Danh sách "chất gây ung thư cấp độ một" có mặt trong một số đồ ăn nhiều người VN vẫn hay dùng. Hãy cùng xem lại danh sách này và loại bỏ ngay những thứ có thể chứa chất độc hại này trong gia đình bạn.
Ngoài các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường thì thói quen sinh hoạt, ăn uống không tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư.
Thực tế, mặc dù thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư nhưng việc tiêu thụ những món ăn thiếu lành mạnh có chứa chất gây hại lại thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia các chất gây ung thư thành 3 loại, trong đó “chất gây ung thư loại 1” đang ẩn nấp ở khắp nơi, gia đình nào cũng có.
Chất gây ung thư phổ biến nhất là aflatoxin. Chất này được đưa vào danh sách chất gây ung thư vào năm 1993. Aflatoxin là độc tố vi nấm được sản sinh tự nhiên do một số loài aspergillus phát triển trên các hạt ngũ cốc, các hạt có dầu và các sản phẩm củ, quả bị mốc.
Khi nhìn bằng mắt thường, nấm aspergillus thường biểu hiện là màu xanh lá cây, aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu và có thể chịu được nhiệt độ lên tới 280 độ C. Vì vậy phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể tiêu diệt hoàn toàn độc tính của nó, một khi aflatoxin xuất hiện, gần như rất khó loại bỏ.
Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, hấp thu qua đường tiêu hoá. Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyanua và gấp 68 lần so với asen. Nếu hấp thu 2,5mg aflatoxin trong 89 ngày sẽ thấy xuất hiện ung thư gan sau một năm. Liều gây ung thư của aflatoxin thấp hơn 1.000 lần so với các phẩm màu azoic, đặc biệt là đối với ung thư gan.
Ngoài việc dẫn đến ung thư gan, aflatoxin còn gây ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư trực tràng, ung thư vú, buồng trứng, ruột non, cũng có thể gây dị dạng, đột biến, quái thai.
Những thực phẩm dưới đây chứa độc tố aflatoxi được WHO kêu gọi ngừng ăn nhưng chúng có thể xuất hiện trong hầu hết các gia đình:
1. Các loại hạt bị mốc
Nhiều người có thói quen phơi hạt mốc dưới ánh nắng mặt trời, cách làm này không thể loại bỏ hoàn toàn aspergillus flavus, đồng thời còn làm tăng hàm lượng Aspergillus flavus và tăng khả năng ngộ độc.
2. Các loại ngũ cốc bị mốc
Các loại ngũ cốc như đậu, gạo, ngô, lúa mạch… và sản phẩm làm từ chúng như bún, mì, các loại mì ống, bơ đậu phộng… một khi bị mốc, hàm lượng aflatoxin sẽ rất cao. Đặc biệt là đậu phộng (lạc) bị nhiễm nấm mốc sẽ sinh ra độc tố aflatoxin B1 cực độc, với 1 liều lượng cực nhỏ đã có thể gây u gan hoặc ung thư gan.
3. Dầu đậu phộng tự ép
Để giảm chi phí, một số doanh nghiệp sử dụng lạc (đậu phộng) kém chất lượng, không loại bỏ các hạt bị mốc, ẩm, mà vẫn sản xuất thành bơ, dầu ăn. Đậu phộng bị hỏng có chứa aflatoxin chế biến thành các sản phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia đình bạn.
4. Mộc nhĩ (nấm mèo) để quá lâu
Mộc nhĩ chứa rất nhiều protein và cellulose, không có độc tố. Nhưng nếu bạn bảo quản chúng ở điều kiện không hợp lý, trong thời gian quá dài, trên bề mặt mộc nhĩ có thể sản sinh độc tố sinh học, tạo ra các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn và nấm gây ngộ độc, ung thư.
Ngoài ra, thực phẩm nấm không được ngâm lâu, ngâm lâu sẽ sinh ra axit men gạo có hại cho gan, lâu ngày sẽ xuất hiện ung thư gan.
5. Đồ ăn thừa, thực phẩm lên men tự chế biến
Các loại đồ ăn thừa hay thực phẩm lên men như dưa chua là một trong những yếu tố góp phần tạo nên nấm aflatoxin. Khi quá trình lên men hoàn tất thì trên bề mặt của những thực phẩm lên men sẽ có thể xuất hiện váng màu trắng, đen hoặc chất nhầy nhớt.
Giải pháp cho trường hợp này như sau:
Đối với đồ ăn thừa: Đổ bỏ và vệ sinh thật sạch các loại thức ăn thừa, không để đồ ăn quá 2 ngày.
Đối với thực phẩm lên men tự chế biến: Bạn nên đổ bỏ hoặc có thể dùng nước nóng trụng qua các thực phẩm đó một lần trước khi ăn. Sau khi thực phẩm lên men, có mùi, bạn không để quá 2 ngày.
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong
_____________________________________
No comments:
Post a Comment