổ chửng.” Cụ ông không làm gì được trong lúc chờ có người tới giúp nâng cụ bà dậy thì cụ mở cái ô, đứng ngay bên cạnh, che nắng cho cụ bà nhưng qua cơn ấy rồi, cụ bà lại vui vẻ chập chững vào bếp luộc bó rau, rán miếng đậu hũ, kho con cá cho bữa ăn hàng ngày của hai cụ. Mỗi buổi sáng trên chiếc bàn trong căn bếp nhỏ, bao giờ cũng có 2 tách cà phê sữa thơm lừng, cụ ông một, cụ bà một, ai dậy sớm thì làm cho người kia. Hai cụ vừa nhâm nhi cà phê vừa đọc báo, xem truyền hình hay nghe radio, bàn chuyện thời sự, chuyện cộng đồng, chuyện nước non. Các cụ thuộc hết danh tính và phong cách của các xướng ngôn viên truyền hình/truyền thanh của cộng đồng, tên các chương trình họ thực hiện và cả giờ giấc phát sóng. Cuộc sống của hai cụ êm đềm như một bài thơ lục bát tưởng chừng không có đoạn kết. Cụ bà bản tính cương nghị, quyền biến và rất lạc quan, phần nào lây sang cụ ông. Có ai hỏi thăm, cụ bà vui vẻ phân trần: “Tuổi già cao máu thì uống thuốc, ăn nhạt; cao đường, cao mỡ cũng uống thuốc, bớt ăn chè, bớt ăn bánh ngọt, có sao đâu? Cứ là trăm tuổi.” Khi cụ ông kêu mệt, cụ bà vừa pha ly nưóc chanh đưa vào tay cụ ông vừa dỗ dành: “Ông ơi, cố lên!” Con cái đứa ở xa, thỉnh thoảng điện thoại; đứa ở gần vài hôm tạt về thăm, tùy hỷ. Hai cụ không bao giờ phàn nàn hay trách móc.
Kể từ hôm cụ ông cảm thấy trong người yếu hẳn đi, cụ nói với cụ bà: “Tôi sợ không ở thêm với bà được nữa đâu, tôi có mệnh hệ nào, bà ở lại giữ gìn sức khỏe nhé! Đừng kinh kệ cúng lễ cho tôi nhiều quá, phiền nhiễu cho bà và các con cháu.” Cụ bà xua tay như đuổi tà: “Ôi dào, nay ông yếu thì mai ông mạnh, đừng có mà nói lôi thôi nó thành gở đấy! Ông đi thì tôi theo chứ ở với ai nữa?”
Thế nhưng số Trời đã định, nào ai thoát khỏi tử sinh? Cụ ông ra đi thật nhẹ nhàng, chỉ như cái quả chín khẽ bứt cuống, lìa cành, chao mình nằm yên trên mặt đất, trong vòng tay mẹ hiền Quan Âm mở ra đón đứa con khôn trở về với cõi tịnh không. Chuyện đã xảy ra thật rồi, cụ bà đã nhìn thấy cụ ông nằm ngủ ngoan hiền, thôi không thở nữa trong áo quan, hai tay xếp lại ngay ngắn trên bụng có tờ điệp quy y; cụ bà đã một tay quán xuyến sắp đặt việc chung sự cho cụ ông, kinh kệ chuông mõ theo đúng nghi thức từ nhà tới chùa, từ chùa ra nghĩa trang, đã lịch thiệp tiếp khách/tạ khách tới thăm viếng; đã thấy sô gai trắng toát trên đầu và xung quanh mình nhưng sao trong mắt cụ cảnh vật cứ loàng nhoàng như những buổi sớm mai ngày nào với con phố nhỏ rịn nước, phủ đầy sương muối ở Hà Đông, những lối vào nhà tuyết ngập lạnh lẽo ở Nữu Ước lèng xèng tiếng xẻng khua thời mới đến Mỹ…
Cụ ông đi rồi, ngôi nhà 4 phòng ngủ trở nên vắng vẻ khác thường. Hàng hiên trước cửa vẫn còn cái bàn sắt, cái ghế sắt và cái gạt tàn thuốc sạch sẽ. Tháng chạp, cây quất sai quả không có người hái vàng rực một góc vườn, từ ngọn xuống mặt đất. Những gốc hồng hoa mới chen lẫn những đài hoa cũ đã rụng hết cánh, thâm đen, không che hết được nét võ vàng, tiều tụy của khu vườn thiếu bàn tay ngưởi chăm sóc.
Không gian xê dịch của cụ bà thu hẹp chừng năm bảy bước giữa phòng ngủ và nhà bếp, tạt qua một góc phòng khách bày bộ bàn ghế khảm xà cừ, đệm gấm đỏ dệt chữ thọ vàng đã lâu không ấm hơi người. Phần lớn thời giờ cụ bà ngồi yên trong phòng bếp, đối diện với ảnh cụ ông trên bàn thờ lúc nào cũng đầy ngập hoa quả tươi, tách cà phê pha lúc sáng sớm mỗi đầu ngày, cái máy truyền hình ở góc bên cạnh mở sẵn, âm lượng vừa đủ nghe dường như để căn nhà bớt im ắng hơn là để cụ bà giải trí. Thỉnh thoảng, tiếng cái cửa nhà xe gầm gừ rít lên, khiến cụ nhìn về phía lối vào từ gara, bâng khuâng không biết cô cậu nào trong số hơn chục người vừa con, vừa dâu, rể sẽ khệ nệ bước ra, tay xách nách mang những thứ cụ thật sự không cần đến nhiều như thế nữa mà họ cứ mua và chất đầy các tủ trong bếp. Trước đây, cụ mặc kệ, chờ hai cô Mễ đến dọn dẹp nhà cửa thì cho họ vì cụ biết họ đông con và cần thực phẩm. Sau này, chỉ còn một mình cụ, con cháu thay nhau làm công việc vệ sinh chút đỉnh vài nơi cụ đặt chân hàng ngày nên cụ không biết làm gì với các đồ ăn thừa thãi ấy, cũng không ngăn được họ mua nên càng buồn phiền nhìn chúng bị lôi ra bỏ vào thùng rác.
Cụ muốn nói với họ rằng có một nơi thật trống trải trong lòng cụ không gì có thể lấp đầy kể cả những gì họ mang tới và để lại rồi ra về. Cụ nghĩ thầm: “Phải chi lòng cụ giống như cái tủ lạnh để con cái có thể bỏ vào đấy bất cứ thứ gì họ thu góp được bằng cách vội vã ghé qua chợ này, tiệm kia, hy vọng thay thế họ trong ngôi nhà vắng vẻ mà có lẽ họ thầm mong biết đâu cũng có lúc cụ cần?” Cụ thường chép miệng một mình: “Thật tội nghiệp quá! Làm sao các con có thể hiểu được tâm sự của mẹ khi cái khoảnh đất nhỏ nhoi này là biên giới trôi giạt cuối cùng mẹ đành chấp nhận trên địa cầu nhiều tai ương của loài người?”
Biết cụ kiên quyết gắn bó với nơi chốn sống gởi cho tới lúc thác về này và chỉ có sự chết mới đem cụ ra khỏi đây nên không một người con nào dám ngỏ lời đưa cụ vào nhà già. Cái hôm người con cả rụt rè trao vào tay cụ cái dụng cụ báo động cho phép cụ kịp thời gọi cứu cấp lúc cần, cụ mỉm cười hài lòng, âu yếm đảo mắt một vòng nhìn cái khung cảnh quen thuộc với cụ hơn bốn mươi năm qua, những buồn/vui đã trải, những dự tính hay ao ước hình thành bằng tất cả ý chí và nghị lực của cụ, người duy nhất trong cái gia đình đông đảo này thổi sinh khí vào cuộc sống của mọi người trong mọi tình huống.
Có thể cụ sẽ sử dụng đến cái dụng cụ báo nguy tiện lợi ấy (vì bản năng sinh tồn hay vì cụ chưa nỡ rời) nhưng cũng có thể không (vì có hôm cụ không muốn đeo nó vào cổ) bởi đã suốt một đời phấn đấu cam go không để số phận đẩy đưa, giờ đây đứng trước điểm hẹn cuối cùng, cụ tự biết mình đã cố tới trễ hơn nhiều người khác, kể cả cụ ông mà cụ đang muốn gặp lại, nên cụ buông tay, hưởng đôi ba giây phút nhẹ tênh, thấy thân thể già nua của mình êm ái trôi theo con nước cuốn đi, may ra về lại được quê nhà.
Mấy hôm ấy thời tiết Cali lạnh quá, cô đưa cụ bà đến nhà an dưỡng thăm cụ ông vừa được bệnh viện gởi vào. Cụ bà đội khăn len mỏ quạ, mặc áo bông, chống gậy. Hai cụ ngồi trên hai cái ghế bành, như một đôi bạn già cũ kỹ. Mà hai cụ là bạn của nhau thật, một tình bạn bền vững tới 74 năm. Trải bao mưa nắng. Chia nhau bao cay đắng, ngọt bùi. Thương yêu có, giận hờn có, vinh quang, tủi cực đủ điều. Mặc cho dâu bể tang thương, mặc cho núi mòn, sông cạn, quê hương chia cắt mấy lần, hai cụ không bao giờ rời nhau nửa bước. Đàn con 8 đứa khôn lớn, nên người, như những cánh chim bằng bay ra trời cao, đất rộng. Hai cụ như hai thân đại thụ, tựa vào nhau sống an vui trong căn nhà nhỏ, khu vườn nhỏ quanh năm hoa hồng nở ba phía hàng rào. Cuối thu sang đông năm ngoái, cụ ông không được khỏe, phải vào nhà thương rồi vào nhà an dưỡng. Cụ bà mỗi ngày nhờ con cháu đưa đi thăm cụ ông, trò chuyện vui vẻ như khi hai cụ cùng ở nhà. Thấy cụ bà đến, cụ ông chừng như yên tâm hơn. Cụ bà thấy cụ ông ngồi tề chỉnh trước mặt, nghĩ không lâu cụ ông sẽ lại về bên cụ thôi.
Hôm đó, cô cháu nội chợt nghe cụ ông hỏi cụ bà: “Thế bao giờ thì tôi về nhà?” Cụ bà cười móm mém, trêu cụ ông: “Ông muốn về nhà nào chứ?” Cụ ông ngẫm nghĩ một giây rồi cười mỉm, trả lời: “Về nhà chỗ cột đồng hồ.” (Đây là ngôi nhà cụ ông đã sống thời trai trẻ với cha mẹ và các anh chị em ở Hà Nội trước cuộc di cư năm 1954). Cụ bà cũng mủm mỉm cười, đáp lại: “Nhà ấy bị Việt Cộng lấy rồi, không về được nữa, ông quên à?” Cụ ông lại ngẫm nghĩ rồi bùi ngùi nói tiếp: “Thế thì về nhà ở ngõ Phát Diệm vậy?” (Là ngôi nhà hai cụ ở cùng với các con còn nhỏ lúc mới di cư vào Nam). Biết cụ ông lẫn lộn xa gần chuyện cũ rồi, cụ bà cố làm vui cho cả hai người nên giữ nguyên nụ cười, nói chậm rãi: “Nhà Phát Diệm chúng nó cũng lấy rồi, không về được!” Cụ ông lại ngẫm nghĩ thêm một lúc rồi thong thả, ậm ừ trả lời cụ bà: “Thế thì tôi theo bà. Bà ở đâu, tôi ở đấy!”
Trong đám tang cụ ông, trước bàn thờ nghi ngút khói hương, cụ bà thấm nước mắt trách yêu người bạn đời đã về thiên cổ: “Ông bảo tôi ở đâu, ông ở đấy, thế sao ông lại bỏ tôi mà đi? Bây giờ ông đi đâu hả ông?”
Cái tổ chim rơm rạ ấm áp nay chỉ còn con mái vào ra ngơ ngác, thật buồn, thật đau lòng. Cụ bà kể lể: “Đôi chân yếu ở tuổi gần 90, có khi ra thăm vườn, vấp hòn đất cũng té bổ chửng.” Cụ ông không làm gì được trong lúc chờ có người tới giúp nâng cụ bà dậy thì cụ mở cái ô, đứng ngay bên cạnh, che nắng cho cụ bà nhưng qua cơn ấy rồi, cụ bà lại vui vẻ chập chững vào bếp luộc bó rau, rán miếng đậu hũ, kho con cá cho bữa ăn hàng ngày của hai cụ. Mỗi buổi sáng trên chiếc bàn trong căn bếp nhỏ, bao giờ cũng có 2 tách cà phê sữa thơm lừng, cụ ông một, cụ bà một, ai dậy sớm thì làm cho người kia. Hai cụ vừa nhâm nhi cà phê vừa đọc báo, xem truyền hình hay nghe radio, bàn chuyện thời sự, chuyện cộng đồng, chuyện nước non. Các cụ thuộc hết danh tính và phong cách của các xướng ngôn viên truyền hình/truyền thanh của cộng đồng, tên các chương trình họ thực hiện và cả giờ giấc phát sóng. Cuộc sống của hai cụ êm đềm như một bài thơ lục bát tưởng chừng không có đoạn kết. Cụ bà bản tính cương nghị, quyền biến và rất lạc quan, phần nào lây sang cụ ông. Có ai hỏi thăm, cụ bà vui vẻ phân trần: “Tuổi già cao máu thì uống thuốc, ăn nhạt; cao đường, cao mỡ cũng uống thuốc, bớt ăn chè, bớt ăn bánh ngọt, có sao đâu? Cứ là trăm tuổi.” Khi cụ ông kêu mệt, cụ bà vừa pha ly nưóc chanh đưa vào tay cụ ông vừa dỗ dành: “Ông ơi, cố lên!” Con cái đứa ở xa, thỉnh thoảng điện thoại; đứa ở gần vài hôm tạt về thăm, tùy hỷ. Hai cụ không bao giờ phàn nàn hay trách móc.
Kể từ hôm cụ ông cảm thấy trong người yếu hẳn đi, cụ nói với cụ bà: “Tôi sợ không ở thêm với bà được nữa đâu, tôi có mệnh hệ nào, bà ở lại giữ gìn sức khỏe nhé! Đừng kinh kệ cúng lễ cho tôi nhiều quá, phiền nhiễu cho bà và các con cháu.” Cụ bà xua tay như đuổi tà: “Ôi dào, nay ông yếu thì mai ông mạnh, đừng có mà nói lôi thôi nó thành gở đấy! Ông đi thì tôi theo chứ ở với ai nữa?”
Thế nhưng số Trời đã định, nào ai thoát khỏi tử sinh? Cụ ông ra đi thật nhẹ nhàng, chỉ như cái quả chín khẽ bứt cuống, lìa cành, chao mình nằm yên trên mặt đất, trong vòng tay mẹ hiền Quan Âm mở ra đón đứa con khôn trở về với cõi tịnh không. Chuyện đã xảy ra thật rồi, cụ bà đã nhìn thấy cụ ông nằm ngủ ngoan hiền, thôi không thở nữa trong áo quan, hai tay xếp lại ngay ngắn trên bụng có tờ điệp quy y; cụ bà đã một tay quán xuyến sắp đặt việc chung sự cho cụ ông, kinh kệ chuông mõ theo đúng nghi thức từ nhà tới chùa, từ chùa ra nghĩa trang, đã lịch thiệp tiếp khách/tạ khách tới thăm viếng; đã thấy sô gai trắng toát trên đầu và xung quanh mình nhưng sao trong mắt cụ cảnh vật cứ loàng nhoàng như những buổi sớm mai ngày nào với con phố nhỏ rịn nước, phủ đầy sương muối ở Hà Đông, những lối vào nhà tuyết ngập lạnh lẽo ở Nữu Ước lèng xèng tiếng xẻng khua thời mới đến Mỹ…
Cụ ông đi rồi, ngôi nhà 4 phòng ngủ trở nên vắng vẻ khác thường. Hàng hiên trước cửa vẫn còn cái bàn sắt, cái ghế sắt và cái gạt tàn thuốc sạch sẽ. Tháng chạp, cây quất sai quả không có người hái vàng rực một góc vườn, từ ngọn xuống mặt đất. Những gốc hồng hoa mới chen lẫn những đài hoa cũ đã rụng hết cánh, thâm đen, không che hết được nét võ vàng, tiều tụy của khu vườn thiếu bàn tay ngưởi chăm sóc.
Không gian xê dịch của cụ bà thu hẹp chừng năm bảy bước giữa phòng ngủ và nhà bếp, tạt qua một góc phòng khách bày bộ bàn ghế khảm xà cừ, đệm gấm đỏ dệt chữ thọ vàng đã lâu không ấm hơi người. Phần lớn thời giờ cụ bà ngồi yên trong phòng bếp, đối diện với ảnh cụ ông trên bàn thờ lúc nào cũng đầy ngập hoa quả tươi, tách cà phê pha lúc sáng sớm mỗi đầu ngày, cái máy truyền hình ở góc bên cạnh mở sẵn, âm lượng vừa đủ nghe dường như để căn nhà bớt im ắng hơn là để cụ bà giải trí. Thỉnh thoảng, tiếng cái cửa nhà xe gầm gừ rít lên, khiến cụ nhìn về phía lối vào từ gara, bâng khuâng không biết cô cậu nào trong số hơn chục người vừa con, vừa dâu, rể sẽ khệ nệ bước ra, tay xách nách mang những thứ cụ thật sự không cần đến nhiều như thế nữa mà họ cứ mua và chất đầy các tủ trong bếp. Trước đây, cụ mặc kệ, chờ hai cô Mễ đến dọn dẹp nhà cửa thì cho họ vì cụ biết họ đông con và cần thực phẩm. Sau này, chỉ còn một mình cụ, con cháu thay nhau làm công việc vệ sinh chút đỉnh vài nơi cụ đặt chân hàng ngày nên cụ không biết làm gì với các đồ ăn thừa thãi ấy, cũng không ngăn được họ mua nên càng buồn phiền nhìn chúng bị lôi ra bỏ vào thùng rác.
Cụ muốn nói với họ rằng có một nơi thật trống trải trong lòng cụ không gì có thể lấp đầy kể cả những gì họ mang tới và để lại rồi ra về. Cụ nghĩ thầm: “Phải chi lòng cụ giống như cái tủ lạnh để con cái có thể bỏ vào đấy bất cứ thứ gì họ thu góp được bằng cách vội vã ghé qua chợ này, tiệm kia, hy vọng thay thế họ trong ngôi nhà vắng vẻ mà có lẽ họ thầm mong biết đâu cũng có lúc cụ cần?” Cụ thường chép miệng một mình: “Thật tội nghiệp quá! Làm sao các con có thể hiểu được tâm sự của mẹ khi cái khoảnh đất nhỏ nhoi này là biên giới trôi giạt cuối cùng mẹ đành chấp nhận trên địa cầu nhiều tai ương của loài người?”
Biết cụ kiên quyết gắn bó với nơi chốn sống gởi cho tới lúc thác về này và chỉ có sự chết mới đem cụ ra khỏi đây nên không một người con nào dám ngỏ lời đưa cụ vào nhà già. Cái hôm người con cả rụt rè trao vào tay cụ cái dụng cụ báo động cho phép cụ kịp thời gọi cứu cấp lúc cần, cụ mỉm cười hài lòng, âu yếm đảo mắt một vòng nhìn cái khung cảnh quen thuộc với cụ hơn bốn mươi năm qua, những buồn/vui đã trải, những dự tính hay ao ước hình thành bằng tất cả ý chí và nghị lực của cụ, người duy nhất trong cái gia đình đông đảo này thổi sinh khí vào cuộc sống của mọi người trong mọi tình huống.
Có thể cụ sẽ sử dụng đến cái dụng cụ báo nguy tiện lợi ấy (vì bản năng sinh tồn hay vì cụ chưa nỡ rời) nhưng cũng có thể không (vì có hôm cụ không muốn đeo nó vào cổ) bởi đã suốt một đời phấn đấu cam go không để số phận đẩy đưa, giờ đây đứng trước điểm hẹn cuối cùng, cụ tự biết mình đã cố tới trễ hơn nhiều người khác, kể cả cụ ông mà cụ đang muốn gặp lại, nên cụ buông tay, hưởng đôi ba giây phút nhẹ tênh, thấy thân thể già nua của mình êm ái trôi theo con nước cuốn đi, may ra về lại được quê nhà.
Bùi Bích Hà
______________________________
No comments:
Post a Comment