Đời người rốt cuộc cũng chỉ là một giấc mộng, một nắm tro tàn mà thôi
Nhân sinh như giấc điệp, có người cứ thích đắm chìm mãi vào sầu muộn, buồn thương nhưng cũng có người vội tỉnh mà thấy xa xót cho những huyễn mộng của kiếp người.
Một doanh nhân nổi tiếng có thói quen vô cùng kỳ lạ. Cứ cách một thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến lò hỏa táng, đứng ngắm nhìn. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng như khói mây qua trước mắt mà thôi.
Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to, quý tộc, quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế nằm xuống bất động, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt. Khi trở ra lần nữa, thì tất cả chỉ còn là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm khăn.
Khi đến chẳng mang theo thứ gì, khi đi chỉ như một làn khói. Ngẫm lại đời người thật đơn giản vậy! Vinh hoa phú quý rồi cũng thoáng qua theo ngày tháng, ân ái tình thù rồi cũng trở về với cát bụi.
Hôm nay chúng ta sống trong một thế giới đầy vật chất, dục vọng. Ai ai cũng bị cuốn đi bởi những cám dỗ mê hoặc: quyền lực, địa vị, tiền bạc, mỹ sắc, ăn ngon mặc đẹp. Thế giới này dễ làm cho con người trở nên ngông cuồng, ngạo mạn, đam mê và tư lợi.
Khi bạn cảm thấy tuyệt vọng vì sao cuộc sống này thật khổ cực, khi bạn cảm thấy đau đớn vì sao mình chẳng kiếm được nhiều tiền bằng người kia, khi mắc kẹt trong ân ái tình thù, trong mưu tính thiệt hơn, trong oán hận, trong tủi nhục… hãy nghe tôi: xin bạn một lần đến lò hỏa táng. Ở đó bạn hãy ngắm nhìn thật kĩ những nắm tro tàn và sẽ thấy rằng một đời người biết có được bao nhiêu, một kiếp một đời chung quy cũng chỉ là một chút cát bụi ấy mà thôi.
Người sống trên đời là buồn đau quá nửa, chuyện không như ý thường chiếm phần hơn. Không như ý nhiều lắm chứ: sao mình không làm ra thật nhiều tiền để được sống sung túc, thỏa mãn cả đời, sao mình không được quyền cao chức trọng, nhiều người cung phụng để rạng danh với thế nhân, sao con cái mình không giỏi giang như “con nhà người ta” để làm mát mày mát mặt mình? Những câu hỏi vô vọng ấy không phải lúc nào cũng tìm được câu trả lời thích đáng.
Tâm ý người ta thực dễ nguội lạnh như tro. Qua thời tuổi trẻ bồng bột, người ta về sau căn bản là sống tạm qua ngày, đối với thói đời thường là bất mãn, thường là thở dài, thường là bi quan, chán nản. Khi cảm thấy những truy cầu cả một đời mình hóa ra chỉ là mò trăng đáy nước, hái hoa trong gương thì ai mà cầm lòng nổi đây. Người ta sống trên đời chỉ là cõi tạm, sống sao cho lương thiện, dành cho nhau tình thương mến mới là cách khôn ngoan nhất. Đừng toan tính quá nhiều, bởi vì cuối cùng ai rồi cũng sẽ về với cát bụi mà thôi…
Tại sao chúng ta lại tức giận?
"Nhẫn" bí quyết để kiềm chế sự tức giận
Con người ngày nay rất dễ tức giận, khả năng kiềm chế rất kém, chỉ một sự việc nhỏ cũng dễ "bốc hỏa" cáu gắt.
Cũng bởi con người khó, thậm chí không nghĩ đến việc kiềm chế những cơn tức giận. Tính khí cứ bộc phát theo bản năng. Nên xã hội lúc nào cũng căng như dây đàn, không cofn sự yên bình. Cảm giác hạnh phúc của con người ngày càng ít dần.
Hội chứng: Cáu gắt đường phố
Ở các đô thị, mật độ giao thông trên đường phố quá đông. Người người, xe cộ đi lại tấp nập. Người điều khiển xe thì lại dán mắt vào điện thoại. Chỗ không có vỉa hè, thì người đi bộ cứ nghênh ngang trên phố, đèn đỏ bật lên rồi mà xe cộ vẫn cố rướn vượt ngã tư.
Thế rồi chẳng may va quyệt vào nhau, thì lập tức một cuộc hỗn mang liền xảy ra.
- Người đi bộ quắc mắt, mắng người điều khiển phương tiện giao thông không có mắt?
- Người kia văng tục chửi bậy rằng: điên hay sao mà đi bộ giữa đường?.
Những người tham gia giao thông khác, cũng đừng xe túm tụm, mỗi người góp một câu..
Đường phố lúc nào cũng như sẵn sàng xảy ra xô xác. Không tìm đâu được bầu không khí hoà ái trên đường.
Vì danh mà tranh đấu hơn thua
Người xưa có câu:
Lùi một bước biển rộng trời cao
Nhẫn một lúc sóng yên gió lặng
Nhưng con người hiện nay, chỉ vì tư tâm, ích kỷ, hẹp hòi nên không thể nhẫn, không thể nhường nhịn.
Vợ chồng chỉ một mâu thuẩn nhỏ là dẫn đến cãi vã, gay gắt rồi thù hận nhau, kết cuộc hôn nhân tan vỡ
trong công sở, đồng nghiệp chỉ vì chút lợi nhỏ, mà tranh dành được mất, đến mức coi nhau như kẻ thù.
Con người qua lại với nhau, chỉ một câu không hợp là xảy ra mâu thuẫn, tranh đấu đến kẻ sống người chết.. Nơi đâu trong xã hội cũng như chiến trường.
Ngọn nguồn cũng chỉ vì cái " danh, lợi" cá nhân mà tranh, mà đấu, mình không thể chịu sự mất mát oan uổng. Không thể chịu sự mất mặt thế này. Nhục nhã quá, không thể chịu nổi. Phải nói ra cho thỏa cơn tức giận này, mình phải là người thắng cuộc.
Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, có kể lại câu chuyện cuộc chiến thành Troy. Hai người đàn ông cùng tranh dành một mỹ nữ, đó là nàng Helen. Kẻ không dành được người đẹp vì quá tức giận mà khơi mào ra cuôc chiến, gây ra tấn bi kịch lớn.
Mâu thuẫn, giữa hai con người có thể dẫn tới tức giận mất khôn, gây ra bi kịch trong cuộc sống của họ và gia đình. Nhưng tâm lý tranh hơn thua của những người có quyền thế, chức sắc trong xã hội có thể gây ra tấm thảm kịch lớn cho một đất nước
"Nhẫn" bí quyết để kiềm chế sự tức giận
Nhiều người cho rằng nhẫn nhịn là biểu hiện của sự nhu nhược, nên phải vùng lên tranh đấu.
Thực chất nhẫn là thể hiện của người mạnh mẽ và phẩm chất cao thượng.
Người có thể khống chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân bằng ý chí. Người luôn mang tâm tranh đấu thực chất lại là người iếu nhược, là người không thể ức chế được bản thân mình. Không vượt qua được những tranh dành nhỏ nhen, ích kỷ của bản thân
Có một người phụ nữ, bà có thể nhẫn nhịn trong mọi hoàn cảnh. Khi gặp chuyện không vừa ý, vẫn luôn vui vẽ, suy nghĩ khoáng đạt. Bà là người có thể đối mặt với những quan hệ phức tạp bằng tâm thái lạc quan, để rồi hoá giải được tốt những mâu thuẫn cuộc sống. Một lần con rể và con gái bà cãi nhau. Con rể tỏ thái độ hung hăng, giận dữ. Người mẹ bình thường hẳn sẽ gay gắt với con rể, binh vực con gái. Nhưng bà đã khách quan, tìm ra nguyên nhân gây tranh cãi, mà không thiên vị. Vừa an ủi con gái, vừa giáo dục con rể.
Bà đã chỉ ra thiếu sót một cách có thiện ý, để con gái có thể nhận ra vấn đề của mình và làm hoà với chồng, tránh được một cuộc ly hôn không đáng có.
Con trai bà bị người ta lừa tiền,cầu cứu khắp nơi nhưng không ai giúp đở. Bà khuyên con trai hãy " chịu thiệt làm phúc", còn cho con ít tiền để làm lại từ đầu.
Chồng bà tính nóng nảy, luôn cay nghiệt với bà, nhưng bà không bao giờ giận, không để trong tâm. Bà luôn nhìn vào mặt thiên lương của chồng mà bỏ qua những thiếu sót.
Có người nghĩ bà thật ngốc. Cũng có người hỏi vì sao bà có thể điềm tĩnh, nhẫn chịu được thế?
Bà cười nói rằng: " Tôi luôn sống chân thành. Là một người tu luyện: Pháp Luân Công.
Tôi luôn dùng: Chân- Thiện- Nhẫn quan tâm đố xử với mọi người chung quanh.
Kỳ thực trong cuộc sống tôi đã nhận được những báo đáp thiện lành. Còn nhiều hơn tất cả những gì tôi đã chia sẻ, đã nhẫn chịu.
Con người ai cũng phải đối mặt với những phiền phức trong cuộc sống. Nóng giận, tranh đấu chỉ khiến bản thân càng thêm lao tâm, khổ tứ mà chẳng thay đổi được hoàn cảnh.
Được mất, hơn thua, luôn đặt mình vào vị trí người khác, lấy thiện tâm mà hành xử đối đãi.
Như thế mới có thể giải quyết những mâu thuẫn trong an yên. Có thể gặp chuyện dữ cũng hoá lành
Nguồn: dkn.tv
_________________________
No comments:
Post a Comment