Việt Báo Online
Trong lúc đại dịch vi khuẩn corona đang lây
lan khắp 50 tiểu bang của nước Mỹ, các chuyên viên chăm sóc sức khỏe được điều
động để điều trị cho các bệnh nhân đang đau khổ vì bị lây nhiễm vi khuẩn
corona, và nhiều chuyên viên y tế đang làm việc mà không có đủ nhu yếu phẩm và
dụng cụ.
Hiện giờ, một số người đang chia sẻ những gì
xảy ra bên trong bệnh viện của họ khi họ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng
chưa từng có. Một số bị choáng ngợp - theo họ nói với CNN - và những người khác
thì sợ hãi. Trái tim họ tan vỡ vì bệnh nhân và gia đình của bệnh nhân của họ.
Những câu chuyện thương tâm của thời đại dịch
corona được các chuyên viên y tế làm việc trong các bệnh viện kể cho ký giả
Dakin Andone của CNN như sau.
* Thật đau lòng
Một y tá trong Phòng Chăm Sóc Đặc Biệt (ICU)
làm việc tại Bệnh Viện của Đại Học Chicago nói với CNN rằng cô sợ hãi khi nghĩ
đến một tuần nữa không biết ICU sẽ ra sao, khi nghe người đứng đầu Cơ Quan Phục
Vụ Y Tế Công Cộng Hoa Kỳ nói rằng Chicago là một trong những điểm nóng đại dịch
corona đang bùng lên tại Hoa Kỳ.
“Số bệnh nhân Covid mà chúng tôi nhận gia tăng
nhanh mỗi ngày và tất cả chúng tôi đều lo lắng điều gì sẽ xảy ra khi nó ngày
càng tồi tệ hơn”
- theo cô y tá không muốn nêu danh này cho biết. Và cô ấy không phải là người duy nhất
lo sợ, theo cô.
“Khi tôi làm việc trong đơn vị Covid, một số y
tá đã không muốn ăn hay uống cả 12 giờ đồng hồ bởi vì họ sợ phải tháo ra và mặc
vào dụng cụ bảo vệ cá nhân PPE” - cô đã kể lại như thế.
Cô thuật lại rằng rất là khó chịu để nhìn thấy
sự tổn thất mà vi khuẩn corona gây ra cho những gia đình không thể thăm người
thân đang nằm trong bệnh viện.
“Thật là đau lòng cho những gia đình của các
bệnh nhân này phải nằm ở nhà trong lúc người thân của họ chống chọi với tử
thần” - cô kể với CNN
- “Nó làm cho tôi rơi nước mắt nhiều lần khi cập nhật cho gia đình qua điện
thoại và nghe sự thất vọng của họ chỉ hy vọng cho người thân trong gia đình bắt
đầu đỡ hơn”.
* Khóc ròng trên đường lái xe về nhà
Trong một bài phổ biến trên mạng xã hội hôm
Thứ Tư tuần trước, một y tá tại bệnh viện Long Island ở New York đã chia xẻ cảm
giác của cô trên mạng xã hội, rằng : “Tôi đã không ngủ được bởi vì tâm trí
tôi không lắng xuống”.
Cô y tá này, làm việc trong khu vực phân chi
Covid-19, kể rằng đêm trước là đêm “tồi tệ nhất mà tôi đã từng chứng kiến từ
trước tới đó”.
Các bệnh nhân vô ào ào, bà kể, ho và đổ mồ
hôi, với một số người lên cơn sốt và “nỗi sợ hãi hiện ra trong đôi mắt của
họ”. Người y tá này viết rằng bà khóc trong nhà vệ sinh trong lúc nghỉ
ngơi, lột dụng cụ bảo vệ cá nhân ra để lại vết lõm trên mặt bà.
“Tôi khóc cho đồng nghiệp của tôi, bởi vì chúng tôi biết nó sẽ trở nên tồi tệ như vậy và tôi đã có cảm giác như điều đó không thể nào và chúng tôi đã sẵn sàng trong từng khoảnh khắc” - bà nói thế - “Tôi khóc những bậc cha mẹ, con cái, anh chị em, người phối ngẫu không thể ở bên cạnh người thân của mình là những người có thể đang hấp hối nhưng không thể có người đến thăm bởi vì không ai được phép đến thăm”.
“Tôi khóc cho đồng nghiệp của tôi, bởi vì chúng tôi biết nó sẽ trở nên tồi tệ như vậy và tôi đã có cảm giác như điều đó không thể nào và chúng tôi đã sẵn sàng trong từng khoảnh khắc” - bà nói thế - “Tôi khóc những bậc cha mẹ, con cái, anh chị em, người phối ngẫu không thể ở bên cạnh người thân của mình là những người có thể đang hấp hối nhưng không thể có người đến thăm bởi vì không ai được phép đến thăm”.
“Tôi xin bạn hãy ở nhà” - bà viết tiếp - “Làm ơn. Tôi
không thể ở nhà và nếu bạn không nghe lời thì bị kịch này sẽ không dứt. Nó
giống như một cuốn phim nhưng nó là đời thật và tôi không thể tin nó là thật”.
* “Tôi có thể là người họ nhìn thấy sau cùng”
Bác Sĩ Cory Deburghgraeve, bác sĩ gây mê tại
Đại Học Illinois tại Chicago, kể rằng ông làm việc 94 giờ trong tuần rồi. Ông
là “bác sĩ gây mê đường khí quản” được cắt đặt giúp các bệnh nhân vi
khuẩn corona thở bằng ống trong thủ tục gọi là luồn ống vào khí quản.
Deburghgraeve chia sẻ một video với CNN về
việc ông ấy tặng dụng cụ bảo vệ cá nhân của mình, đeo găng tay, áo choàng bảo
hộ, khẩu trang và rồi một mặt nạ khác trông như mũ bảo hiểm không gian.
Thủ tục luồn ống vào khí quản, theo ông kể,
được xem là thủ tục có nguy cơ cao “bởi vì chúng tôi ở rất gần với miệng của
bệnh nhân trong lúc đặt ống và họ thường ho ra chất bài tiết mà phóng vi khuẩn
vào không khí chúng tôi thở”. Ông nói rằng bệnh nhân của ông có độ tuổi 30,
40, và 50. Cho nên ông cảnh báo dịch corona không phải chỉ ảnh hưởng tới người
già mà còn người trẻ nữa.
"Điều rất tàn khốc đối với tôi là một số
người mà chúng tôi biết sẽ không sống sót" - ông nói - "và vì họ không
được phép có người đến thăm, tôi có thể là khuôn mặt cuối cùng họ nhìn thấy và
giọng nói mà họ nghe khi tôi gây mê cho họ ngủ (gây mê toàn thân) trước khi
được thở máy. Vì vậy, cho dù bận rộn… Tôi cũng cố gắng bày tỏ thêm sự cảm
thông, thêm cảm xúc, cố nắm tay họ và giữ mối quan hệ con người mà tôi có thể
làm, dù sự thật là tôi lúc đó đang trông giống người mặc y phục không gian”.
* “Ở đâu cũng có bệnh nhân”
Một phụ tá bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu
tại Quận Queens của New York, kể cho CNN rằng có một tâm lý chung cho mọi người
khi nói đến dụng cụ bảo vệ cá nhân tại bệnh viện.
“Bạn thấy nhiều người ở ngoài đường có mặt nạ
và trong khi đó các bệnh viện đều hết mặt nạ" - vì phụ tá bác sĩ cho biết, người mà
CNN không nêu tên vì họ sợ những hậu quả khi nói với truyền thông.
Người phụ tá bác sĩ mô tả một phòng cấp cứu
đông người gấp đôi như một phòng chăm sóc đặc biệt ICU vì số lượng lớn bệnh
nhân cần được đặt nội khí quản. Ghế và cáng đang được đưa vào để bù đắp cho
dòng bệnh nhân.
"Bệnh nhân ở khắp mọi nơi" - người phụ tá bác sĩ này nói thế.
* “Mọi thứ đều không ổn”
Tại Bệnh Viện Elmhurst ở New York, các nhân
viên chăm sóc sức khỏe đang sống trong “trạng thái hoang tưởng liên tục”
- theo một người được xác nhận là y tá ở đó nhưng không muốn nêu tên cho biết - “Chúng tôi không
biết chúng tôi có bị lây vi khuẩn hay không” - theo người này kể - “và chúng tôi rất sợ
lây bệnh cho người khác”.
Ít nhất 13 người đã thiệt mạng tại bệnh viện ở
Queens trong vòng 24 giờ, theo thông báo hôm Thứ Tư tuần trước từ Ty Y Tế Thành
Phố New York và Bệnh Viện Elmhurst. Bệnh viện này nằm ở “trung tâm của cuộc
khủng hoảng” - theo thông báo cho hay, và nhân viên ở đây sẽ tổn hại nhiều
hơn.
“Những nhà lãnh đạo từ các văn phòng khác nhau
từ Tổng Thống đến người đứng đầu của Y Tế và Bệnh Viện đều nói rằng ‘Chúng ta
sẽ ổn thôi, mọi thứ sẽ ổn’. Và từ quan điểm của chúng tôi, mọi thứ không ổn” - theo Bác Sĩ Colleen Smith, bác sĩ
tại phòng cấp cứu của Bệnh Viện Elmhurst, nói với báo The New York Times trong
một video.
Bác Sĩ Smith chia sẻ cảnh quay từ bên trong
bệnh viện, những giường bệnh và phòng mà bà nói đã đầy bệnh nhân vi khuẩn
corona. Bên ngoài tòa nhà, có sẵn những xe tải được dùng để chứa thi thể
của bệnh nhân đã chết.
“Tôi không có hỗ trợ mà tôi cần, và ngay cả
vật liệu mà tôi cần để chăm sóc cho các bệnh nhân của tôi” - BS Smith nói tiếp - “Và đây là
nước Mỹ và chúng ta đúng ra là quốc gia đi đầu thế giới”.
Việt Báo Online - 03/04/2020
No comments:
Post a Comment