Sunday, December 5, 2021

Mùa "trứng cá thụ tinh" - cá hồi trên sông Akerselva

Que Toi

Bài này có nhiều từ chuyên môn trong tiếng Việt mà Trang không biết. Trang xin phép sử dụng từ mà đáng lẽ chỉ dùng cho cây trái, gà hoặc người. Hy vọng các bạn vẫn hiều được ý bài viết. Và nếu được, ở phần comments, xin cho Trang biết chữ tiếng Việt của các từ in đậm. Trang sẽ sửa dần khi được góp ý.

 


 

Không líu lo như những đàn chim trên cành, dưới đáy dòng sông Akerselva những chú cá laks (cá hồi) thầm lặng miệt mài làm công việc tiếp nối nòi giống.
Hàng năm, sau ngày 31 tháng 8 thì Oslo kommune không cho phép câu cá laks ở sông Akerselva nữa.
Thu với những cơn mưa nặng hạt, làm nước sông chảy siết. Từ đầu nguồn ở Frysja, nước đổ xuống và chảy ra biển Oslo fjord. Những chú cá laks cảm nhận được nguồn nước ngọt chảy mạnh, và bắt đầu bơi ngược dòng tìm về "dòng sông tuổi thơ".
  • Những chị laks (hunnene) dùng đuôi để đào ổ (hunnen bruker halen til å lage gytegroper). Sau đó các chị đẻ trứng ở đó (de legger rogna i grytegropene)
  • Những anh laks (hannene) tìm đến những ổ này/grytegropene và phun ra "sửa tinh trùng" lên đám trứng đó (hannene sprøyter melke over rognen). Sau đó các anh cũng dùng đuôi để cào đất, cát hoặc sỏi đậy ổ lại, che chở cho trứng
  • Quá trình thụ tinh này gọi là gyte: Laksen gyter (å gyte, gytte, har gytt)
  • Sau khi gyte, con đực và con cái sẽ không sống được lâu nữa. Có con quá kiệt sức, chết liền. Con nào khỏe hơn, thì sống thêm đợ 2 tuần nữa cũng kiệt sức và chết
  • Tháng 10 và 11 là cao điểm để laks thụ tinh/gyter. Trứng nằm yên đó đến khoảng tháng 1 thì nở thành cá con (yngel)
Thường thì cá con sống ở nước ngọt từ 2 đến 5 năm.
Sau đó chúng bơi theo dòng nước để ra biển lớn.
Ở biến lớn vài năm, đến tuổi "sanh nở" (kjønnsmoden), chúng lại bơi ngược dòng, về lại nơi mình đã nở ra (homing), để làm nhiệm vụ "sanh sản" & "thụ tinh" (gyte).
    Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được tại sao cá hồi phải quay về nơi "dòng sông tuổi thơ" của mình để "sinh sản", và làm sao chúng tìm đường về được. Việc quầy lại nơi sanh nở, "ngôi nhà của mình" được gọi là homing - từ chữ home là nhà của tiếng Anh..
-  Khi ngược dòng nước chảy siết từ biển về sông quê quán (homing), laks phải ra sức bơi nên không ăn uống gì. Bởi vậy mùa này chúng ta thường thấy những chú cá nằm phơi xác trên sông hoặc "xuôi tay" để thân trôi theo dòng nước vì đã đuối sức. Thật không ngờ nhiệm vụ "tiếp nối nòi giống" của cá lại quá nguy hiểm và gian truân - có khi phải đánh đổi bằng cả tánh mạng trước khi làm tròn sứ mệnh..
Thịt cá hồi trong thời điểm bơi ngược dòng sông để đi gyte và sau khi gyte đều không ngon vì chúng đã bị đói thời gian dài.

Que Toi / Nguồn: Nhân Văn Việt–Na Uy https://www.facebook.com/groups/833311753853895/announcements

_________________________________________

No comments:

Post a Comment