BS Nguyễn Ý Đức
Về phương diện sinh vật học, lão hóa là đặc điểm của các sinh vật “cao cấp”, trong đó có loài người.
Những sinh vật nguyên sinh ở cấp thấp như vi khuẩn (bacteria), loại chỉ có một tế bào như protozoa đều không già! Những sinh vật này sinh sôi nảy nở mà không cần phải có sự phối hợp của giống cái và giống đực, và đặc biệt chúng chỉ có một hệ thống nhiễm sắc thể trong nhân tế bào. Những sinh vật khác đều có hai hệ thống nhiễm sắc thể, sinh sản qua sự phối hợp của giống cái và giống đực, và bị chi phối bởi tiến trình lão hóa thiên nhiên. Trong các sinh vật này, chỉ những yếu tố di truyền trong nhân của tinh trùng ở giống đực và trứng ở giống cái là có khả năng bất tử, truyền từ đời này qua đời khác.
Ngoài ra, mọi tế bào đều có tuổi thọ riêng. Có nhiều tế bào không có khả năng phân thân và do đó không thể tự sinh sản, như tế bào cơ tim, tế bào mô thần kinh của óc và tủy sống. Nhiều tế bào khác có tuổi thọ tương đối ngắn và không ngừng được thay thế bởi những tế bào mẹ được phân thân rất mau. Ðó là những tế bào của máu, của lớp màng lót trong bao tử và ruột, của các lớp da bên ngoài.
Thời gian không làm cho các tế bào già đi nhưng trong/với thời gian có những “đột biến” xảy ra khiến các tế bào bị ảnh hưởng và biến đổi, kéo theo sự thay đổi của cơ thể và sự suy giảm của các chức năng sinh lý.
Những lý do gồm có :
Những lý do gồm có :
– Đồng hồ sinh lý
Cơ thể con người được “thảo chương” (program) theo những yếu tố di truyền để con người được sinh, trưởng, lão hóa rồi chết trong trật tự thiên nhiên vào một thời hạn đã định trước.
– Sự tích lũy của sai lầm
Ðây là sai lầm của các phần tử trong các tế bào cơ thể. Trong tế bào và mô lành mạnh luôn luôn có một sự luân chuyển các thành phần hệ trọng như enzymes, kích thích tố (hormones) và hóa chất truyền tín hiệu thần kinh (neurotransmitters).
Trong mỗi quá trình luân chuyển thường có khả năng xảy ra những sai lầm và nếu những sai lầm đó tích lũy tới một mức độ thì những tế bào hoặc mô trở thành bất khả dụng và có thể chết.
Ví dụ: nếu một hóa chất nào đó ở tế bào não bộ bị suy thoái thì dù cho những tế bào ấy còn sống nhưng não bộ cũng mất khả năng điều khiển các bộ phận cơ thể, hậu quả là dẫn đến sự chết của cơ thể. Nếu những tế bào khiếm khuyết sinh sôi nảy nở thì dù chúng không nằm trong những cơ quan điều khiển cơ thể, toàn bộ cơ thể cũng có thể bị hủy hoại đưa tới tử vong, như trường hợp các bệnh ung thư.
– Sự tích lũy của chất phế thải
Trong quá trình biến hóa của từng tế bào, có sự tích lũy các chất phế thải. Sự tích lũy này có thể xem như một phần của tiến trình lão hóa.
Về phía các tế bào không có khả năng phân thân như tế bào cơ tim, thận và não, có sự tích lũy dần dần của nhiều chất có thể nhận ra dưới kính hiển vi. Một trong những chất đó là “lipofuscin”, một chất mềm biểu hiện tình trạng “hao mòn tả tơi” của mô tế bào về già. Hiện nay khoa học chưa tìm được nguồn gốc và ảnh hưởng của lipofuscin, chỉ biết rằng chất đó tích lũy trong não bộ già và có thể loại khỏi cơ thể bằng vài thứ dược phẩm. Người ta đang nghiên cứu xem sự loại trừ này có lợi hay có hại cho cơ thể.
Về phía các tế bào không có khả năng phân thân như tế bào cơ tim, thận và não, có sự tích lũy dần dần của nhiều chất có thể nhận ra dưới kính hiển vi. Một trong những chất đó là “lipofuscin”, một chất mềm biểu hiện tình trạng “hao mòn tả tơi” của mô tế bào về già. Hiện nay khoa học chưa tìm được nguồn gốc và ảnh hưởng của lipofuscin, chỉ biết rằng chất đó tích lũy trong não bộ già và có thể loại khỏi cơ thể bằng vài thứ dược phẩm. Người ta đang nghiên cứu xem sự loại trừ này có lợi hay có hại cho cơ thể.
– Lão hóa của các mô tiếp nối
Mô tiếp nối (connective tissues) là một cấu trúc yểm trợ gồm các chất như nguyên bào sợi (fibroblast), chất tạo keo (collagen), thớ sợi co dãn.
Những dấu hiệu của tuổi già do sự lão hóa mô tiếp nối rất dễ bị phát giác như tình trạng da và xương trở nên mỏng hơn và dễ vỡ; sự kiện phổi, xương sụn, mạch máu mất khả năng co dãn; các bắp thịt và khớp xương trở nên trơ cứng. Sự trơ cứng của các mô tiếp nối bắt nguồn từ phản ứng hóa học tròng chéo (chemical cross linkage) giữa các chuỗi phân tử dính liền nhau trong cấu trúc của các mô xốp (fibrous tissues).
Những dấu hiệu của tuổi già do sự lão hóa mô tiếp nối rất dễ bị phát giác như tình trạng da và xương trở nên mỏng hơn và dễ vỡ; sự kiện phổi, xương sụn, mạch máu mất khả năng co dãn; các bắp thịt và khớp xương trở nên trơ cứng. Sự trơ cứng của các mô tiếp nối bắt nguồn từ phản ứng hóa học tròng chéo (chemical cross linkage) giữa các chuỗi phân tử dính liền nhau trong cấu trúc của các mô xốp (fibrous tissues).
– Sự mất hiệu năng của hệ thống miễn dịch
Nếu có chất lạ xâm nhập cơ thể thì hệ thống miễn dịch sẽ phát giác ra ngay và huy động hệ thống phòng thủ để tiêu diệt hoặc loại trừ các chất lạ đó. Ðó là phương cách mà hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm mầm bệnh, đồng thời ngăn chặn sự tích lũy các chất hữu cơ vô dụng trong cơ thể. Các tế bào hay chất liệu nào mà cơ thể không chấp nhận vì bị già cỗi suy yếu hoặc là có ác tính (như ung thư) đều bị phát giác và tiêu hủy.
Khi ta già hoặc khi một vài bộ phận trong hệ thống trở nên suy yếu thì hệ thống miễn dịch mất hiệu quả và khi đó cơ thể dễ bị nhiễm độc và dễ bị bệnh ác tính xâm nhập.
Ngoài ra, hệ thống miễn dịch còn có thể mất khả năng chuyên biệt của nó và đôi khi còn hủy hoại các cơ quan trọng yếu của thân thể. Tiến trình này gọi là bệnh tự hủy miễn dịch (autoimmune disease). Ví dụ bệnh này có thể hủy tuyến giáp trạng (thyroid gland), thượng thận (adrenal gland) và lớp mô lót bao tử, gây nên bệnh myxoedema (hư hạch tuyến giáp), bệnh Addison’s disease (hư tuyến thượng thận), bệnh teo bao tử (gastric atrophy).
Trên đây là tóm tắt các diễn biến xảy ta trong/với thời gian mà hậu quả là sự biến đổi của cơ thể và sự suy giảm của các chức năng sinh lý.
NYD
_________________________
No comments:
Post a Comment