Dr: Đinh Tấn Khương
Tên gọi con siêu vi trùng cúm:
1. Từ tổ chức y tế quốc tế (WHO):
- Khởi đầu được gọi là Coronavirus
- Tiếp theo là Novel coronavirus 2019 (Covid-19)
2. Từ ông Trump:
- China Virus (sau khi bị Trung Quốc đổ vạ cho quân đội Mỹ là đã đem con cúm vào Vũ Hán nhằm gieo rắc mầm bệnh cho dân Tàu)
3. Joshua Wong (Nhà tranh đấu dân chủ Hong Kong) trong một buổi phỏng vấn đã gọi con cúm nầy là:
- Chinese Originated Virus in December 2019 (Covid-19)
4. Những tên gọi khác:
- Cúm Vũ Hán
- Chinese originated viral infectious disease
- CCP Virus (Chinese Communist Party Virus)
Điểm xuất phát:
- Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới thì cho rằng con siêu vi trùng cúm này xuất phát từ Vũ Hán. Nghi ngờ điểm xuất phát có thể từ một ngôi chợ bán động vật sống hay là từ phòng nghiên cứu vi sinh hoc tại Vũ Hán (Lab 4).
- Trung Quốc thì nói rằng do lính Mỹ đem tới Vũ Hán, sau đó thì lại có ý ám chỉ nó xuất phát từ nước Ý.
- Thuyết âm mưu thỉ nói rằng đây là vũ khí sinh học do Trung Quốc tung ra để triệt hạ đối thủ của mình.
- Cũng có thuyết âm mưu nói rằng chính phe ông Giang Trạch Dân (GTD) ra lệnh thả con cúm này tạo khủng hoảng gây xáo trộn nhằm hạ bệ ông Tập Cận Bình (Con trai và cháu nội của Ông Giang Trạch Dân đang làm việc tại phòng Lab số 4).
- Cũng lại có thuyết âm mưu khác cho rằng đây chính là thủ đoạn của ông Tập nhằm triệt hạ băng nhóm của ông Giang. Lý giải rằng, phe GTD có thể bị bắt và giết chết trong mùa đại dịch mà báo cáo là chết do mắc bệnh cúm (nhiều đàn em của GTD sinh sống tại Vũ Hán).
- Người ta cũng đoán rằng, có thể những con dơi đã được dùng để xét nghiệm tại phòng Lab số 4 được nhân viên nào đó đem bán ra chợ động vật sống thay vì phải tiêu hủy theo lệnh, do muốn kiếm thêm chút lợi nhuận khiến dẫn đến trận đại dịch.
- Gần đây ông Cuomo (Thống Đốc tiểu bang New York) thì nói rằng con siêu vi trùng cúm này xuất phát từ Châu Âu chứ không phải đến tứ Trung Quốc. Người ta cho rằng sở dĩ ông Cuomo nói như vậy là để giúp chạy tội cho nướcTàu nhằm khỏi bị thưa kiện đòi bồi thường thiệt hại.
Cách lây lan:
- Khởi đầu tổ chức y tế thế giới (WHO) báo cáo là con cực vi trùng cúm nầy không lây từ người qua người. mà từ thú vật qua người mà thôi (từ con dơi).
- Một thời gian sau thì mới biết là bệnh truyền từ người qua ngưới
- Cũng có lúc, báo cáo cho biết là bệnh được truyền từ người sang động vật và ngược lại. Vì thế mà lúc đó có lệnh cấm dắt chó tới nơi đông người!
- Những giọt nước miếng, nước mũi (droplets) của người bệnh có chứa cực vi trùng cúm là tác nhân chính lây bệnh cho người khác qua hệ hô hấp khi tiếp xúc gần với một người bệnh đang ho hay hắt hơi.
- Hai người ngồi đối diện mà có một người mắc bệnh, nếu không ho hay hắt hơi thẳng vào mặt nhau thì thời gian để có thể lây bệnh là khoảng chừng 20 phút. Nếu ngồi cách xa 2m (6feet) thì cơ hội bị lây bệnh rất thấp hay không xảy ra.
- Khi sờ tay trên đồ vật hay bề mặt có chứa droplets rồi lại sờ tay lên mặt của mình thì cũng sẽ bị lây bệnh. Vì thế được khuyên là phải lau sạch bề mặt, nên rửa tay thường xuyên, tránh bắt tay và tránh sờ mặt nếu chưa rửa sạch tay. Cũng vì lời khuyên nầy mà có một số người mang thêm găng tay (gloves) khi ra đường,
- Theo chuyên viên y tế khuyến cáo thì một khi người bệnh ho hay hắt hơi thì những droplets mang con cúm văng ra xa ít hơn 2m và rơi nhanh xuống bề mặt bên dưới.
- Có những mẫu tin được chuyển cho nhau trên mạng xã hội thì nói rằng con cúm văng ra xa tới hơn 6m và bay lởn vởn trong không khí trong một thời gian khá lâu cho nên đã khuyến cáo rmọi người cần phải mang khẩu trang thường xuyên.
- Báo cáo mới nhất lại nói rằng không có bằng chứng về sự lây lan qua tiếp xúc với bề mặt.
Giãn cách xã hội:
- Khoảng cách 2m (6 feet) là khoảng cách an toàn, tránh được sự lây nhiễm con cúm Tàu và hai người đi song hành thì khả năng lây bệnh cũng sẽ khó xảy ra.
- Đã có lời khuyên rõ ràng từ chuyên viên y tế về cách lây lan, khoảng cách an toàn như thế nhưng lại có lệnh, một khi ra biển thì không được ngồi một chỗ mà bắt buộc phải đi thả bộ, chuyện hơi lạ đời!
Khẩu trang:
- Khởi đầu, theo lời khuyên của tổ chức y tế quốc tế (WHO) thì chỉ có những ai mắc bệnh mới phải đeo khẩu trang. Chính vì thế mà dân Á Châu tại Mỹ, Úc không bị bệnh mà lại đeo khẩu trang trong lúc ra đường khiến dân bản xứ cứ tưởng rằng mấy người nầy đang mắc bệnh cho nên tìm cách tránh né , vì vậy mà dân tóc đen cho rằng họ bị kỳ thị. Cũng có một vài trường hợp người tóc đen đeo khẩu trang.bị tấn công, không phải vì kỳ thị mà do sự bực tức vì cho rằng “đang mắc bệnh mà còn thản nhiên ra đường để gieo rắc mầm bệnh cho người khác”
- Theo chuyên viên y tế thì khẩu trang giải phẩu (surgical mask) không có khả năng ngăn chận sự xâm nhập của con cực vi trùng cúm. Loại khẩu trang này chỉ nên dành riêng cho người mắc bệnh, người đang mắc bệnh cần mang khẩu trang để giảm thiểu khả năng lây lan cho người khác nhất là khi ho hay nhảy mũi.
- Một số chuyên viên y tế khuyên mọi người nên mang khẩu trang mặc dù không hoàn toàn ngăn ngừa sự xâm nhập của con cúm nhưng với suy nghĩ như người xưa thường nói: “không bổ bề ngang thì cũng bổ bề doc”. Có nghĩa là cứ mang để cho mọi người cảm thấy an tâm hơn.
- Một vài chuyên viên y tế thì cho rằng, người chưa mắc bệnh mà mang khẩu trang đôi khi còn tai hại hơn là không mang nó. Bởi, cơ hội sờ tay lên mặt trong số những người mang khẩu trang cao hơn là những người không mang khẩu trang.
- Giới truyền thông cánh tả cũng đã ồn ào chỉ trích ông Trump không chịu mang khẩu trang trong các buổi hội họp hay là khi thăm viếng bên ngoài. Gần đây nhất, ông bị lên án là không tuân thủ lệnh đeo khẩu trang trong lúc đến thăm hãng xe Ford tại Michigan cũng như tại buổi lễ đặt vòng hoa tưởng niệm những chiến sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh trong các cuộc chiến. Thật ra thì ông Trump và các cộng sự đều phải xét nghiệm con cúm mỗi ngày, nếu kết quả âm tính thì ông biết chắc rằng ông không phải là nguồn lây bệnh. Vả lại, nếu giữ khoảng cách an toàn và chỉ tiếp xúc trong một thời gian ngắn thì đã tránh bị lây nhiễm cho nhau rồi. Cũng có thể vì quá tin vào những viên thuốc ký ninh, có thể giúp ngăn ngừa được sự xâm nhập của con cúm vào cơ thể mà ông đã vừa uống trong một tuần trước đó,
Cách ly xã hội:
- Thăm viếng bạn bè, người thân, ông bà con cháu đều bị ngăn cấm trong thời gian có lệnh cách ly xã hội.
- Thân nhân không được thăm viếng người nhà đang ở tại các trại dưỡng lão (Nursing home).
- Có tin đồn, sau thời gian cách ly xã hội nầy tỷ lệ ly dị của nhiều cặp vợ chông tăng rất cao.
- Cũng có tin nói rằng, mấy bà rất ủng hộ lệnh cách ly xã hội vì biết chắc rằng các đấng ông chồng của mình không có cơ hội để có quan hệ ngoài luồng. Nghe đồn các bà cầu mong cho con cúm này tồn tại lâu hơn!
Xử lý cực vi trùng cúm Vũ Hán:
Ba phương thức xử lý được áp dụng:
1. Phòng chống lây lan:
- Mang khẩu trang
- Giữ khoảng cách xã hội
- Cách ly xã hội
2. Thử nghiệm điều trị bằng thuốc
3. Tìm thuốc chủng ngừa
Ba phương thức nầy cần phải đẩy mạnh đồng thời chứ không nên dựa vào một phương thức đơn thuần nào cả.
Mang khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn và cách ly xã hội đóng góp lớn trong việc ngăn ngừa được sự lây lan của bệnh dịch.
Có nhiều thứ thuốc được đem ra sử dụng kể cả thuốc cường dương Viagra, nhằm mong trị được căn bệnh, hay là thúc đẩy quá trình bình phục nhanh hơn cũng như nhằm mục đích ngăn cản con cúm xâm nhập vào cơ thể.
Trong số những loại thuốc được dùng thử nghiệm thì có thuốc ký ninh (là loại thuốc đang dùng điều trị bệnh sốt rét & bệnh phong thấp) đã gây nhiều bàn cãi trong giới y khoa và nhất là trong giới truyền thông và luôn cả trong cộng đồng mạng. Cho tới thời điểm hiện nay chưa có một loại thuốc đặc trị nào được báo cáo và được phê chuẩn chính thức.
Nhiều người thì lại đặt niềm tin tuyệt đối vào thuốc chủng ngừa, nhưng nên biết rằng, tìm cho ra được vaccine hữu hiệu thì cần phải có thời gian dài. Đôi khi lại không tìm được vaccine hiệu quả chẳng hạn như trường hợp tìm thuốc chủng ngừa bệnh AIDS và bệnh viêm gan siêu vi C vậy!
Dỡ bỏ lệnh phong tỏa & mở cửa lại nền kinh tế :
Nhằm ngăn ngừa sự lây lan con siêu vi cúm, nhiều quốc gia đã ban hành lệnh phong tỏa, đóng cửa văn phòng và nhiều cơ xưởng sản xuất trong thời đại dịch. Lệnh nầy đã dẫn đến nhiều hậu quả, nặng nề nhất là ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia.
Có một điểm tương đồng giữa nước Úc và Hoa Kỳ, đó là đảng cầm quyền thì muốn mở cửa sớm để mong phục hồi nền kinh tế trong khi đảng đối lập thì lại muốn duy trì lệnh đóng cửa thêm một thời gian nữa vì sợ rằng dịch cúm sẽ bùng phát trở lại. Điểm khác biệt nổi bật giữa hai nước đó là hai đảng tại Úc không đổ lỗi cho nhau trong việc phòng chống đại dịch và cả hai đều đồng lòng trước đề nghị yêu cầu điều tra về con cúm Vũ Hán, mặc dù nước Úc đã bị đe dọa từ phía Trung Quốc gây bất lợi không ít về mặt kinh tế!
Nhìn chung, người ta nhận xét rằng đảng cầm quyền quan tâm đến đời sống của tất cả mọi người trong các tầng lớp xã hội, cân bằng giữa việc bảo vệ sức khỏe đồng thời với việc phục hồi nền kinh tế. Đảng đối lập thì quan tâm đến con số tử vong trong mùa đại dịch mà quên đi những hậu quả mang lại từ lệnh phong tỏa kéo dài quá lâu, chẳng hạn như tăng tỷ lệ nghiện rượu, chứng trầm cảm và tỷ lệ tự vẫn trong giới trẻ tăng cao do mất việc làm cũng như vuột lỡ cơ hội khởi nghiệp!
Tại Thụy Điển lệnh cách ly và phong tỏa không được áp dụng rộng rãi và nghiêm nhặt, bởi thế cho nên tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng cao hơn nhiều so với các quốc gia khác, tính theo tỷ lệ dân số. Nhưng con số tử vong được ghi nhận, đa số là những người già yếu cũng như có thêm các chứng bệnh khác từ trước. Tuy nhiên, có rất nhiều người trẻ (80%) mắc bệnh và tự khỏi, trở thành những người được “miễn nhiễm tự nhiên” mà không cần phải đợi cho tới khi có thuốc chủng ngừa. Vì thế mà Thụy Điển không sợ trận dịch bùng phát lần 2 như nhiều nước khác đang lo
Trong thời điểm hiện nay, không biết ai đúng ai sai bởi vì chưa có một thống kê khả tín và chính thức nào được đưa ra. Chúng ta hãy chờ xem!
Sydney, cuối tháng 5 2020
đinh tấn khương
____________________________
No comments:
Post a Comment