Tâm Hữu
Tuần rồi dự đám giỗ ở chùa, nghe người chị dâu nói một câu mà trên đường về cứ suy nghĩ:
“Chú à, bây giờ già rồi, bằng gì cũng không quý bằng cái bằng lái xe cả. Tuần rồi chị renew lại được cái bằng lái xe mà mừng hơn là khi qua đây lấy lại được cái bằng dược sĩ”.
Thật vậy, ở đây khi không còn lái được xe thì không chủ động được gì nhiều. Đi lại và giao tiếp bị hạn chế. Nếu không chuẩn bị trước thì tinh thần sẽ xuống nhanh.
Do vậy người già vẫn cố gắng lái xe dù mỗi năm thêm một tuổi. Và dĩ nhiên, người già thì thường không lái giỏi.
Tháng trước tôi đem cái xe Toyota Prius của nhà tôi đi thay vỏ. Xe đời 2013, đã 6 năm rồi mà chỉ mới chạy 18 ngàn miles, bằng người ta chạy một năm thôi.
Thấy chiếc xe bốn bề thương tích, chỗ móp, chỗ trầy như anh thương binh từ mặt trận về, anh thợ thay vỏ hỏi tôi:
– Chú lái đụng những đâu mà xe móp méo lung tung vậy?
Tôi nói, xe của vợ tôi, tôi đem đi thay vỏ cho bà.
Anh thợ nói:
– Chúc mừng Chú! Thà lâu lâu đem xe đi sửa còn hơn là hàng ngày làm tài xế cho mấy bà. Cháu đã thấy nhiều ông chở vợ đi chợ, ngồi trên xe đọc hết tờ báo rồi mà bà vợ vẫn chưa ra đó.
Từ đó cũng có lời khuyên, khi đến một khu parking thấy còn chỗ trống, các bạn nên nhìn cái xe đang đỗ kế bên có được đỗ ngay ngắn không? Có cán lên vạch trắng không? Và nhất là hai bánh trước có đang quẹo 30 độ không?
Nếu thấy vậy thì các bạn nên đi kiếm chỗ khác, vì chắc chắn rằng, quí cụ ông hay quí cụ bà chủ xe khi de lui thế nào cũng quẹt vào xe của các bạn.
Mới sáng nay khi đến DMV thành phố Westminster để renew lại cái bằng lái xe. Sau khi làm thủ tục ở lối đi vào, tôi vào phòng ngồi chờ đến lượt mình được gọi theo số thứ tự.
Ngồi bên cạnh một bạn trẻ, tôi bắt chuyện :
– Anh chờ lâu chưa?
Trả lời :
– Cháu chỉ đi với bố cháu đến đây thôi.
Hỏi :
– Ông Cụ đâu rồi?
Trả lời:
– Bố cháu đang làm bài thì viết, vừa test mắt xong.
Rồi cậu ta nói tiếp :
– Bố cháu năm nay 87 tuổi rồi. Cháu đang mong bố cháu thì hõng bài viết kỳ nầy, vì mỗi lần ổng lái xe đi là cả nhà ngồi run. Vậy mà ngày nào bố cháu cũng lên xe lái một vòng, dù không có việc gì cũng đi vài block phố rồi về.
Đang nói chuyện thì thấy một ông cụ chống gậy bước tới.
Câu thanh niên đứng lên hỏi:
– Sao bố?
Ông cụ cười:
– Bố đỗ rồi
Tôi liếc qua nhìn chàng tuổi trẻ thấy gương mặt cậu ta không biểu hiệu gì là chia vui với bố mình cả!
Người già ở Mỹ trên 70 tuổi, cứ 5 năm phải đến DMV để test lại mắt và làm bài test về luật giao thông mới được cấp lại bằng lái.
Năm nay nha Lộ Vận của Tiểu bang Cali có đến 18 mẫu bài test, mỗi bài gồm 30 câu hỏi. So với những năm trước đây thì năm nay những câu hỏi khó hơn. Mỗi câu hỏi sẽ có 3 câu trả lời cho người thi chọn.
Nếu không đọc thật kỹ sách hướng dẫn về luật giao thông thì ít ai qua được khi test lần đầu, vì chỉ cần trả lời sai 3 câu là xem như hõng, phải thi lại.
Sau khi làm hai lần mà vẫn không pass thì sẽ được khuyên về nhà đọc lại sách hướng dẫn luật giao thông cho kỷ hơn. Sau đó khi trở lại thì phải đóng thẻm tiền để thi tiếp!
Bây giờ tôi kể chuyện lái xe của ông bạn tôi: Bạn tôi, nhà thơ Viên Linh, một nhà văn, nhà báo tên tuổi ở Sài Gòn trước 1975. Là Chủ Nhiệm, Chủ Bút nguyệt san Văn học Khởi Hành ở Hoa Kỳ.
Tháng 4 năm 2017 anh phát hành tập “60 năm thơ tuyển” (thơ Viên Linh)..
Buổi tối trước ngày ra mắt tập thơ tại hội trường nhật báo Người Việt, tôi phone hỏi anh :
– Đã nhận sách ở nhà in về chưa?
Trả lời :
– Nhận rồi nhưng còn nằm ở ngoài đường.
Tôi hỏi :
– Sao nằm ngoài đường?
Trả lời :
– Tôi lái xe từ nhà in về, lúc mặt trời chiều dọi thẳng vào mắt, bị loá không lái được, lại đói bụng, tôi tấp vào một khu shopping, ăn một tô phở và đi bộ về nhà.
Tôi thất kinh, xem đồng hồ thì đã hơn 9 giờ tối!
Tôi hỏi :
– Xe đang đậu chỗ nào có nhớ không?
Trả lời :
– Không nhớ lắm, nhưng mai sáng đi lại chặng đường đó tôi sẽ kiếm ra.
Tôi nghĩ, đã mời thân hữu sáng mai ra mắt sách, nhỡ đêm nay chiếc xe bị ai đó lấy mất thì ngày mai sách đâu mà ra mắt!
Trong những lần sinh hoạt của tờ Khởi Hành tôi đều là người điều hợp chương trình, sẽ nói sao với bà con đây?
Tôi bận vội quần áo và đi ra. Nhà tôi hỏi :
– Giờ nầy khuya rồi mà Ông đi đâu?
Tôi nói trờ đi một chút :
– Anh Viên Linh bị hóng xe giữa đường nhờ giúp.
Nhà tôi làu bàu, cái ông VL nầy không có vợ nên cứ hay đi chơi khuya!
Tôi đến nhà Viên Linh nói anh lên xe để tôi chở đi kiếm cái xe để lấy sách về.
Anh ta nói, bây giờ hết chói nắng rồi, tôi có thể lái xe được, ông cứ chạy trước tôi bám theo sau xe ông là có thể lái về nhà được.
Tôi chở anh ta đi kiếm cái xe, thấy đậu trước một trạm xăng, còn khu có tiệm phở thì lại nằm bên kia đường Magnolia.
Vậy là thở phào nhẹ nhõm.
Còn ông bạn nhà văn Huy Phương của tôi, năm rồi gặp nhau ở tiệm phở ở đường Garden Grove khi có người bạn chung từ Sacramento về.
Tôi hỏi anh :
- Sao lúc nầy không thấy lái xe mà đi đâu cũng có tài xế vậ
Anh trả lới :
– Tôi có nói trên đài rồi đó. Tuổi già đi Uber an toàn hơn, lại tiết kiệm được tiền bạc, vi không phải đóng thuế lưu hành, không phải mua bảo hiểm, không tốn tiền đổ xăng và tiền sửa xe.
Tôi cười, trên tám chục rồi, tiết kiệm có đem theo được gì không, lại mất đi cái chủ động, cái thoải mái, chỉ trừ khi vì sức khỏe mà thôi.
Mọi người đều cười.
Và rồi gặp một bà bạn ở trước chợ ABC.
Tôi hỏi :
– Sao lúc nầy ít gặp? Ông nhà bây giờ thế nào, khỏe không?
Trả lời :
– Tôi buồn quá anh ơi, ông nhà tôi bây giờ không lái được xe nữa, mà như anh biết, từ ngày qua đây đến giờ, mỗi lần đi đâu tôi cũng nhờ ông nhà tôi chở đi cả!
Tôi nghĩ, không thấy nói gì đến sức khỏe hay bịnh tình của ông chồng mà chỉ nghe kêu buồn vì mất đi một ông tài xế nuôi ăn ở trong nhà mà thôi!
Có hôm thì gặp một bà bạn khác, một bà bạn nhà văn.
Hỏi, chị TC :
– Chị vẫn lái xe bình thường chứ?
Trả lời :
– Được mà anh!
– Ồ, vậy thì tốt quá.
Rồi chị ta nói tiếp :
– Nhưng mà em chỉ biết chạy tới thôi, còn de xe lui thì em không làm được.
Hỏi:
– Vậy thì làm sao chị đậu xe?
Trả lời :
– Đến trường thì có chỗ đậu cho nhân viên, em chọn chỗ nào khi đi thì chạy tới là ra được. Còn mỗi lần ghé chợ thì em phải đậu xa, kiếm chỗ nào có thể đậu được cái xe xây mũi ra đường xe chạy thì em mới đậu. Và khi kẹt lắm thì em nhờ người khác de dùm xe.
Tôi nói :
– Coi chừng đó. Lúc nầy ở trước mấy cái chợ thường có những tay lãng vãng để chờ giựt túi xách của mấy bà. Nhờ đúng vào họ thì xem như cho họ cái xe đó.
Trả lời :
– Em cũng nhắm người chứ bộ. Rồi chị cười, thôi chào anh, em phải đi.
Tôi nói, tôi cũng chào thua …chị, chị TC.
Và rồi cứ mỗi ngày sẽ tiếp tục có những người già lo lắng không biết mình có còn được cấp bằng lái nữa hay không.
Thưa quí Cụ, ở đây lúc đã về với tổ tiên rồi thì con cháu có thương mấy cũng không mua được những chiếc Lexus, Mercedes… để đốt gởi về cho quí Cụ đi như ở bên VN mình đâu. Cho nên quí cụ cũng không nên quá quan tâm về cái bằng lái ở Mỹ…
“Chú à, bây giờ già rồi, bằng gì cũng không quý bằng cái bằng lái xe cả. Tuần rồi chị renew lại được cái bằng lái xe mà mừng hơn là khi qua đây lấy lại được cái bằng dược sĩ”.
Thật vậy, ở đây khi không còn lái được xe thì không chủ động được gì nhiều. Đi lại và giao tiếp bị hạn chế. Nếu không chuẩn bị trước thì tinh thần sẽ xuống nhanh.
Do vậy người già vẫn cố gắng lái xe dù mỗi năm thêm một tuổi. Và dĩ nhiên, người già thì thường không lái giỏi.
Tháng trước tôi đem cái xe Toyota Prius của nhà tôi đi thay vỏ. Xe đời 2013, đã 6 năm rồi mà chỉ mới chạy 18 ngàn miles, bằng người ta chạy một năm thôi.
Thấy chiếc xe bốn bề thương tích, chỗ móp, chỗ trầy như anh thương binh từ mặt trận về, anh thợ thay vỏ hỏi tôi:
– Chú lái đụng những đâu mà xe móp méo lung tung vậy?
Tôi nói, xe của vợ tôi, tôi đem đi thay vỏ cho bà.
Anh thợ nói:
– Chúc mừng Chú! Thà lâu lâu đem xe đi sửa còn hơn là hàng ngày làm tài xế cho mấy bà. Cháu đã thấy nhiều ông chở vợ đi chợ, ngồi trên xe đọc hết tờ báo rồi mà bà vợ vẫn chưa ra đó.
Từ đó cũng có lời khuyên, khi đến một khu parking thấy còn chỗ trống, các bạn nên nhìn cái xe đang đỗ kế bên có được đỗ ngay ngắn không? Có cán lên vạch trắng không? Và nhất là hai bánh trước có đang quẹo 30 độ không?
Nếu thấy vậy thì các bạn nên đi kiếm chỗ khác, vì chắc chắn rằng, quí cụ ông hay quí cụ bà chủ xe khi de lui thế nào cũng quẹt vào xe của các bạn.
Mới sáng nay khi đến DMV thành phố Westminster để renew lại cái bằng lái xe. Sau khi làm thủ tục ở lối đi vào, tôi vào phòng ngồi chờ đến lượt mình được gọi theo số thứ tự.
Ngồi bên cạnh một bạn trẻ, tôi bắt chuyện :
– Anh chờ lâu chưa?
Trả lời :
– Cháu chỉ đi với bố cháu đến đây thôi.
Hỏi :
– Ông Cụ đâu rồi?
Trả lời:
– Bố cháu đang làm bài thì viết, vừa test mắt xong.
Rồi cậu ta nói tiếp :
– Bố cháu năm nay 87 tuổi rồi. Cháu đang mong bố cháu thì hõng bài viết kỳ nầy, vì mỗi lần ổng lái xe đi là cả nhà ngồi run. Vậy mà ngày nào bố cháu cũng lên xe lái một vòng, dù không có việc gì cũng đi vài block phố rồi về.
Đang nói chuyện thì thấy một ông cụ chống gậy bước tới.
Câu thanh niên đứng lên hỏi:
– Sao bố?
Ông cụ cười:
– Bố đỗ rồi
Tôi liếc qua nhìn chàng tuổi trẻ thấy gương mặt cậu ta không biểu hiệu gì là chia vui với bố mình cả!
Người già ở Mỹ trên 70 tuổi, cứ 5 năm phải đến DMV để test lại mắt và làm bài test về luật giao thông mới được cấp lại bằng lái.
Năm nay nha Lộ Vận của Tiểu bang Cali có đến 18 mẫu bài test, mỗi bài gồm 30 câu hỏi. So với những năm trước đây thì năm nay những câu hỏi khó hơn. Mỗi câu hỏi sẽ có 3 câu trả lời cho người thi chọn.
Nếu không đọc thật kỹ sách hướng dẫn về luật giao thông thì ít ai qua được khi test lần đầu, vì chỉ cần trả lời sai 3 câu là xem như hõng, phải thi lại.
Sau khi làm hai lần mà vẫn không pass thì sẽ được khuyên về nhà đọc lại sách hướng dẫn luật giao thông cho kỷ hơn. Sau đó khi trở lại thì phải đóng thẻm tiền để thi tiếp!
Bây giờ tôi kể chuyện lái xe của ông bạn tôi: Bạn tôi, nhà thơ Viên Linh, một nhà văn, nhà báo tên tuổi ở Sài Gòn trước 1975. Là Chủ Nhiệm, Chủ Bút nguyệt san Văn học Khởi Hành ở Hoa Kỳ.
Tháng 4 năm 2017 anh phát hành tập “60 năm thơ tuyển” (thơ Viên Linh)..
Buổi tối trước ngày ra mắt tập thơ tại hội trường nhật báo Người Việt, tôi phone hỏi anh :
– Đã nhận sách ở nhà in về chưa?
Trả lời :
– Nhận rồi nhưng còn nằm ở ngoài đường.
Tôi hỏi :
– Sao nằm ngoài đường?
Trả lời :
– Tôi lái xe từ nhà in về, lúc mặt trời chiều dọi thẳng vào mắt, bị loá không lái được, lại đói bụng, tôi tấp vào một khu shopping, ăn một tô phở và đi bộ về nhà.
Tôi thất kinh, xem đồng hồ thì đã hơn 9 giờ tối!
Tôi hỏi :
– Xe đang đậu chỗ nào có nhớ không?
Trả lời :
– Không nhớ lắm, nhưng mai sáng đi lại chặng đường đó tôi sẽ kiếm ra.
Tôi nghĩ, đã mời thân hữu sáng mai ra mắt sách, nhỡ đêm nay chiếc xe bị ai đó lấy mất thì ngày mai sách đâu mà ra mắt!
Trong những lần sinh hoạt của tờ Khởi Hành tôi đều là người điều hợp chương trình, sẽ nói sao với bà con đây?
Tôi bận vội quần áo và đi ra. Nhà tôi hỏi :
– Giờ nầy khuya rồi mà Ông đi đâu?
Tôi nói trờ đi một chút :
– Anh Viên Linh bị hóng xe giữa đường nhờ giúp.
Nhà tôi làu bàu, cái ông VL nầy không có vợ nên cứ hay đi chơi khuya!
Tôi đến nhà Viên Linh nói anh lên xe để tôi chở đi kiếm cái xe để lấy sách về.
Anh ta nói, bây giờ hết chói nắng rồi, tôi có thể lái xe được, ông cứ chạy trước tôi bám theo sau xe ông là có thể lái về nhà được.
Tôi chở anh ta đi kiếm cái xe, thấy đậu trước một trạm xăng, còn khu có tiệm phở thì lại nằm bên kia đường Magnolia.
Vậy là thở phào nhẹ nhõm.
Còn ông bạn nhà văn Huy Phương của tôi, năm rồi gặp nhau ở tiệm phở ở đường Garden Grove khi có người bạn chung từ Sacramento về.
Tôi hỏi anh :
- Sao lúc nầy không thấy lái xe mà đi đâu cũng có tài xế vậ
Anh trả lới :
– Tôi có nói trên đài rồi đó. Tuổi già đi Uber an toàn hơn, lại tiết kiệm được tiền bạc, vi không phải đóng thuế lưu hành, không phải mua bảo hiểm, không tốn tiền đổ xăng và tiền sửa xe.
Tôi cười, trên tám chục rồi, tiết kiệm có đem theo được gì không, lại mất đi cái chủ động, cái thoải mái, chỉ trừ khi vì sức khỏe mà thôi.
Mọi người đều cười.
Và rồi gặp một bà bạn ở trước chợ ABC.
Tôi hỏi :
– Sao lúc nầy ít gặp? Ông nhà bây giờ thế nào, khỏe không?
Trả lời :
– Tôi buồn quá anh ơi, ông nhà tôi bây giờ không lái được xe nữa, mà như anh biết, từ ngày qua đây đến giờ, mỗi lần đi đâu tôi cũng nhờ ông nhà tôi chở đi cả!
Tôi nghĩ, không thấy nói gì đến sức khỏe hay bịnh tình của ông chồng mà chỉ nghe kêu buồn vì mất đi một ông tài xế nuôi ăn ở trong nhà mà thôi!
Có hôm thì gặp một bà bạn khác, một bà bạn nhà văn.
Hỏi, chị TC :
– Chị vẫn lái xe bình thường chứ?
Trả lời :
– Được mà anh!
– Ồ, vậy thì tốt quá.
Rồi chị ta nói tiếp :
– Nhưng mà em chỉ biết chạy tới thôi, còn de xe lui thì em không làm được.
Hỏi:
– Vậy thì làm sao chị đậu xe?
Trả lời :
– Đến trường thì có chỗ đậu cho nhân viên, em chọn chỗ nào khi đi thì chạy tới là ra được. Còn mỗi lần ghé chợ thì em phải đậu xa, kiếm chỗ nào có thể đậu được cái xe xây mũi ra đường xe chạy thì em mới đậu. Và khi kẹt lắm thì em nhờ người khác de dùm xe.
Tôi nói :
– Coi chừng đó. Lúc nầy ở trước mấy cái chợ thường có những tay lãng vãng để chờ giựt túi xách của mấy bà. Nhờ đúng vào họ thì xem như cho họ cái xe đó.
Trả lời :
– Em cũng nhắm người chứ bộ. Rồi chị cười, thôi chào anh, em phải đi.
Tôi nói, tôi cũng chào thua …chị, chị TC.
Và rồi cứ mỗi ngày sẽ tiếp tục có những người già lo lắng không biết mình có còn được cấp bằng lái nữa hay không.
Thưa quí Cụ, ở đây lúc đã về với tổ tiên rồi thì con cháu có thương mấy cũng không mua được những chiếc Lexus, Mercedes… để đốt gởi về cho quí Cụ đi như ở bên VN mình đâu. Cho nên quí cụ cũng không nên quá quan tâm về cái bằng lái ở Mỹ…
Phạm Thiên Thu / chuyển tiếp
__________________________
No comments:
Post a Comment