Friday, February 11, 2022

Bạn có biết tại sao tiền mỹ lại là dollar và tiền Việt Nam gọi là đồng?

.


Cũng như văn hóa và ngôn ngữ, mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ riêng của mình. Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao những đơn vị tiền tệ đó lại được đặt tên như vậy chưa?

Tiền tệ hay còn gọi là tiền lưu thông - một đơn vị phục vụ cho việc mua bán và trao đổi hàng hóa của các quốc gia trên thế giới. Cho dù xuất hiện dưới hình dạng tiền xu hay tiền giấy, thì mỗi loại tiền tệ đều có cho riêng mình một tên gọi và nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Vậy hãy cùng khám phá những câu chuyện thú vị đằng sau cái tên của các loại tiền trên thế giới ngay nhé.

1. Tiền Dollar

Những tờ tiền dollar sử dụng phổ biến ở Mỹ, Canada, Australia.

Dollar là tên một trong những đơn vị tiền tệ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, bao gồm tại Mỹ, Australia, Canada, Fiji, New Zealand, Singapore... Theo từ điển Oxford thì "dollar" được biến thể từ "thaler" - một loại đồng xu bạc đã từng được sử dụng khắp châu Âu trong vòng gần 400 năm.

Cái tên "thaler" là từ viết tắt của "Joachimsthaler", nhằm chỉ những đồng xu được đúc từ loại bạc khai thác ở thung lũng Joachimstha (nay thuộc Cộng hòa Séc). Và đây cũng là nơi mà đồng xu bạc được đúc lần đầu tiên vào năm 1518.

2. Tiền Dinar

Dinar có nguồn gốc từ cái tên "Denarius"

Dinar là đơn vị tiền tệ được sử dụng bởi nhiều quốc gia như Jordan, Algeri, Serbia, Kuwait... Cái tên "dinar" có nguồn gốc từ "denarius" - một từ latin dùng để chỉ một loại đồng xu bạc được sử dụng bởi đế chế La Mã cổ đại.

3. Đồng tiền Rupee

Tiền rupee sử dụng ở Ấn Độ và Paskistan

Đồng rupee của Ấn Độ và Pakistan có tên gọi bắt nguồn từ "rupya", có nghĩa là "bạc rèn" trong tiếng Phạn cổ. Đây cũng là nguồn gốc tên gọi của đồng rupiah của Indonesia.

4. Rand
Tờ tiền rand của Nam Phi.

Đồng rand của Nam Phi được đặt tên dựa theo tên khu vực Witwatersrand - một khu vực gần thành phố Johannesburg và nổi tiếng với trữ lượng vàng lớn.

5. Zloty
Hình ảnh tờ tiền zloty

Từ "zloty" trong tiếng Ba Lan có nghĩa là "bằng vàng".

6. Forint

Tờ tiền mệnh giá 500 forint của Hungary

Đồng forint của Hungary được đặt tên theo từ "fiorino" trong tiếng Ý, có nghĩa là đồng xu vàng được đúc tại Florence, Italia.

7. Ringgit

Ringgit bắt nguồn từ những đồng xu "mép răng cưa"

Đồng ringgit của Malaysia có tên gọi bắt nguồn từ những đồng xu "mép răng cưa" mà nước này sử dụng khi vẫn còn là thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha. Ngoài ra, người châu Âu đã tạo ra thiết kế "mép răng cưa" cho những đồng xu bởi thời đó, người ta vẫn sử dụng kim loại quý để đúc tiền nhằm nâng cao giá trị thực tế của chúng lên gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, một số vị "thông minh" hơn còn nghĩ ra việc mài bớt kim loại từ những đồng xu này để mưu lợi bất chính. Do người thường rất khó để có thể phát hiện những đồng xu của mình bị "bé hơn một tý", cho nên chính quyền đã sử dụng thiết kế "mép răng cưa" để chống nạn "mài tiền".

8. "Xu tròn" Đông Á

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Đồng yuan 元 (nhân dân tệ của Trung Quốc), yen 円 (yên của Nhật Bản), và won 원 (won của Hàn Quốc) đều có tên gọi bắt nguồn từ yuán 圓 - trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là "tròn" hay "đồng xu tròn". Thậm chí, người Trung Quốc còn gọi mọi đơn vị tiền trên thế giới là yuan.Ví dụ như đồng dollar Mỹ sẽ được gọi là měiyuán 美元 (yuan Mỹ).

9. "Vương miện" Bắc Âu

Tiền "vương miện" Bắc Âu.

Các nước Bắc Âu có đơn vị tiền tệ bắt nguồn từ "corona" - trong tiếng Latin có nghĩa là "vương miện". Ví dụ như đồng krona của Thụy Điển, đồng krone của Na-uy, đồng krone của Đan Mạch, đồng króna của Iceland hay đồng koruna của Cộng hòa Séc đều có những tên gọi tương tự.

10. "Hoàng gia" Trung Đông

"Hoàng gia" Trung Đông.

Từ regalis trong tiếng Latin có nghĩa là "hoàng gia". Và đây cũng là nguồn gốc tên gọi của nhiều đơn vị tiền tệ tại Trung Đông như đồng rial của Oman và Iran, hay đồng riyal của Qatar, Saudi và Yemen.

11. "Đơn vị bạc" của châu Âu

"Đơn vị bạc" của Châu Âu.

Người châu Âu cổ thường dùng bạc làm tiền tệ để giao dịch và có những cách đặt tên khác nhau cho những khối lượng bạc cụ thể. Những cái tên chỉ khối lượng này sau đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, đến nỗi chúng còn trở thành tên cho loại đơn vị tiền tệ cơ bản của họ.

Những đơn vị tiền tệ có nguồn gốc như vậy bao gồm đồng peso của nhiều nước nói tiếng Tây Ban Nha hay từng là thuộc địa của Tây Ban Nha, đồng ruble của Nga và Belarus, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ hay đồng bảng của Anh (bây giờ pound vẫn được sử dụng như một đơn vị đo khối lượng).

Ngoài ra, trước khi các nước EU sử dụng đồng tiền chung euro thì nhiều nước châu Âu khác cũng đặt tên đồng tiền của mình theo cách này như đồng mark của Đức, đồng markka của Phần Lan và đồng lira của Italia.

12. Đồng

Những mệnh giá Việt Nam Đồng.

Đồng (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam. Tiền kim loại ở Việt Nam thời xưa thường được làm bằng đồng, tiền đồng trong Hán văn được gọi là "đồng tiền" (chữ Hán: 銅錢). Từ thời Pháp thuộc đến nay "đồng" (銅) từ chỗ vốn là tên gọi của một thứ kim loại đã trở thành đơn vị tiền tệ chính thức ở Việt Nam, không phân biệt chất liệu làm nên tiền là gì.

Theo: kenh14
_________________________________

No comments:

Post a Comment