Huy Phương
(Hình: BRYAN R. SMITH/AFP/Getty Images) |
- Các Y Tá của bệnh viện Montefiore ở New
York kêu gọi
“Giữ mạng sống cho chúng tôi để chúng
tôi giữ mạng sống cho bạn”vào hôm 1 Tháng Tư - 2020.
- Họ cần thêm khẩu trang N95 và các thiết
bị y tế khác để đối đầu
với COVID-19, trong lúc bệnh viện yêu cầu tái sử dụng
khẩu trang N95.
Ở Mỹ những ai đã từng
trải qua những ngày trong bệnh viện và nursing
home đều đã cảm thấy một sự mang ơn về những sự tân tâm, săn sóc đầy
tình người của giới y sĩ và chuyên viên y tế đối với bệnh nhân.
Không phải vì sự đáng
quý, ở chỗ có mặt của một y tá trực vào lúc hai giờ khuya, thời
gian mà mọi người đang đắm mình trong giấc ngủ say, đáp ứng đến nhu
cầu của người bệnh, dù là một ly nước, một cái chăn ấm hay bệnh
nhân cần sự trợ giúp để vào phòng vệ sinh, mà còn ở chỗ tận tình,
chu đáo và luôn luôn vui vẻ của người phục vụ, không nề hà sự dơ bẩn hay
khó nhọc.
Phải chăng hơn hết, và
khác hẳn mọi ngành nghề, bởi lời thề Hippocrates của ngành y, trong
đó bao gồm những điều răn dạy về lương tâm, trách nhiệm và thiên chức
của một bác sĩ.
(… skip …)
Tiếc thay, vào một thời
kỳ nhiễu nhương về sau, ở một vài quốc gia lạc hậu, hay với những con
người vô đạo, khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu” đã trở thành một thành
ngữ mỉa mai để nói về sự xuống cấp của giới thầy thuốc, trong một
xã hội băng hoại về đạo đức, mà lương tâm tránh chỗ cho lương tiền
ngự trị.
(… skip …)
Trong lúc bệnh dịch hoành
hành khắp thế giới, số nhân viên y tế đã chết, không đơn giản vì lý
do bệnh dịch lây lan, mà còn bởi quá kiệt sức vì công việc. Đau đớn
và bị dày vò hơn nữa là từ lúc tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân là khoảng
thời gian đầy khó khăn và nhiều lần khiến đội ngũ y, bác sỹ rơi nước mắt khi buộc
phải quay lưng với bệnh nhân vì thiếu nhân viên, thiếu giường bệnh và dụng
cụ y tế.
Có nơi một máy “trợ thở”
phải cung ứng cho hai ba bệnh nhân, phải chọn ai, bỏ ai và điều đau
đớn nhất với lương tâm của một y sĩ, khi nhìn người bệnh ra đi mà
bất lực không làm gì được. Chúng cũng nên biết rằng giới y sĩ, y tá và nhân
viên phục vụ trong ngành đều không dám về thăm nhà hay gặp người nhà, vì chắc
chắn đã bị hoặc sẽ bị nhiễm bệnh, chỉ là sớm hay muộn, và không ai muốn để lây
cho gia đình. Nhiều người thân đến nhà thăm, nhưng chỉ được đứng bên ngoài cách
xa, chỉ được nhìn và nói chuyện với con cháu làm bệnh viện qua cửa sổ. Vì cha mẹ,
nếu chẳng may bị bệnh mà phải vào bệnh viện, thì phải đi một mình; và trong bệnh
viện nếu phải lựa chọn giữa cha mẹ mình và một bệnh nhân khác trẻ hơn, thì chắc
chắn bác sĩ sẽ trao máy thở cho người kia, vì cơ hội sống của người ấy cao hơn.
Vì vậy khi đến thăm con trong ngành y, cha mẹ đành phải đau lòng quay lưng ra về.
Các bác sĩ y tá trong mùa dịch
này, phải sống trong nỗi lo sợ ám ảnh là mình sẽ lây bệnh cho chồng, vợ hay con
cái. Nhiều người phải xuống ngủ ở tầng hầm, có khi phải ra thuê khách sạn, ai
có con thì phải gửi con về ở với ông bà nội, ngoại và tuyệt đối không dám thăm
viếng con.
Không bi quan, nhưng giới y
tá, bác sĩ phải nghĩ đến tình huống xấu nhất, hầu hết đều đang hối hả lập di
chúc, đặc biệt những ai đã có con.
Những bậc cha mẹ có con đi
làm trong bệnh viện như đang ngồi trên đống lửa. Nhưng thời điểm này không ai nỡ
xin nghỉ, vì trách nhiệm với bệnh nhân và cả trách nhiệm với đồng nghiệp nữa.
(… skip …)
Ngành y xứng đáng với
lời Chúa Kito đã phán “Không có Tình
Yêu nào cao trọng cho bằng hy sinh mạng sống mình vì kẻ mình yêu !”.
Chúng ta đã đôi lần ý thức
được sự may mắn của mình khi được chăm sóc bởi những chuyên viên y tế nhân
hậu đầy tình người trong bệnh viện, khi chúng ta không có mẹ, có vợ, có
em, có con, có người thân bên cạnh. Họ ở bên chúng ta mỗi ngày, gần gũi với
chúng ta bên giường bệnh, thường xuyên thăm hỏi, giúp chúng ta ngồi dậy khi
chúng ta quá yếu, giúp chúng ta dùng thuốc men, ăn uống, tắm rửa, nghỉ ngơi; dặn
dò chúng ta những điều cần thiết, lo lắng mong cho chúng ta sớm bình phục. Họ
làm tất cả những việc đó với những cử chỉ ân cần, nhiệt tâm, vui vẻ…
Phải chăng đó là những
Thiên Sứ Nhân Từ, Thiên Thần Thật Sự, những Thiên
Thần Áo Trắng, tự Trời cao xuống trần thế này để xoa dịu nỗi đau
đớn và tai ương của loài người.
Huy Phương
(Người Việt Online – Apr. 5 - 2020)
______________________
No comments:
Post a Comment