Lạp xưởng tươi khác gì lạp xưởng truyền thống?
Gần đây xuất hiện cụm từ “lạp xưởng tươi” nhiều so với từ nguyên bản “lạp xưởng” như một khuynh hướng ưu chuộng của người dùng. Lạp xưởng tươi là lạp xưởng không qua chế biến hay là lạp xưởng được chế biến theo một qui trình khác so với lạp xưởng truyền thống?
Để làm lạp xưởng, ban đầu người ta cắt những miếng thịt nạc và mỡ thành những miếng nhỏ như đầu đủa ăn, sau đó chúng được trộn với gia vị, rượu mai quế lộ, muối diêm… Hỗn hợp sau khi trộn sẽ được nhồi vào ruột heo, bó thành từng đoạn nhỏ định hình. Lạp xưởng hoàn chỉnh sau khi các đoạn này được phơi khô từ 3 đến 5 ngày phơi nắng hoặc sấy liên tục bằng tủ sấy trong 12 – 16 giờ
Vì tính tiện dụng của lạp xưởng truyền thống là bảo quản được lâu trong vài tháng với nhiệt độ thường nên người ta phải phơi khô thanh lạp xưởng mất đi khoảng 25 đến 35% lượng nước trong thịt, lượng muối cũng phải tương đối kha khá để đủ kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn trong thời gian bảo quản này. Việc mất nước trong thời gian phơi lâu sẽ làm thanh lạp xưởng sau khi chiên khô cứng và mất đi độ tươi thơm tự nhiên của thịt.
Ngày nay xã hội phát triển, người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm chất lượng. Để giải quyết vấn đề còn khuyết của lạp xưởng truyền thông trên, người ta cho cho ra đời “lap xưởng tươi”.
Lạp xưởng tươi - một nắng |
Viêc này vừa giảm chi phí sản xuất vừa tăng giá trị cảm quan cho thanh lạp xưởng.
Người người nhà nhà hiện tại điều có tủ lạnh, cửa hàng tiện lơi xung quanh nơi nơi thì việc bảo quản lạp xưởng tươi cũng không khó khăn trong quá trình chờ đến tay người tiêu dùng khi yêu cầu cho loại sản phẩm này chỉ ở mức bảo quản trong tủ đông hoặc ngăn mát từ 0 đến 4oC.
Nguồn: thithunkhoi.com
______________________________
No comments:
Post a Comment