Saturday, July 10, 2021

‘Thuật xuyên tường’ có thật sự tồn tại?

Bậc thầy Yogo Ấn Độ chết ở bên trong tường khi biểu diễn thuật xuyên tường




Khi đi xuyên qua bức tường bê tông cốt thép thứ ba, bậc thầy yoga không thể thành công: đầu của ông đã xuyên qua được bức tường, nhưng hai chân của bậc thầy yoga này mỗi chân ở một bên tường, toàn bộ cơ thể của ông đã hòa làm một với bê tông cốt thép và bị kẹt ở bên trong bức tường bê tông, tất cả mọi người đều kinh ngạc đến nỗi không thốt nên lời…
Giới tu luyện chân chính xưa nay nhìn nhận rằng, người tu luyện có thể tu xuất công năng đặc dị. Tuy nhiên, chỉ có chú trọng vào tu luyện tâm tính, tâm niệm thuần chính, công năng mới có thể triển hiện và phát huy tác dụng, bởi lẽ công năng vốn dĩ không phải dùng để phô bày!

Ấn Độ là một đất nước thần bí, nơi đây có rất nhiều hiện tượng mà khoa học ngày nay không thể giải thích được. Viện nghiên cứu hiện tượng siêu nhiên Ấn Độ tại Kolkata đã cho xây dựng 3 bức tường bê tông cốt thép, và mời một bậc thầy yoga 69 tuổi tên là Kshari Laval được xem là ‘thánh nhân của Ấn Độ giáo’ tới biểu diễn năng lực bay một đoạn ngắn và thuật xuyên tường của mình trước mặt một nhóm nhà khoa học và phóng viên thời sự…

Bậc thầy Yogo Ấn Độ chết ở bên trong tường khi biểu diễn thuật xuyên tường

Vì để quay lại toàn bộ quá trình xuyên tường, các kỹ thuật viên của Viện khoa học đều ở bên ngoài tường, ở bên trong mỗi bức tường và mật thất đều có lắp đặt camera tốc độ cao tiên tiến nhất. Trước khi biểu diễn đi xuyên qua tường, vị ‘thánh nhân’ này ngồi ở vị trí cách bức tường 10 mét, đầu tiên ông tọa thiền nhập định, tiếp đó bắt đầu phát huy công năng để khiến bản thân rơi vào trong một trạng thái thôi miên, rồi thi triển thuật xuyên tường.
Khi đi xuyên qua hai bức tường bê tông cốt thép thì không xảy ra bất cứ vấn đề gì cả, nhưng đến khi xuyên qua bức tường thứ ba, đã xảy ra chuyện ngoài ý muốn! Bậc thầy yoga không thể thành công đi xuyên qua tường, nhưng ông cũng không bị đập vào bức tường mà văng ngược trở lại, đầu của ông đã xuyên qua được bức tường, nhưng hai chân của bậc thầy yoga này mỗi chân ở một bên tường, toàn bộ cơ thể của ông đã hòa làm một với bê tông cốt thép, bị kẹt ở bên trong bức tường bê tông. Cơ thể của ông không phải tồn tại độc lập bên trong xi măng và cát, mà là hoàn toàn dung hòa với cát và xi măng.
Có 200 nhà khoa học, nhân viên nghiên cứu và phóng viên tại hiện trường, tất cả mọi người đều kinh ngạc đến nỗi không thốt nên lời, xảy ra tai nạn ngay tại hiện trường nhưng họ lại không thể làm được gì cả. Tiến sĩ Gaya, một nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu hiện tượng siêu nhiên nói rằng: “Chúng tôi đã thử trao đổi với ông ấy, nhưng ông ấy không thể nói chuyện, chúng tôi cho rằng phân tử của ông ấy đã dung hòa với phân tử bê tông cốt thép bên trong bức tường, nếu thật sự là như vậy, ông ấy đã cứng như đá và mất đi tính mạng rồi!”.
Các nhà khoa học của Ấn Độ khi đó vô cùng kinh hoàng, họ đã kiểm tra đi kiểm tra lại toàn bộ đoạn ghi hình từ máy quay, chỉ nhìn thấy một cột ánh sáng nằm ngang rất rõ ràng, ngoài ra không có gì nữa cả. Sau đó họ lại mời mấy vị cao nhân tu luyện đến để phân tích nguyên nhân xuyên tường thất bại, kết luận đưa ra chính là khi xuyên qua bức tường thứ ba, có thể bởi vì công lực của bậc thầy yoga bị giảm xuống, sau đó xuất định (ra khỏi trạng thái định), cho nên dẫn đến cuộc thử nghiệm bị thất bại và mất mạng.
Vị thánh nhân này vẫn bị mắc kẹt trong bức tường, lúc đầu, có người canh gác bảo vệ 24/24 để tránh có người đến chạm vào phần mặt và chân bị lộ ra bên ngoài tường. Khi đó có người đề nghị phá vỡ bức tường để cứu ông ra ngoài, nhưng các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng làm như vậy sẽ hại chết vị thánh nhân đó, tiến sĩ Gaya nói: “Đây là một bi kịch cực kỳ tráng lệ. Sự an ủi duy nhất của chúng ta là trước khi đồng ý xuyên tường ông ấy biết rõ mình đang làm gì, đây không phải là trò chơi ảo thuật”.
Cơ thể của bậc thầy yoga đó đến nay vẫn “khảm” ở bên trong bức tường bê tông nọ, bức tường bê tông có đầu và chân của bậc thầy yoga Kshari Laval vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay, để cho mọi người đến tham quan và tỏ lòng thành kính.

Châu Yến | DKN
__________________________________

No comments:

Post a Comment