Vũ Đăng Khuê
Vũ Đăng Khuê |
Bây giờ dù Nhật đã theo dương lịch nhưng vẫn gọi là “sư tẩu”. “Sư” ở đây mang ý nghĩa “tăng lữ”, cứ vào dịp cuối năm thì sư rất bận rộn khác hẳn với ngày thường, ngoài giờ “hành chánh” sư còn phải “zangyo” (overtime) chạy đôn chạy đáo để tụng kinh gõ mõ…. Tóm lại, là vào những ngày cuối tháng chạp thì mọi người từ dân đến quan đều phải chạy ngược, chạy xuôi, chạy đôn, chạy đáo để thanh toán, để thu xếp sao cho hết nợ hết nần, để “3 ngày tết vui cười no say” dù cho “sang năm thì ta lại kéo cày”. Dân thì chạy cơm, chạy việc, chạy tiền.... còn quan thì “vất vả” hơn cả dân vì phải chạy sao ngân sách sớm thông qua, chạy sao cho những luật về thuế mới không làm phiền dân chúng, chạy sao cho 2 tên bạn láng giềng, nhất là tên “hung khùng” Trung Quốc đừng dở trò nữa v.v…. Nói ra thì nhiều. Thôi xin gác chuyện “chạy” ở đây để “chạy” sang chuyện khác.
Nữ đại sứ Mỹ tại Nhật và những “Shiwa” (nếp nhăn)
Ngày 15 tháng 11, bà Caroline Kennedy (56 tuổi), con gái của cố Tổng Thống Kennedy đã sang Nhật để nhậm chức đại sứ Hoa Kỳ và cũng là nữ đại sứ đầu tiên thay ông John Roos vừa chấm dứt nhiệm vụ. Bà vừa là một luật sư, nhà văn, một thành viên của gia đình “hoàng tộc” Kennedy (Royal Family), một gia đình nổi tiếng nhưng chịu nhiều mất mát.
Bà được ông Tổng Thống nước da “màu lam khói” Obama tuyển chọn vì 2 lý do:1/ Trả “ơn” vì bà đã đóng góp, ủng hộ tích cực để ông đắc cử, bà từng là chủ tịch Ủy Ban Vận Động bầu cử của ông Obama.2/ Dù không kinh nghiệm, nhưng nhờ tài.... ăn nói, nụ cười tươi, được lòng dân Nhật..., nên ông Tổng Thống da màu này hy vọng bà sẽ là người có khả năng làm một gạch nối, hóa giải hoặc làm giảm đi những “ma sát” giữa 2 nước.
Ông Obama đã cho bà nhiều quyền giải quyết, bà có thể điện thoại trực tiếp đến ông khi hữu sự, chứ không phải chạy “vòng vòng” như các ông đại sứ trước
Bà sang Nhật mới có 2 lần, lần thứ nhất vào năm 1978 cùng ông chú nghị sĩ Ted Kennedy và lần thứ hai khi đi hưởng tuần trăng mật. Bà tâm sự:
Tôi rất yêu nước Nhật, tôi nhớ đến ước mơ của bố tôi: ông sẽ là người tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Nhật.
Được biết TT Kennedy dự định thăm viếng Nhật vào năm 1964, nhưng “mộng không thành” vì chẳng may ông đã bị ám sát năm 1963.
Đón tiếp
Song mã đưa nàng về “cung”!
Sáng 19/11 bà đã đến hoàng cung trình ủy nhiệm thư cho Nhật Hoàng bằng xe có song mã kéo, dẫn đầu là “đội kỵ mã” của cảnh sát. Trong suốt đoạn đường dài 1,8 km, thay vì “2 bên có lính hầu đi dẹp đường” thì “2 bên có lắm người ra .... đón bà”. Người ta ra đón bà đông lắm, có đến mấy ngàn người, chuyện hiếm thấy khi các đại sứ nước ngoài trình ủy nhiệm thư.Tưởng cũng nên nói thêm là các vị đại sứ khi nhậm chức tại Nhật có thể đến hoàng cung bằng 1 trong 2 cách: xe song mã, xe hơi. Thường thường thì thiên hạ dùng xe hơi vì có đi xe song mã thì chắc..... cũng chẳng có ai để ý như bà Caroline.
Xe chở bà là chiếc xe thứ 4 của Hoàng Cung được làm từ hồi Thiên Hoàng Minh Trị, mỗi năm mỗi đánh.... vẹc ni lại cho bóng, ban nghi lễ ngày ngày phải dẫn mấy chú ngựa ra đường để mấy chú quen với cảnh phố xá, tiếng động..... chứ không thì khi hữu sự mà mấy chú trở thành “ngựa phi trên lưng ngựa hung hăng, trên cánh đồng mênh mông” thì mất mặt chết.
Lấy lòng dân Nhật
Vừa nhậm chức xong, bà đã có ngay một chương trình dầy đặc, đi khắp nơi, bà nói:
tôi muốn đi tìm hiểu để có thể có những đóng góp hữu hiệu nhất cho bang giao của 2 nước.
Bà đến vùng Iwate bị động đất, thăm trại lánh nạn và thăm một trường trung học, ở đây bà đã biểu diễn “thư đạo”, dùng bút lông “thảo” chữ “友“ (hữu – nghĩa là bạn), bà cũng đến địa điểm bị sóng thần nặng nhất, chắp tay tưởng niệm người lánh nạn, đi thăm nơi có cây thông tồn tại duy nhất trong thiên tai vừa qua.
Ngày 6/12 bà đến gặp chủ tịch công ty Rakuten, Migitani Hiroshi, công ty sở hữu đội dã cầu (được coi là yếu nhất nhưng vừa chiếm vô địch Nhật Bản) để trao đổi về các chính sách phục hưng vùng Đông Bắc.
Ngày 10/12, bà đã đến Nagasaki, nơi Nhật lãnh quả bom nguyên tử và dâng vòng hoa tưởng niệm người đã chết tại công viên hòa bình. Ngoài ra, bà còn đi thăm các đại học trong vùng thiên tai và rất được giới sinh viên hoan nghênh.
Hôm 16/12, có một trực thăng Mỹ rớt tại vùng Kanagawa, bà đã đến gặp ông tỉnh trưởng Kanagawa cám ơn Nhật đã nhanh chóng giúp điều trị 2 phi công gặp nạn.
Nói tóm lại là bà đã rất khéo trong việc lấy lòng người dân Nhật.
Những chuyện bên....lề
Từ lúc có tin bà được tuyển chọn làm đại sứ tại Nhật, đã có rất nhiều lời tán vào và cũng không ít lời bàn ra, nhưng cả hai phía đều có cùng chung kết luận. Xin quí độc giả chịu khó đọc đến cuối bài sẽ biết ngay.... lời giải đáp.
Bàn ra
Bà Caroline Nhăn nheo - Matsuda Thẳng tắp |
Năm nay bà mới “năm mươi mấy”, bà chỉ hơn Matsuda Seiko (một ca sĩ nổi tiếng của Nhật) 4 tuổi, nhưng da của bà, đặc biệt là da mặt lại quá nhiều shiwa (vết nhăn) trông cứ như bà già “sáu mươi mấy gần bảy mươi” vậy, trong khi Matsuda Seiko thì cứ mơn mởn.... mịn màng thẳng tắp. Một bác sĩ chuyên môn chỉnh hình ở Nhật phán: Được hết, nếu muốn thẳng thì sẽ có cách và thuốc làm cho.... thẳng.
Nhưng theo “thông tin” từ những người có “mắt nhìn” đầy rẫy trong “đời sống xung quanh” cho biết thì: Matsuda cũng qua bao lần dao kéo mới được như thế đấy chứ. Tài tử Hollywood thì cứ khoảng trên 30 một chút là thế nào cũng phải chích vào người vài chất “hóa học” như hyaluronicacid hay botox để da thịt luôn “tươi tốt”. Có người tỏ vẻ ngạc nhiên, Mỹ là đại quốc của kỹ thuật cải lão hoàn đồng (anti-aging anti-ageing) mà, thế tại sao bà không
“đi tu sửa” nhỉ?
Cỡ bà thì muốn làm gì mà chả được
Tán vào
Đã có những câu hỏi “bàn ra” thì cũng có những câu trả lời “tán vào”:“Da của người gốc Ái Nhĩ Lan như bà da dễ bị ăn nắng lắm”....
“đi tu sửa” nhỉ?
Cỡ bà thì muốn làm gì mà chả được
Hỏi chỉ mà hỏi chứ chả ai mà có câu trả lời. Muốn biết tại sao xin cứ hỏi thẳng đương sự.... thì rõ. Ngoài ra bà còn bị chỉ trích là
Không.... cúi
Obama cúi rạp - Caroline không cúi
Có dư luận phán “Được tiếng là hiểu rõ văn hóa, phong tục Nhật, nhưng lúc gặp Thiên Hoàng chẳng chịu cúi đầu gì cả, trong khi ông Tổng Thống thì cúi rạp. Cố vấn bà đâu, sao không nhắc bà, chỉ cần cúi một chút là đủ. Thế mà cũng nói là rành là hiểu về Nhật Bản”
Tán vào
Đã có những câu hỏi “bàn ra” thì cũng có những câu trả lời “tán vào”:“Da của người gốc Ái Nhĩ Lan như bà da dễ bị ăn nắng lắm”
hay
Cũng đâu phải là đi cắt, hút, bơm, căng là đẹp.
Cũng đâu phải là đi cắt, hút, bơm, căng là đẹp.
Xem kìa, giới diễn viên điện ảnh thì có Meyl Streep (64 tuổi), xưa một chút thì có Audrey Hepburn, giới chính trị thì có bà Hillary Clinton cũng nhăn nheo mà thiếu gì người hâm mộ?
Ngày 18/11, một nữ bình luận gia nổi tiếng của Nhật đã “phát biểu" về “shiwa” của bà Caroline trên đài TBS: “Không phải đẹp hay không đẹp, mà phải là phụ nữ có “nội dung”, có “tấm lòng”, rồi không phải cứ nhìn thấy mặt mũi đầy “shiwa” rồi phán. Có ai được như bà hôm đến hoàng cung trình ủy nhiệm thư mà hàng ngàn người đi đón không! Rõ chuyện.”
Về vụ cúi đầu xuống hay ngẩng đầu lên thì:Còn chuyện chào Nhật Hoàng mà cúi thấp, cúi rạp hay không cúi thì đã sao? Ông Obama thì bị một ít người Mỹ coi là mất thế, còn bà Caroline thì bị một nhúm người Nhật coi là thất lễ. Tại sao thế? Chả có sao cả, tùy theo cách nhìn. Văn hóa của mỗi nước mỗi khác mà. Thắc mắc làm gì cho mệt.
---------
---------
Kết....luận
Theo thống kê do các cơ quan truyền thông thực hiện thì số có cảm tình và kỳ vọng vào bà rất cao chiếm 80%, còn lại thì “không đến nỗi nào”, “không quan tâm” hoặc “không kỳ vọng”.
Chính phủ Nhật cũng đánh giá cao và mong đợi bà nhiều lắm. Cho nên, câu giải đáp trong trường hợp này là “
Cái nết đánh chết....cái đẹp”
hoặc
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
là chính xác nhất. Thôi ta sang chuyện khác
Chính phủ Nhật cũng đánh giá cao và mong đợi bà nhiều lắm. Cho nên, câu giải đáp trong trường hợp này là “
Cái nết đánh chết....cái đẹp”
hoặc
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
là chính xác nhất. Thôi ta sang chuyện khác
Vũ Đăng Khuê - Takenaga Hisahide
https://www.facebook.com/notes/788740121905516/
_______________________________
No comments:
Post a Comment