Cần tránh xa những cách ăn dưa muối này nếu không muốn mắc bệnh dạ dày
Theo nhiều nghiên cứu, trong dưa muối xổi, ăn vẫn còn vị cay nồng, hăng hăng, hàm lượng nitrat bị chuyển hóa thành nitrit do vi sinh vật có trong nước dưa cà muối tác động.
Khi vào dạ dày, dưới tác động của môi trường dạ dày, nitrit sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm như cua, tôm, cá, thịt, nhất là mắm tôm và trở thành nitrosamine – một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.
Dưa muối trong đồ nhựa
Khi bạn muối bằng đồ nhựa, nhất là những đồ có nhiều màu sắc, dưa chua có chứa a-xít khi đựng trong hộp nhựa sẽ không tốt cho sức khỏe
Đấy là chưa kể trong quá trình muối không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, kết hợp với các độc tố trong dưa muối chưa bị khử hết đi sẽ thành tác nhân gây nên ung thư.
Ăn dưa muối lâu ngày
Thói quen của nhiều gia đình là muối dưa một lần ăn lâu ngày. Tuy nhiên, khi bạn ăn dưa muối lâu ngày nổi váng, vi khuẩn xâm nhập dễ gây bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, trong dưa muối lâu ngày chứa khá nhiều muối, độ chua dễ gây cao huyết áp, tim mạch, viêm loét dạ dày.
Muối dưa nên sử dụng đồ chứa bằng gốm, sành sứ không có hoa văn lòe loẹt. Tiện dụng nhất là sử dụng đồ chứa bằng nhựa màu trắng, được sản xuất từ nhựa PVC (xem kỹ thành phần của nhựa được ghi trên sản phẩm).
Tuyệt đối không ăn dưa muối xổi, đặc biệt không ăn cùng mắm tôm vì chúng sẽ tạo điều kiện sản sinh ra độc tố nitrosamine gây nguy cơ ung thư dạ dày.
Những người không nên ăn dưa muối: Người mắc bệnh đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, xơ gan cổ trướng… Phụ nữ có thai và trẻ em, người già nên hạn chế ăn.
Hạ An
______________________
No comments:
Post a Comment