Chăm sóc cho người bịnh Alzheimer’s
Quinhon11
Thế là hai chị em lại tất tưởi lên xe đi. Đến nhà em gái, xe vừa dừng phía trước cửa, như chờ sẳn, đã thấy cô em lao ra, mặt tái mét: lúc nãy mẹ liệng đồ, nếu em đở không kịp là bể nát kính của sổ, giờ mẹ đã qua cơn rồi.. Thế rồi ngay trước nhà, cô em thuật lại mẹ lên cơn như thế nào.. chuyện này các em lần đầu chứng kiến nên khủng hoảng lắm. Nhưng mình hoàn toàn không ngạc nhiên, đã quá quen. Trước đây các em chỉ nghe nói, giờ tận mắt chứng kiến nên thập phần lo lắng.
Sau đó mẹ được đưa đi bác sĩ gia đình, rồi chuyển sang bác sĩ chuyên môn về thần kinh, chụp CT .. cuối cùng cho thuốc uống. Một tháng đầu là chuỗi kinh hoàng cho các em, vì thuốc uống thường phải sau vài tuần mới bắt đầu có tác dụng. Phần thì chưa hiểu rõ căn bịnh, chưa hiểu tâm lý mẹ, chưa biết cách chăm sóc.. nên mình thường nhận được sự cầu cứu từ các em mỗi ngày. Dù đã về lại TX, nhưng thần kinh mình vẫn căng hết cỡ theo từng diễn biến bịnh của mẹ. Những cơn điên dại vẫn nối tiếp xãy ra hằng ngày. Lòng mình cực kỳ đau khổ, day dứt triền miên: chẳng lẽ không còn cách nào sao? chẳng lẽ phải đưa mẹ tới trung tâm chăm sóc?
Thật ngạc nhiên, suốt hai tuần chăm mẹ vừa rồi ở San Jose mình thấy mẹ vui lên hẳn, tinh thần ổn định nhiều. Không hiểu mẹ vui khi gặp mình hay do thuốc bắt đầu có tác dụng?. Lúc này mẹ bớt kích động, nhờ đó cơn giận dữ cũng ít thấy xuất hiện. Buổi sáng, ăn uống xong, mình chịu khó đẩy xe lăn ra hồ cạnh nhà cho mẹ coi rùa, coi vịt. Mẹ thích lắm, như con nít cười nói huyên thuyên, chỉ tay vào hàng liễu rũ mẹ nói, "cây này trước đây Ba hay gọi là cây Thùy liễu". Mẹ nhắc đến ba một cách âu iếm, ánh mắt tràn ngập thương iêu. Hình như hàng cây Thùy liễu này đã dẫn đưa mẹ về kỷ niệm một thời hạnh phúc bên cạnh ba?
Mệt lắm nhưng thấy mẹ vui, nên sáng nào mình cũng đẩy xe lăn cho mẹ đi dạo, đẩy xe đi loanh quanh hồ cả buổi sáng mà mẹ không mệt, không đòi về. Đây cũng là cách cho mẹ thư giản đầu óc và chính mình cũng hớp được chút khí trời trong lành buổi sáng. Vậy nhưng mỗi tội con đường dốc quá, người qua đường mà nhìn thấy cảnh mình gò lưng đẩy xe lên dốc chắc cũng phải có chút thương cảm. Cứ thế mình đẩy xe cho đến khi nắng đã lên cao, mẹ con mới quay về nhà. Khi mình ngồi lặt rau, mẹ cũng tham gia tằn mằn lặt phụ, lúc này mẹ trở về người mẹ bình thường, hiền hoà như trước đây. Thấy cảnh này các em ai cũng ngạc nhiên, khen chị ba chăm mẹ hay quá. Nhưng mình nói: Không phải đâu, có lẽ lúc này thuốc bắt đầu có tác dụng, giúp thần kinh má dịu đi nhiều, nên mẹ trở nên hiền hoà hơn. Một cô em nghi ngờ nói: Vậy đợi chị ba về lại TX, nếu mà mẹ vẫn vậy là nhờ thuốc, còn mẹ lên cơn lại thì là nhờ chị biết cách chăm mẹ nhé. Chị nên qua đây thường xuyên hơn.
Thú thiệt sau hai tuần chăm nẹ, lúc này mình không còn sức, do đêm nào cũng thức suốt vì mẹ ngủ ít, lại hay tiểu đêm nên mình phải canh chừng luôn, không dám lơ là. Bịnh làm đầu óc mẹ như lạc vào cõi mù sương nào đó, nhất là vào ban đêm (hội chứng mặt trời lặn). Mẹ cứ như mộng du, không có đích đến và không nhìn thấy lối ra, phải có người dẫn dắt nếu không sẽ cứ đi lòng vòng.
Mình về lại TX gần 2 tuần rồi, nghe nói tình trạng thần kinh mẹ vẫn ổn định, chưa kịp mừng thì hôm qua các em báo cáo mẹ lên cơn lại, bác sĩ phải đổi thuốc nặng hơn. Nghe mà buồn gì đâu. Vẫn biết bịnh mẹ không thuốc chữa, ngày sẽ mỗi nặng hơn. Thuốc chỉ là giúp làm dịu thần kinh, trong đó sẽ có nhiều chất làm cho ngủ. Nên mẹ hay ngủ gà ngủ gật ban ngày, ban đêm thường căng thẳng, ngủ rất ít. Các em cân nhắc, lo lắng chuyện bác sĩ tăng đô thuốc, e sẽ có kèm theo phản ứng phụ, không tốt cho Mẹ. Nhưng liệu có chọn lựa nào tốt hơn để thay thế?. Tuần sau đến lượt chi Hai từ TN qua San Jose thay ca. Hai tuần nữa lại đến lượt mình.
Giờ đây, mỗi tháng mình sẽ đi San Jose để "thay ca" chăm sóc mẹ, vé máy bay đã đặt trước.
- Dù Bác sĩ gia đình đã cho mình lời khuyên sâu sắc nhất về chứng sa sút trí tuệ của mẹ. Ông ấy nói rằng người mẹ mà bạn biết, đã hay sẽ biến mất hoàn toàn.
- Dù những người chưa bao giờ chăm sóc toàn thời gian cho một người thân bị mất trí nhớ, sẽ hoàn toàn không biết những gì người chăm sóc phải đối mặt hàng ngày. Bạn có thể đọc về nó đâu đó nhưng những gì bạn đọc về nó thậm chí không lại gần với nỗi thống khổ về tinh thần mà người thân yêu của bạn có thể khiến bạn phải trải qua mỗi ngày
Nhưng tự động viên mình: Dù mẹ có ra sao, như thế nào, con cũng không thể buông tay, sẽ không buông tay. Cứ bình tĩnh sống, hãy quãy gánh lên vai, dưới quang gánh là hai giỏ đầy ắp iêu thương, tuy nặng nhưng vẫn chứa đầy những điều kì diệu. Tình mẹ con là điều kì diệu nhất mà thượng đế ban cho loài người phải không mẹ.
Mẹ ơi, đừng lo sợ, hãy an tâm vì luôn có tụi con bên cạnh mẹ..
Quinhon11
__________________________
QN11 mến, đọc xong, chị muốn chóng mặt luôn!
ReplyDeleteTruóc đây bà ngoại chị cũng bị lẫn nhưng mức độ không đến nổi như mẹ em, rồi kiệt sức nằm một chỗ. Na mẹ chị (90) cũng đã bắt đầu có triệu chứng rồi!
Nghĩ đến một ngày nào đó, đến phiên mình thì sao đây!!
May mà em đã kịp đem được bác qua lại
Cầu mong bác bình yên và mấy chị em của em có đủ sức khỏe để chăm sóc bác
Chào chị Mỹ.
DeleteThật cảm động khi đọc những dòng chữ này của chị. QN cám ơn chị nhiều. Lâu quá chị em mình không liên lạc nhưng vẫn nhớ đến nhau. Ai rồi cũng tới giai đoạn này. Thôi thì tập chấp nhận chứ biết sao? May là QN về VN mấy tháng trước còn tương đối dễ mới đem mẹ qua được, chứ đợi đến bây giờ tình hình dịch bệnh còn căng hơn. Cách ly còn dài ngày hơn, E rằng không đi được.
QN chúc chị vui khỏe, Cầu nguyện cho dịch bệnh qua đi, để cuộc sống trở lại bình thường. Chị em mình sẽ có cơ hội gặp nhau.
Thương chị/ QN
Âm nhạc có thể giúp cho người bệnh Alzheimer, cho bác nghe những loại nhạc hồi xưa thường được nghe.
ReplyDeletehttps://mobile.reuters.com/article/amp/idUSKBN0G13V720140801
Chúc cô và gia đình khoẻ mạnh
Chào bạn.
DeleteRất cám ơn chia sẻ của bạn. Lúc này bất cứ sự quan tâm nào cũng là một an ủi, khích lệ tinh thần rất lớn với QN.
Bạn viết rất đúng, âm nhạc giúp ích rất nhiều, QN sẽ lưu ý thêm đều này. Chúc bạn vui khỏe, bình an trong mủa dịch bệnh.
Quí mến / QN