Trong thời kỳ Phục hưng, mì ống với rau, pho mát và tỏi đã cứu nhiều người Italy nghèo đói khỏi nạn đói. Họ ăn mì ống bằng tay không. Sau đó, món ăn này trở thành một phần không thể tách rời trong thực đơn của người Italy vào thế kỷ 16. Không một bữa tiệc nào có thể diễn ra nếu thiếu món ăn này.
Nhiều thế kỷ trước ở phương Tây, hành tây nấu rượu được coi là thức ăn của người nghèo, trước khi vua Louis XV (Pháp) quyết định nấu món ăn này. Trong chuyến đi đến Versailles, Pháp, sau khi thử món súp hành tây, vị vua của Ba Lan Stanislaw thực sự ấn tượng. Ông thậm chí còn hỏi người nấu công thức và sau đó chia sẻ với vua của nước Pháp. Ngày nay, giá của món súp hành tây được nhiều vị vua yêu thích này phụ thuộc vào các thành phần chế biến.
Vào thế kỷ 19, loại pho mát mỏng manh, mốc đỏ này được gọi là "thịt của người nghèo". Đây là một trong những món phổ biến nhất của người Norman (tộc người ở vùng Normandy) miền Bắc nước Pháp. Ngày nay, pho mát Livarot được sản xuất với số lượng hạn chế và hầu như không thể tìm thấy trên kệ của các siêu thị. Các nhà hàng chỉ phục vụ Livarot cho người sành ăn khi thưởng thức kèm rượu vang Pháp chất lượng cao. Luật của Liên minh châu Âu và các quy tắc của Pháp quy định xuất xứ sản phẩm, loại pho mát này không được sản xuất bên ngoài xã Livarot.
Từ lâu, cá hồi đã có sẵn ở vùng biển Scotland. Những người Scotland nghèo phải ăn cá hồi để tồn tại. Ngày nay, loại cá này được coi là món ăn ngon, đắt tiền không kém các loại hải sản khác như hàu, trai..
Giờ đây, sushi là một trong những món dành cho người sành ăn và được đưa thực đơn của các nhà hàng tốt nhất trên thế giới. Tuy nhiên, thực phẩm này từng là món ăn quen thuộc của những ngư dân nghèo Nhật Bản. Giá sushi tăng chóng mặt vào giữa thế kỷ 20. Một số ý kiến cho rằng điều này xảy ra do Nhật Bản mở rộng quan hệ quốc tế và bắt đầu thu hút nhiều khách du lịch.
Uyên Hoàng / Theo Bright Side
_______________________________
No comments:
Post a Comment