Quinhon11
Sự ra đời của công nghệ dược phẩm khiến những “bài thuốc dân gian” rẻ tiền, hiệu quả, lại sẵn có ngay trong vườn nhà, dần bị lãng quên. Chúng mình hãy cùng điểm qua đôi chút về các loài thảo mộc quý nhưng rất dễ kiếm trên đất Mỹ.
Rau Mã đề
Cây mã đề thấy nhiều ở nhiều vùng quê Việt Nam, Nhưng ở Mỹ cũng không hiếm. Chúng mọc dại khắp nơi, trên bải cỏ, sườn núi, nơi những kẻ nứt của sân nhà.
Người ta dùng lá mã đề làm rau nấu canh, ăn sống, luộc, xào. Ngày nay, lá mã đề còn được nghiên cứu và ứng dụng để bào chế thuốc cai nghiện thuốc lá. Chị chồng mình ở Florida, đã đào vài cây mọc hoang về gây giống ở vườn nhà, nhờ vậy chị có rau này ăn quanh năm.
Chế biến món ngon từ cây mã đề
Như đã biết, Món ăn từ mã đề rất có lợi cho sức khỏe. Vì thế, nhiều gia đình ở nông thôn trồng hẳn vườn rau mã đề thay thế các loại rau dại khác. người ta sử dụng mã đề để làm rất nhiều món ăn.
Ngoài ra còn dùng để nấu nước sâm mã đề thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Nếu để ý, bạn sẽ thấy trong thành phần các loại nước sâm bí đao, sâm rong biển, sâm bông cúc thường có chứa cây mã đề. Do đó, nếu muốn nấu nước sâm, đừng quên cho thêm một ít mã đề khô vào.
Một trong những được tính đáng chú ý của cây mã đề là làm giảm cơn thèm thuốc, giúp cai thuốc lá hiệu quả.
Cách nấu nước cây mã đề trị bệnh gan
Thu hoạch hột, thân, lá mã đề rữa sạch phơi khô để dành.
Khi cần dùng, mỗi lần lấy 20-30 gram lá mã đề khô, sắc nước hoặc pha trà uống mỗi sáng. Uống kiên trì mỗi ngày giúp gan giải độc và thanh lọc cơ thể.
Rau sam
Rau sam tên khoa học là Portula oleracea, thuộc họ Rau sam Portulacaceae.rau sam được biết đến là một loại cây mọc dại, được con người sử dụng như một thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt rau mọc rộ vào mùa hè. Rau có vị chua, thanh mát. Ở Mỹ loại rau này mọc dại cũng rất nhiều. Có thể nói nhìn đâu cũng thấy.
Rau sam giàu vitamin A, C, vitamin nhóm B, nhiều khoáng chất như kali, magiê, canxi, sắt, kẽm và selen. Ngoài ra còn chứa nhiều acid béo cần thiết như omega 3 đặc biệt ở trong hạt. Chất nhầy có nhiều trong rau sam, các chất chống oxy hóa như flavonoid, phytoestrogen, cùng các axit hữu cơ khác như axit xitric hoặc axit malic. Một tính năng đặc biệt khác là trong thành phần hoạt chất có chứa melatonin, hormon điều hòa giấc ngủ và sự tỉnh táo cho cơ thể.
Những tác dụng kỳ diệu của rau samDo chứa nhiều hoạt chất ích lợi, ngoài giá trị dinh dưỡng cho cơ thể còn giúp Lợi tiểu, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể: Chống oxy hóa, Chống nhiễm trùng, Đặc biệt là tác dụng trên tim mạch do Hàm lượng kali và omega 3 trong rau sam tương đối cao, điều này giúp điều chỉnh cholesterol trong máu, giúp huyết áp được ổn định..
Tóm lại, thứ rau sam này rất dễ tìm, vừa ngon vừa có ích cho sức khỏe, các bà nội trợ chớ có bỏ qua.
Sage – cây xô thơm
Là loại thảo mộc thường được dùng làm gia vị trong nấu ăn, tẩm ướp thịt, cá, rau củ và trứng trong qui trình chế biến các món ăn hàng ngày. Ngoài ra Sage cũng thường dùng để làm trà.
Cây xô thơm thuộc họ bạc hà (mint family) có mùi nồng và vị đất. Ngạn ngữ cổ có câu: “Anh ta không thể chết khi trong vườn trồng cây xô thơm”. Khoa học ngày nay cũng đã nhận ra lợi ích tuyệt vời của loài cây này với sức khỏe.
Cây xô thơm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin K, A, C, B6 và E; các khoáng chất như chất sắt, calcium, manganese, magnesium, zinc.
Giống cây này rất giàu chất chống ôxy hóa, là chất giúp cơ thể ngừa các bệnh mãn tính. Ngoài ra, các chất như Axit chlorogenic, axit caffeic, axit rosmarinic, axit ellagic và rutin có trong lá cây giúp làm giảm nguy cơ ung thư, cải thiện chức năng não và trí nhớ. Uống 1 cup (240ml) trà cây xô thơm mỗi ngày cũng giúp giảm lượng cholesterol xấu LDL và gia tăng lượng cholesterol tốt HDL trong máu.
Cải thiện sức khỏe răng miệng. Cây xô thơm có tác dụng kháng khuẩn, có thể vô hiệu hóa vi khuẩn gây mảng bám trên răng. Nước súc miệng từ lá xô thơm giúp diệt vi khuẩn gây sâu răng. Có thể giúp điều trị nhiễm trùng cổ họng, áp xe răng, viêm nướu và loét miệng.
Từ xưa, cây xô thơm được dùng để giảm các triệu chứng mãn kinh. Người ta tin rằng các hợp chất trong cây này có đặc tính giống như estrogen, có thể giúp bổ sung lượng hormone estrogen tự nhiên bị suy giảm, qua đó cải thiện trí nhớ, điều trị chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi nhiều.
Có thể làm giảm lượng đường trong máu. Lá cây sage được dùng như một bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất cây xô thơm làm giảm lượng đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Ở người, chiết xuất lá xô thơm đã được chứng minh làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin, với tác dụng tương tự như rosiglitazone, một loại thuốc chống bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, cây xô thơm còn giúp xương chắc khỏe, trị bệnh tiêu chảy và ngừa nếp nhăn trên da.
Dandelion cây bồ công anh
Vốn là loài cỏ dại, mọc hoang trong vườn nhà. Tuy nhiên, cây bồ công anh mang đến rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.
Trà làm từ lá bồ công anh giúp giảm phù nề, có tác dụng lợi tiểu, qua đó giúp ngừa nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Rễ cây bồ công anh từ lâu được coi là “thuốc bổ gan” trong y học dân gian. Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy điều này một phần là do khả năng làm tăng dòng chảy của tuyến mật. Trà rễ cây bồ công anh giúp giải độc gan, làm giảm các triệu chứng của bệnh gan, giúp điều trị các vấn đề về da và mắt. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy polysaccharides trong bồ công anh rất có lợi cho chức năng gan.
Giúp giảm cân: Một nghiên cứu gần đây ở Hàn Quốc cho biết bồ công anh có tác dụng tương tự như Orlistat – một loại thuốc giảm cân, hoạt động bằng cách ức chế lipase tuyến tụy, một loại enzyme được giải phóng trong quá trình tiêu hóa để phân hủy chất béo.
Có thể làm dịu các chứng bệnh về tiêu hóa: Trà rễ bồ công anh có nhiều tác động tích cực đến hệ tiêu hóa. Từ xa xưa, nó đã được sử dụng để cải thiện sự thèm ăn, làm dịu các bệnh tiêu hóa nhẹ và trị táo bón.
Gần đây, rễ cây bồ công anh đã được nghiên cứu về khả năng chống ung thư với nhiều kết quả khả quan. Một nghiên cứu năm 2011 của Canada cho thấy rằng nó có tác dụng ức chế các tế bào ung thư tuyến tụy.
Bồ công anh được cho là an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng với loài cây này. Bồ công anh cũng đã được phát hiện có tương tác với một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu, lithium và Cipro. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống trà bồ công anh.
Quinhon11 - tham khảo từ nhiều nguồn trên net.
_________________________________________
No comments:
Post a Comment