Điều tối kỵ thứ nhất đối với tâm là: LOẠN
Vì vậy, đối với trị bệnh thì cần lấy Tâm làm chủ. Thực sự có những người quá yếu đuối, ví như khi họ biết mình bị mắc trọng bệnh, hay ung thư, thì ngay lúc đó tinh thần họ đã suy sụp rồi, thế thì phiền phức rồi. Khi con người mắc bệnh, thì không nên oán hận, trách móc Trời Đất bất công với mình, phàn nàn về số phận thật quá bất hạnh, thay vào đó bạn nên tiếp nhận nó một cách bình tĩnh, trái tim của bạn lúc này cần ổn định, thì những vấn đề còn lại không còn lớn nữa.
Tại sao những người hiểu thấu Đại Đạo lại có một thân thể rất khỏe mạnh? Bởi vì họ đã thấu hiểu được sự vận hành của vạn vật, họ hiểu được rằng, đau khổ là một phần của cuộc sống, có thăng có trầm đó là trạng thái bình thường mà con người sẽ gặp phải, vì vậy khi họ thất bại hay gặp khó khăn, họ sẽ không phàn nàn mà bình tĩnh đối mặt với nó.
Vạn sự vạn vật đều có quy luật, bất kể sự việc gì đều trải qua bốn quá trình sinh, trưởng, gặt hái, cất trữ. Cũng giống như mùa xuân trồng cây, mùa hè cây cối sinh trưởng, mùa thu thu hoạch trái chín và mùa đông sẽ là cất trữ, mỗi giai đoạn đều có đặc điểm riêng. Ở giai đoạn ươm mầm, thì hạt sẽ phải chôn vùi trong đất, rất khó khăn và khổ đau, đây cũng là lúc bạn tích lũy năng lượng cho mình, chớ nên nóng vội để trở thành kẻ dẫn đầu; nếu như đột nhiên bạn gặp phải khổ nạn, thì điều đó có nghĩa rằng sẽ có một điều vô cùng tốt đẹp đang chờ bạn ở phía trước. Nếu mọi người đều đạt đến được nhận thức như vậy, đạt tới cảnh giới đó, thì không khó có được một tâm thái bĩnh tĩnh.
Điều tối kỵ thứ hai đối với tâm là: THAM
Điều tối kỵ thứ ba đối với tâm là: HẬN
Lúc đầu do không giải khai được về thù hận nên bệnh không chữa khỏi được. Nếu như một cá nhân cứ mãi đổ lỗi cho hết thảy những khó khăn mà họ gặp phải là đến từ bên ngoài, chứ không phải từ bản thân họ thì người đó sẽ mãi không thể nhìn thấy được những thiếu sót của bản thân họ. Họ ghét bỏ tất cả, họ ghét người khác, ghét môi trường xung quanh, họ hận rằng ông trời bất công với họ, họ hận là đã sinh ra trên đời này, những người như thế biểu hiện ra luôn đố kỵ và hoài nghi. Trái tim của họ mất cân bằng, ngôn từ và hành vi của họ cũng mất cân bằng. Những người này thường hay trầm cảm, thời gian lâu thân thể sẽ trở nên u uất, suy nhược.“Tâm khoan một thốn, bệnh lui một trượng” có nghĩa rằng khi trái tim của bạn khoan dung bao nhiêu thì bệnh tật sẽ thuyên giảm đi rất nhiều, tha thứ lại chính là phương thuốc tốt nhất. Hãy buông bỏ những nghi hoặc trong cuộc đời, hãy mở rộng trái tim của mình, bạn sẽ thấy rằng thế giới xung quanh bạn cũng rộng mở. Khi đó, bạn sẽ nhận ra bệnh tật của mình cũng đã giảm đi rất nhiều. Đối với một người không có uất hận trong tâm, người đó sẽ có được cuộc sống thật an nhiên và tự tại.
Bí quyết tu tâm, đó chính là: TĨNH
So với nỗ lực làm việc thì tu tâm là quan trọng hơn cả, để có được một trái tim bất động khi đối mặt với những thay đổi của thế giới bên ngoài, thì tâm cần tĩnh tại và vô thường. Hãy để bụi trần tôi luyện trái tim bạn, hãy để những chông gai phía trước tôi luyện ý chí của bạn, khi đó, tương lai bạn trở nên rộng mở, bạn sẽ trưởng thành hơn và có năng lực hơn.
Tĩnh, đó chính là không ngừng tự đề cao năng lực thích nghi của bản thân với tự nhiên, cuối cùng đạt tới cảnh giới thiên nhân hợp nhất – con người và thiên nhiên hòa làm một. Ví như, tu thiền của Phật gia, đó là khiến cho đại não và toàn bộ tế bào của cơ thể đạt tới một trạng thái tĩnh cao độ, lúc đó não của bạn sẽ giống như một thể siêu dẫn. Đạo gia “đạt đến cực độ của hư không, giữ tĩnh lặng, hiểu cội nguồn vạn vật”, đó chính là giúp cho chúng ta thể nghiệm được quy luật tuần hoàn cực độ tĩnh tại của sự vật, từ đó mà đắc đạo.
Khi đạt được trạng thái tĩnh, thì cho dùng công việc có thuận buồm xuôi gió hay khi gặp sóng to bể cả thì tâm tình vẫn tĩnh tại, không nao núng, cũng không oán hận, cũng không vọng tưởng, cũng không ám ảnh, và họ có rất ít vấn đề về thể chất. Họ khoan dung người khác, tâm tình rộng mở, khoáng đạt, luôn tha thứ cho người khác, khi đó khí huyết tự nhiên lưu thông tốt.Nhân sinh độc hại nhất chính là Tam Độc: Tham – Sân – Si. Ba chất độc này chính là kẻ thù của cơ thể. Học cách tu tâm, thì trăm thứ độc cũng không thể xâm chiếm được. Tu luyện tâm trí không liên quan gì đến thành tích, tiền bạc, và trình độ công nghệ, nó chỉ phụ thuộc vào “ngộ tính” của mỗi người. Tu luyện tâm trí không chỉ giúp cho thân thể được khỏe mạnh, mà còn mở ra trí tuệ cũng như bản năng tiên thiên của chúng ta.
Cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh chính là dưỡng tâm.
Cảnh giới cao nhất của dưỡng tâm đó là tâm từ bi.
Một người có trái tim từ bi, họ có một loại năng lượng tương thích, có khả năng làm tan chảy vạn vật một cách tường hòa. Một người có trái tim từ bi , nó đến một cách rất tự nhiên, không hề cưỡng ép mà tự trong họ đã có được một sự tự tại. Một người từ bi, có mang theo một tâm thái tự tin, không phải họ cố ý mang cho người khác xem, mà tự tin của họ càng không cần phải chứng minh cho ai thấy.
Thực ra, bất kể là giàu sang hay nghèo hèn, thì con người dễ nhận ra một đạo lý: Nhân sinh không dễ có được, chỉ khi trong tâm thái an hòa thì mới có được cuộc sống hạnh phúc. Giàu nghèo không phải là căn bản, cũng không phải là vĩnh hằng. Người giàu không tạo phúc mà cứ hưởng phúc, thì chính là đang tiêu phúc. Người nghèo khi cần kiệm thì chính là đang tạo phúc cho mình.
Đời người là một chặng đường dài tu luyện, muốn trở thành một người chân chính, thì Nhân, Trí, Dũng ba điều này thiếu đi một cũng không được.
Cái gọi là nhân, chính là tâm thái từ bi thiện lương.
Cái gọi là trí, chính là năng lực nhìn thấu quy luật.
Cái gọi là dũng, chính là dũng khí đối mặt trực diện với sinh tử.
Theo Aboluowang (Bùi Đăng chuyển tiếp)
No comments:
Post a Comment