Cách đây hơn 100 năm, các nhà sư Nhật Bản đã thực hiện loạt nghi thức ướp xác sống vào những ngày cuối đời.
Một số nhà sư đã ướp xác trước khi chết. |
Vào khoảng thế kỷ thứ 9, một nhà sư có tên Kükai tự ướp xác mình trong một ngôi chùa trên núi Koya, thuộc tỉnh Wakayama. Nhà sư Kükai (774-835) còn là một học giả, nhà thơ, nghệ sĩ, và sáng lập ra giáo phái bí truyền Shingon (hay còn gọi là Chân ngôn tông của Phật giáo Nhật Bản).
Vào năm 835, nhà sư này bắt đầu ngừng ăn uống, và dành phần lớn thời gian để thiền định sâu suốt hai tháng cuối cùng của mình. Thi hài Kükai được chôn trên núi Koya ở tỉnh Wakayama. Một thời gian sau, khi khai quật mộ của nhà sư này, người xưa nhận thấy ông như thể đang say ngủ, làn da không thay đổi và thậm chí tóc mọc dài hơn một chút. Truyền thuyết kể rằng Kūkai chưa chết mà đã nhập vào một thế giới samadhi vĩnh cửu và vẫn còn sống trên núi Kōya, chờ đợi sự xuất hiện của một vị Phật tương lai.
Từ đó, những tín đồ Shingon bắt đầu thực hành thuật tự
ướp xác sokushinbutsu theo Kükai, với mong muốn giác ngộ. Từ năm 1081-1903, có khoảng 20 tu sĩ còn sống thuộc pháp môn Chân ngôn tông đã ướp xác thành công theo tập tục Sokushinbutsu ở Nhật Bản.
Thông qua chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, các nhà sư đã làm việc để cơ thể mất nước, loại bỏ chất béo, cơ bắp và độ ẩm trước khi ngồi thiền trong hộp làm từ gỗ thông vào những
ngày cuối đời.
ngày cuối đời.
Thuật ướp xác trên thế giới
Trong khi sự kiện này có vẻ đặc biệt đối với các nhà sư Nhật Bản, thì nhiều nền văn hóa trên thế giới đã tiến hành thuật ướp xác.
Trong cuốn Living Buddhas: The Self-Mummified Monks of Yamagata, Japan (tạm dịch: Những vị phật sống: Các nhà sư tự ướp xác ở Yamagata, Nhật Bản), tác giả Ken Jeremiah viết: "Thuật ướp xác ra đời bởi nhiều tôn giáo cho rằng thi hài bất diệt là dấu hiệu của khả năng hiếm có để liên kết với những thế lực không thuộc cõi trần".
Dù không phải giáo phái duy nhất ướp xác, các nhà sư Chân ngôn tông ở Yamagata, Nhật Bản, nổi tiếng trong việc tiến hành nghi lễ đặc biệt này. Một số học viên của họ đã ướp xác thành công khi còn sống. Người ta tin rằng, nếu ướp xác thành công, sẽ giúp các nhà sư tiếp cận thiên đường Tusita, nơi họ sẽ sống 1,6 triệu năm và được ban khả năng bảo vệ con người.
Mong muốn cơ thể đồng hành cùng tâm hồn ở thiên đường Tusita, họ bắt đầu hành trình đầy đau đớn, tự ướp xác từ trong ra ngoài để ngăn chặn sự phân hủy sau khi chết. Quá trình này mất ít nhất 3 năm. Phương pháp ướp xác được hoàn thiện qua nhiều thế kỷ để thay đổi và thích nghi với khí hậu ẩm ướt (môi trường không phù hợp để ướp xác).
Làm thế nào để biến mình thành một xác ướp?
Để bắt đầu quá trình tự ướp xác, các nhà sư sẽ áp dụng chế độ ăn kiêng gọi là mokujikigyo (tạm dịch: Ăn cây). Tìm kiếm thực phẩm từ những khu rừng gần đó, các nhà sư tồn tại nhờ vào việc ăn rễ cây, quả hạch, quả mọng, vỏ cây và lá thông. Bụng của các xác ướp còn được cho là có đá sông.
Bảo Ngọc (Theo ATI)
Làm thế nào để biến mình thành một xác ướp?
Để bắt đầu quá trình tự ướp xác, các nhà sư sẽ áp dụng chế độ ăn kiêng gọi là mokujikigyo (tạm dịch: Ăn cây). Tìm kiếm thực phẩm từ những khu rừng gần đó, các nhà sư tồn tại nhờ vào việc ăn rễ cây, quả hạch, quả mọng, vỏ cây và lá thông. Bụng của các xác ướp còn được cho là có đá sông.
Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt này phục vụ 2 mục đích. Một là chuẩn bị về mặt sinh học để ướp xác bằng cách loại bỏ chất béo và cơ bắp trong cơ thể. Quy trình này giúp ngăn chặn sự phân hủy bằng cách loại bỏ đi các vi khuẩn tự nhiên có trong dinh dưỡng và độ ẩm.
Hai là, ở mức độ tâm linh, việc tìm kiếm thức ăn và sống trong môi trường cô lập sẽ tác động cứng rắn vào tinh thần của nhà sư, đưa họ vào kỷ luật và khuyến khích sự suy ngẫm.
Chế độ ăn kiêng thường kéo dài 1.000 ngày. Một số nhà sư sẽ lặp lại chế độ này 2 hoặc 3 lần nhằm chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn tiếp theo của Sokushinbutsu. Để bắt đầu quá trình ướp xác, các nhà sư có thể đã thêm một loại trà được ủ bằng vỏ cây sơn mài. Nguyên liệu này khiến cơ thể của họ sau khi chết trở nên độc hại, nguy hiểm với côn trùng.
Các nhà sư sẽ tiếp tục thiền định và không uống bất cứ thứ gì ngoài lượng nhỏ nước muối. Khi cái chết cận kề, họ sẽ ngồi nghỉ ngơi trong hộp làm từ gỗ thông chật chội. Sau đó, các đồng môn sẽ hạ chiếc hộp xuống lòng đất sâu khoảng 3m.
Xác ướp sokushinbutsu có tên Shinnyokai-shonin trong đền Dainichibou có từ thế kỷ 18. Ảnh: Dainichibou |
Quan tài được lấp bằng than và có trang bị thanh tre làm ống thở. Sau khi chôn, nhà sư sẽ dùng một chiếc chuông nhỏ để thông báo cho người khác rằng họ vẫn còn sống. Trong nhiều ngày chôn sống, nhà sư sẽ ngồi thiền giữa bóng tối và rung chuông.
Khi tiếng chuông dừng lại, những người trên mặt đất cho rằng nhà sư đã chết. Họ sẽ tiến hành niêm phong ngôi mộ và để xác chết nằm trong đó 1.000 ngày.
Sau khi khai quật quan tài, những môn đồ sẽ kiểm tra cơ thể xem có dấu hiệu phân hủy hay không. Nếu thi thể vẫn còn nguyên vẹn, các nhà sư tin rằng người quá cố đã đạt đến Sokushinbutsu. Họ sẽ mặc áo choàng cho thi thể và đặt chúng trong một ngôi đền để thờ cúng. Với những thi thể có dấu hiệu phân rã, các nhà sư sẽ chôn cất một cách khiêm tốn.
Nỗ lực đầu tiên với Sokushinbutsu diễn ra vào năm 1081 và kết thúc trong thất bại. Từ đó, 100 tu sĩ đã cố gắng đạt được mục đích cứu nhân độ thế bằng cách tự ướp xác. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20 người thành công.
Ngày nay, không ai tiến hành tục ướp xác Sokushinbutsu. Chính quyền thời Minh Trị (1868-1911) ở Nhật Bản đã hình sự hóa nghi lễ này vào năm 1877, coi hành động đó là lỗi thời và suy đồi. Vào năm 1903, nhà sư cuối cùng đã chết vì thực hiện thuật ướp xác Sokushinbutsu bất hợp pháp.
Nhà sư cuối cùng qua đời với thuật ướp xác sokushinbutsu là Bukkai. Ông đã thực hiện nghi thức này một cách bất hợp pháp, và qua đời vào năm 1903. Đến năm 1961, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tohoku khai quật hài cốt của vị cao tăng này. Hiện xác ướp Bukkai được trưng bày ở Kanzeonji, một ngôi chùa Phật giáo có từ thế kỷ thứ bảy ở tây nam Nhật Bản.
Mặc dù vẫn còn khoảng 28 xác ướp sokushinbutsu còn tồn tại ở Nhật, song du khách chỉ có thể chiêm ngưỡng 16 trong số đó. Nổi tiếng nhất là xác ướp nhà sư Shinnyokai Shonin trong đền Dainichibou trên núi Yudono linh thiêng, thuộc tỉnh Yamagata. Phần lớn nhà sư trải qua quá trình tự ướp xác đã dành những ngày cuối đời gần ngôi đền này. Những xác ướp sokushinbutsu khác có thể được tìm thấy ở đền Nangakuji, ngoại ô thành phố Tsuruoka và đền Kaikokuji ở thành phố nhỏ Sakata, Yamagata.
Bảo Ngọc (Theo ATI)
____________________________________________
No comments:
Post a Comment