Các bà mẹ đã từng sinh con tại bệnh viện đều biết rằng sau khi đứa trẻ được sinh ra, y tá sẽ lưu lại dấu bàn chân của trẻ vào sổ khám bệnh y tế hoặc hồ sơ bệnh án. Nhiều bậc cha mẹ đã tự hỏi: Tại sao chúng ta cần phải lấy dấu bàn chân? Tại sao lại không lấy dấu bàn tay của trẻ?
Việc lấy dấu bàn chân trẻ sơ sinh vào hồ sơ y tế có công dụng gì?
1- Lưu trữ để sử dụng
Bởi vì trẻ không ký được tên nên việc lưu dấu bàn chân tương đương với việc lưu giữ chứng minh thư của trẻ, nó sẽ được lưu lại vĩnh viễn trong hồ sơ bệnh án để đề phòng xảy ra tranh chấp giữa bác sĩ và bệnh nhân sau này. Trẻ sơ sinh rất khó để nhận biết qua ngoại hình và các đặc điểm khác, chỉ có dấu chân là dễ làm. Nhưng hồ sơ gốc bệnh viện lưu trữ có dấu bàn chân này sẽ không giao cho cha mẹ, vì vậy nếu muốn thì người nhà có thể chụp lại ảnh để lưu giữ.
2- Ngăn ngừa bế nhầm trẻ
Mỗi ngày trong bệnh viện đều có rất nhiều trẻ chào đời, đặc biệt là những đứa trẻ mới sinh ra, nhìn bề ngoài trông không mấy khác biệt, dấu chân là dấu hiệu nhận biết duy nhất của trẻ, có thể tránh được việc đứa trẻ bị bế nhầm.
3- Là chứng nhận khi tìm kiếm đứa trẻ
Một số trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi khi mới sinh ra đời, hoặc bị tội phạm bắt đi. Dấu chân là bằng chứng duy nhất cho việc tìm kiếm những đứa trẻ.
1- Lưu trữ để sử dụng
Bởi vì trẻ không ký được tên nên việc lưu dấu bàn chân tương đương với việc lưu giữ chứng minh thư của trẻ, nó sẽ được lưu lại vĩnh viễn trong hồ sơ bệnh án để đề phòng xảy ra tranh chấp giữa bác sĩ và bệnh nhân sau này. Trẻ sơ sinh rất khó để nhận biết qua ngoại hình và các đặc điểm khác, chỉ có dấu chân là dễ làm. Nhưng hồ sơ gốc bệnh viện lưu trữ có dấu bàn chân này sẽ không giao cho cha mẹ, vì vậy nếu muốn thì người nhà có thể chụp lại ảnh để lưu giữ.
2- Ngăn ngừa bế nhầm trẻ
Mỗi ngày trong bệnh viện đều có rất nhiều trẻ chào đời, đặc biệt là những đứa trẻ mới sinh ra, nhìn bề ngoài trông không mấy khác biệt, dấu chân là dấu hiệu nhận biết duy nhất của trẻ, có thể tránh được việc đứa trẻ bị bế nhầm.
3- Là chứng nhận khi tìm kiếm đứa trẻ
Một số trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi khi mới sinh ra đời, hoặc bị tội phạm bắt đi. Dấu chân là bằng chứng duy nhất cho việc tìm kiếm những đứa trẻ.
Tại sao không lưu lại dấu vân tay?
Vậy tại sao không để lại dấu vân tay? Một số phụ huynh sẽ đặt câu hỏi này, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng: dấu chân dễ làm sạch hơn dấu tay. Có một số lý do sau:
a - Trẻ sơ sinh thường nắm tay quá chặt
Trẻ sơ sinh có sức căng cơ cao, và đặc biệt có cảm giác không an toàn nên thường nắm chặt tay, nếu ép buộc mở căng tay ra thì rất dễ gây tổn thương cho trẻ.
b- Đường vân tay không rõ ràng
Trẻ sơ sinh có vân tay không rõ ràng như vân chân nên dấu chân sẽ dễ nhận biết hơn.
Thực ra, để lại dấu chân cũng là một biểu tượng đẹp! Một số người lớn tuổi còn cho rằng dấu chân này là bước đi đầu đời của trẻ, cho nên họ cho rằng đây là vấn đề nghiêm túc. Họ nghĩ rằng nó cần phải ngay thẳng, ngụ ý rằng đứa trẻ sau này sẽ đi đúng hướng, trong tương lai sẽ là một người ngay thẳng, tử tế.
Có lẽ một số cha mẹ cẩn thận sẽ hỏi: Tại sao lại phải in dấu chân bên phải của trẻ thay vì dấu chân bên trái?
Về việc để lại dấu chân của trẻ, nhiều bệnh viện có truyền thống thường quy ước là người mẹ ấn vân ngón tay cái bên phải, trẻ sơ sinh ấn dấu bàn chân phải. Các mẹ thông minh ơi, các mẹ còn nhớ mình và bé đã ấn dấu vân tay (và bàn chân) nào không?
Tại sao những đứa trẻ sơ sinh luôn nắm chặt bàn tay bé bỏng của mình?
Trong tháng đầu đời, bàn tay của trẻ chủ yếu ở trạng thái nắm đấm, ngón cái được 4 ngón tay kia nắm chặt lại, đôi khi nhô ra ngoài. Đó là do vỏ não của trẻ còn non nớt và khả năng điều chỉnh hoạt động cơ tay còn hạn chế dẫn đến lực của cơ gấp mạnh hơn lực của cơ duỗi nên trẻ luôn nắm chặt tay.
Tất nhiên, do sự khác biệt của từng cá nhân, tay của một số trẻ sơ sinh có thể duỗi ra, nhưng nếu các chỉ số tăng trưởng và phát triển của trẻ đều bình thường, ăn uống, chơi, ngủ đều ổn thì các mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Khi tuổi của trẻ lớn lên theo tháng năm, hệ thần kinh của trẻ sẽ dần phát triển và trưởng thành, sức mạnh của cơ gấp sẽ yếu dần, sức mạnh của cơ duỗi cũng dần tăng lên, cả hai sẽ dần đạt đến trạng thái tương đối cân bằng. Lúc này, bàn tay nhỏ bé của trẻ sẽ ở trạng thái tự nhiên. Nếu sau hơn 4 tháng, bàn tay của trẻ vẫn tiếp tục co quắp, không duỗi ra được hoặc ngón tay cái co cứng lại thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám bác sĩ.
Trong tháng đầu đời, bàn tay của trẻ chủ yếu ở trạng thái nắm đấm, ngón cái được 4 ngón tay kia nắm chặt lại, đôi khi nhô ra ngoài. Đó là do vỏ não của trẻ còn non nớt và khả năng điều chỉnh hoạt động cơ tay còn hạn chế dẫn đến lực của cơ gấp mạnh hơn lực của cơ duỗi nên trẻ luôn nắm chặt tay.
Tất nhiên, do sự khác biệt của từng cá nhân, tay của một số trẻ sơ sinh có thể duỗi ra, nhưng nếu các chỉ số tăng trưởng và phát triển của trẻ đều bình thường, ăn uống, chơi, ngủ đều ổn thì các mẹ cũng không cần quá lo lắng.
Khi tuổi của trẻ lớn lên theo tháng năm, hệ thần kinh của trẻ sẽ dần phát triển và trưởng thành, sức mạnh của cơ gấp sẽ yếu dần, sức mạnh của cơ duỗi cũng dần tăng lên, cả hai sẽ dần đạt đến trạng thái tương đối cân bằng. Lúc này, bàn tay nhỏ bé của trẻ sẽ ở trạng thái tự nhiên. Nếu sau hơn 4 tháng, bàn tay của trẻ vẫn tiếp tục co quắp, không duỗi ra được hoặc ngón tay cái co cứng lại thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám bác sĩ.
Đức Nhã / Theo Visiontimes
____________________________
No comments:
Post a Comment