Sunday, April 19, 2020

Thụy Điển - Hậu quả khi ngược dòng thế giới

Kế hoạch phản tác dụng: Thụy Điển lộ sai lầm chết người khi không chịu cách ly xã hội

Nhà dịch tễ học Anders Tegnell
Người Thụy Điển hoàn toàn tin tưởng ông Tegnell - người chủ trương áp dụng chính sách mềm mỏng tại Thụy Điển. Không có quan điểm nào được xem xét nghiêm túc, cho đến khi số người chết tăng đáng sợ.

Cách đây 2 tuần, chuyên gia dịch tễ Anders Tegnell có thể nói đã mang một vị thế không thể lật đổ tại Thụy Điển, thậm chí còn hơn cả thủ tướng Stefan Löfven. Thời điểm ấy, số người chết tại Thụy Điển, Đan Mạch, Na-Uy và Phần Lan vẫn chưa quá chênh lệch. Ông Tegnell thì tự tin khẳng định Cơ quan Y tế Thụy Điển đang là thực tế và hình mẫu đáng tin cậy hàng đầu.

Trong một thời kỳ hoảng loạn của thế giới, Tegnell được ví như người hùng vì sự điềm tĩnh và có vẻ hướng đến khoa học của ông. Tại Thụy Điển, trường học, công sở, nhà hàng... tất cả vẫn duy trì hoạt động bình thường. Tegnell đã tin rằng người già - nhóm đối tượng chịu rủi ro lớn nhất từ Covid-19 - sẽ hoàn toàn ổn, chỉ cần người trẻ không đến thăm họ tại các nhà dưỡng lão.

Sai lầm chết người
Liệu rằng có người đứng đầu nền y tế quốc gia nào dám chắc chắn không cần đến các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt? Nếu dám, thì phải chăng tình hình của Thụy Điển là quá đặc biệt, khi tỉ lệ tử vong tại các quốc gia khác đang tăng theo cấp số nhân? Với người dân Thụy Điển, ông Tegnell hẳn phải đúng, và điều đó có nghĩa các chuyên gia nước khác đang sai lầm.



Người Thụy Điển hoàn toàn tin tưởng ông Tegnell, không có quan điểm nào được xem xét nghiêm túc, cho đến khi số người chết tăng đáng sợ. Ở thời điểm hiện tại, Phần Lan có 90 người chết, Na-Uy có 163 ca thiệt mạng, Đan Mạch là 346. Còn Thụy Điển? Đó là 1511, theo số liệu từ Worldometer. Thêm vào đó, dịch bệnh bắt đầu bùng phát mạnh tại nhiều nhà dưỡng lão bởi lẽ các điều dưỡng viên không có đủ công cụ bảo hộ. Giải pháp để bảo vệ người già của Thụy Điển nay đã vô giá trị.

Đột nhiên, sự quan tâm của dư luận chuyển hướng sang những người từng hoài nghi quyết định của Tegnell. Một trong số đó là Björn Olsen - giáo sư dịch tễ từ ĐH Uppsala, người từng xuất bản cuốn sách về khả năng lây lan của một đại dịch vào năm 2010. Ông đã yêu cầu số liệu rõ ràng hơn từ Cơ quan y tế Thụy Điển, bao gồm dữ liệu Tegnell đã dùng, nhưng không được chấp thuận.


Ông thậm chí đã từng công khai chỉ trích quan chức y tế - và gián tiếp hướng đến chính phủ vì đã bỏ rơi người già trong đại dịch. Sau đó, có 22 chuyên gia Thụy Điển đồng loạt ký vào bản chỉ trích, cho rằng cơ quan y tế đã thất bại trong việc bảo vệ người dân. Họ cho rằng chính phủ phải đứng ra can thiệp, cung cấp bộ xét nghiệm, trang phục bảo hộ... và ban hành quy định siết chặt hơn.

Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo ban đầu đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với cách chống dịch của ông Tegnell. Hệ quả, tất cả những ai lên tiếng chỉ trích đều bị lôi ra làm đề tài châm biếm, thậm chí bị cáo buộc đang phản bội lại nỗ lực quốc gia và gây chia rẽ cộng đồng.

Có điều, khi đã không còn sự đồng thuận tuyệt đối từ công chúng, vị thế của Anders Tegnell đang trở nên sứt mẻ. Tegnell gần đây đang ngày càng tỏ ra lảng tránh khi bàn về tình hình của đất nước khác. Đồng thời, có những vấn đề "lẽ ra đã phải làm" nay trở nên thật sự quan trọng với Thụy Điển, nơi vẫn đang cho phép đám đông trên 50 người được tụ tập.

Trong khi tại các quốc gia khác - như Đan Mạch, Na-Uy và Phần Lan - cơ quan y tế của họ có xu hướng "phóng đại rủi ro" để đảm bảo an toàn, rồi từ đó chính phủ sẽ đưa ra những quyết định đánh đổi cần thiết. Còn Thụy Điển, họ làm ngược lại, tức là xem nhẹ rủi ro. Theo Telegraph nhận định, lịch sử của Thụy Điển cho thấy họ có những người đủ khả năng quyết đoán, chèo lái đưa đất nước vượt qua khủng hoảng. Nhưng lần này thì mọi thứ đã không giống vậy.

Kế hoạch phản tác dụng
Đáng buồn thay, hiện tại chúng ta có thể kết luận rằng chiến lược "buông thả" của Thụy Điển đã không thành công. Không chỉ nằm ở chỗ tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với các quốc gia khác, mà ngay cả việc tiếp tục duy trì nền kinh tế cũng đang phản tác dụng. Trong khi Na-Uy và Đan Mạch đang kiểm soát được tình hình và thận trọng từng bước mở cửa xã hội, thì cơn "sóng thần" Covid-19 giờ mới đang bắt đầu với Thụy Điển.

Theo một nghiên cứu gần đây do Cục dự trữ liên bang Mỹ kết hợp với chuyên gia MIT về dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, những nơi không chịu siết chặt phong tỏa sớm sẽ phải chịu đựng hệ quả dai dẳng và đau đớn hơn.

"Những thành phố áp dụng sớm các biện pháp phi y tế - như giãn cách xã hội và cấm tụ tập đông người - sẽ không phải chịu ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến nền kinh tế trong trung hạn. Thậm chí, những thành phố áp dụng mạnh mẽ nhất còn tăng trưởng kinh tế sau khi đại dịch qua đi,"


Telegraph nhận định, chính phủ và cơ quan y tế Thụy Điển hiện tại đang chiến đấu với dịch bệnh, nhưng với mục đích không gây quá nhiều tổn hại đến uy tín của họ. Dù không ai lên tiếng thừa nhận cách tiếp cận ban đầu có sai sót, nhưng dần dần thì tất cả đều thận trọng hơn. Hiện tại, quốc gia này đã ban hành các biện pháp nghiêm ngặt hơn, như cấm tụ tập từ 50 người, thay vì 500 người như trước kia.

Trong một xã hội mà gần như tất cả người cao tuổi hoặc sống một mình, hoặc được đưa vào nhà dưỡng lão, Thụy Điển dường như hội tụ đủ mọi yếu tố để trông đợi một tỉ lệ tử vong cao. Nếu như các phân tích số liệu gần nhất là chính xác, số ca nhiễm mới sẽ sớm giảm đi. Tuy vậy, lời nhận định của thủ tướng Stefan Löfven cũng là rất đáng ghi nhận: "Đúng là có nhiều điều đáng lẽ cần phải làm, nhưng giờ không phải lúc chê trách.."

Nguồn: Telegraph


___________________________

No comments:

Post a Comment