Số lượng các vụ cháy rừng bùng nổ ở miền Tây nước Mỹ đã tạo nên những màn khói bụi lan rộng ra khắp khu vực, dẫn đến mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe cộng đồng.
Do sự thúc đẩy của biến đổi khí hậu, cháy rừng năm 2020 tại quốc gia này tệ đến mức nó đã gấp đôi so với kỷ lục trước đó về phần diện tích rừng bị đốt cháy, khiến cho các yêu cầu giám sát tại hộ dân cư về ảnh hưởng của khói bụi đối với chất lượng không khí không còn là điều xa lạ. Mùa cháy rừng năm nay khởi đầu đầy tàn khốc, bầu trời ở bờ Đông của nước Mỹ trở nên tăm tối với các mảng khói lửa lây lan từ các đám cháy rừng bờ tây nước Mỹ.Khói không phải là dạng ô nhiễm không khí mà chúng ta thường gặp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào đầu năm nay, các hạt nhỏ trong khói có thể gây hại cho sức khỏe con người gấp 10 lần so với bồ hóng từ những nguồn ô nhiễm khác như ống thải và nhà máy.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các hạt mịn, được gọi là PM2.5, nó nhỏ hơn 30 lần so với đường kính của nang tóc người. Khi nguồn nhiên liệu cháy, dù đó là khí đốt hay thực vật, nó sẽ đưa những hạt nhỏ này vào không khí và đôi khi xâm nhập vào cơ thể người. Nghiên cứu cho thấy các hạt mịn từ đám khói cháy rừng dẫn đến số ca nhập viện về đường hô hấp nhiều hơn 10% so với thông thường. Những ô nhiễm từ các nguồn khác, dù có hại cũng chỉ làm tăng số ca nhập viện vào khoảng 1%.Rosana Aguilera, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học California, San Diego sẽ trình bày rõ hơn về ảnh hưởng của khói lửa từ cháy rừng đối với sức khỏe con người.
Các "hạt mịn" là gì và tại sao chúng ta phải lo lắng về chúng?
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã phân tích các hạt mịn vì nó là một trong những thành phần chính của khói cháy rừng. Những hạt này là độc nhất và thành phần hóa học có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vật liệu cháy. Có vô số hợp chất tiềm tàng có thể ẩn chứa bên trong khói cháy rừng hay các hạt mịn, ví dụ như là carbon, kim loại nặng.
Hiện chúng tôi đang tập trung nghiên cứu các hạt mịn có trong khói cháy rừng, vì ở một số vùng của nước Mỹ và trên thế giới thì khói cháy rừng đang dần trở thành nguồn phát thải chiếm ưu thế. Riêng ở California, nó chính là nguồn ô nhiễm không khí gia tăng trong tương lai gần.
Những hạt mịn đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
Hạt mịn là một trong những chất gây ô nhiễm không khí đáng lưu tâm vì nó đủ nhỏ để xâm nhập vào hệ thống hô hấp của con người và đi sâu vào phổi. Nó cũng có khả năng vào máu và từ đó đi đến các cơ quan khác, dẫn đến một số triệu chứng như gây khó thở, kích ứng và làm trầm trọng thêm các tình trạng như hen suyễn và các bệnh hô hấp khác cũng như các bệnh tim phổi.
Chúng tôi chủ yếu tập trung vào các hiệu ứng cấp tính, phản ứng sau khi người đó tiếp xúc với khói trong một vài ngày. Nhóm không xem xét đặc biệt các tác động lâu dài ở thời điểm này, nhưng tôi nghĩ đó là một lĩnh vực nghiên cứu cần được mở rộng thêm. Sẽ có đôi chút phức tạp khi phải xem xét mức độ phơi nhiễm lâu dài vì chúng tôi sẽ phải theo dõi những cá nhân tiếp xúc thường xuyên với đám cháy rừng.
Vậy, so sánh giữa khói cháy rừng với ô nhiễm không khí từ các nguồn phát thải khác như ô tô, xe tải và công nghiệp như thế nào?
Chúng tôi nhận thấy rằng khói cháy rừng có thể gây hại hơn vì nó gia tăng số ca nhập viện so với các hạt bụi mịn không khói.
Khí thải giao thông có thể rất khác về tính thành phần so với khói cháy rừng. Chúng tôi chưa thực sự xem xét thành phần hóa học của những hạt mịn này khi suy xét đến nguồn gốc của chúng. Nhưng một số nghiên cứu về chất độc đang xem xét chi tiết hơn và nhận thấy rằng độc tính của khói cháy rừng có thể tăng dần lên. Nếu đi qua một cấu trúc nào đó, nó có thể hấp thụ một số hóa chất có trong ngôi nhà và các công trình kiến trúc.
Bà hy vọng nghiên cứu của mình sẽ có ảnh hưởng như thế nào?
Chúng tôi muốn bắt đầu xem xét nhiều hơn đến các tác động khác nhau của hạt mịn đối với các nguồn phát thải và cũng cố gắng tìm kiếm thêm một số thành phần hóa học của các vụ cháy rừng khác nhau.
Nếu khói cháy rừng có những tác động lớn hơn và sẽ trở thành một trong những nguồn chính gây ra ô nhiễm trong tương lai, thì chúng tôi cần tìm hiểu rõ lý do vì sao nó gây hại nhiều như vậy? Và tác động nào sẽ là dài hạn?
Nguồn: khoahoc.tv
_________________________________
No comments:
Post a Comment