Cát Linh (phóng viên RFA)
Có lẽ thời điểm này, nơi quê nhà, đi nơi nào, chúng ta cũng
có thể nghe vang những giai điệu vui tươi, rộn rã chuẩn bị đón xuân về. Nói đến
nhạc Xuân, thì rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã ghi dấu tên mình vào những ca khúc
chứa đầy những hình ảnh của mùa Xuân.
Thế nhưng, có một người nhạc sĩ, mà những nhạc phẩm mùa Xuân của ông lại bàng bạc một nỗi buồn. Tuy
nhiên, đó lại là những ca khúc Xuân
bất hủ được nhắc nhớ đến tận ngày hôm nay. Đó là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và
hình ảnh mùa Xuân trong sáng
tác của ông.
* Xuân của người tình
“Chiều nay thấy hoa cười
chợt nhớ một người
Chạnh lòng tôi khơi…
bao niềm nhớ
Người nơi xa xăm
phương ấy
Người còn buồn còn
thương còn nhớ
Nắng phai rồi em ơi…”
(Nhớ Một Chiều Xuân)
Có vẻ như là không công bằng khi một ca khúc viết về thời điểm
đất trời chuẩn bị giao hòa lại không được mang một giai điệu vui tươi, rộn ràng
như mùa Xuân phải có. Không
những chúng ta không tìm thấy hình ảnh của hoa mai hoa đào nở rộ, hay những câu
chúc căng tràn nhựa sống, mà ngược lại là những nỗi nhớ, nỗi buồn vương đậm
trong câu hát. Cho dù có nhìn thấy được hoa có cười thì người cũng không thể
vui, vì mãi ngơ ngác đi tìm “một tình
thương nơi phương trời cũ”.
“Ông có những mùa Xuân
buồn trong quãng đời thơ ấu, nhiều bất hạnh ! Như gia đình lâm cảnh tang
thương. Người thân yêu ly tán trong chiến tranh, ông mất mùa Xuân tuổi thơ khi
cha mẹ bị tù đày. Lớn lên đi lính, ông lại thường bị ứng trực vào mùa Xuân ở
các đơn vị hẻo lánh...” – (Nhà thơ Du Tử Lê)
Ca từ đẹp, giai điệu trầm bổng. Những câu hỏi nhẹ nhàng
nhưng chất chứa nhiều u uẩn, cái u uẩn của kẻ đã đánh mất đi một điều tốt đẹp
mà mình từng có. Có phải rằng nếu có điều tốt đẹp ấy bên cạnh thì nắng của buổi
chiều Xuân sẽ không phai nhạt
và chiều chưa vội tàn dần trên ngàn lá ?
“Tôi viết ca khúc này
để nhớ một người con gái mang quốc tịch Áo. Chúng tôi gặp nhau tại Hawaii. Ngày
chia tay để trở về Việt Nam, tôi đã hẹn trở lại và sẽ không phụ lòng của cô”. Thế
rồi, ca khúc Nhớ Một Chiều Xuân ra đời đã trả lời tất cả cho lời hẹn của
ông.
“Chiến tranh liên
miên. Đời lính cứ rầy đây mai đó. Tôi đã không thể thực hiện hiện lời hẹn của
mình”. Cuộc tình ly tan !
Rồi lại thêm một mùa Xuân khác, tuy có hoa mai, hoa đào, nhưng tác giả vẫn chuyển vào ca
khúc Xuân của mình sự trống vắng
trong cõi lòng. Thấy hoa cười, mà nhớ người !
“Xuân sang lả lơi chợt
thấy hoa cười
Nỗi riêng chạnh nhớ một người
Từ mùa Xuân trước tới bây giờ còn mơ…”
Nỗi riêng chạnh nhớ một người
Từ mùa Xuân trước tới bây giờ còn mơ…”
(Dáng Xuân Xưa)
Không thể nói khác đi rằng nhạc Xuân của Nguyễn Văn Đông chỉ mang màu sắc buồn và hoài niệm. Trải khắp ca từ của ông là những kỷ niệm đã qua, là những giấc mơ không thành hiện thực.
Không thể nói khác đi rằng nhạc Xuân của Nguyễn Văn Đông chỉ mang màu sắc buồn và hoài niệm. Trải khắp ca từ của ông là những kỷ niệm đã qua, là những giấc mơ không thành hiện thực.
“Xuân nay mang về kỷ
niệm ngày xưa thênh thang
Bâng khuâng thấy hoa mỉm cười chạnh nhớ tới người
Đầu cành oanh anh nói hình dáng Xuân xưa...”
Bâng khuâng thấy hoa mỉm cười chạnh nhớ tới người
Đầu cành oanh anh nói hình dáng Xuân xưa...”
(Dáng Xuân Xưa)
* Xuân của người lính
Mùa Xuân
trong nhạc của Nguyễn Văn Đông không chỉ là nắng phai và chiều tàn, không chỉ
là sự xa cách và hoài niệm, mà đó còn là đêm tiền đồn lạnh lẽo, u ám, phủ rợp màu
của cuộc chiến. Đêm 30 không có tiếng pháo, thay vào đó là tiếng súng và xác
hoa tàn. Đó là đêm 30 Tết của Nguyễn Văn Đông.
“Đón giao thừa một
phiên gác đêm
Chào Xuân đến súng xa
vang rền
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay
Ngờ đâu hoa lá rơi…”
Xác hoa tàn rơi trên báng súng
Ngỡ rằng pháo tung bay
Ngờ đâu hoa lá rơi…”
(Phiên Gác Đêm Xuân)
Phiên Gác Đêm Xuân, nhạc phẩm ra đời cách đây nửa thế kỷ. Khi ấy, tác giả là một
Trung Uý 24 tuổi đời. Ông nói
rằng cái tuổi ấy là tuổi của mùa Xuân đời người, nhưng tâm hồn thì đã nhuốm đậm
màu quân hành.
Trong một lần trò chuyện cùng ông, từ Virginia, tác giả
Hoàng Lan Chi có viết rằng : “Chính tại Đồng
Tháp Mười, vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản
hùng ca như Súng Đàn, Vui Ra Đi. Rồi tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên
Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ được ra đời cũng tại
vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là chàng trai trẻ độc thân, với
một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào
cuộc chiến đầu đời”.
Mùa Xuân,
thời khắc đất trời giao hoà, thì cũng là thời gian dành cho con người sự sum vầy
đoàn tụ. Thế nhưng, với cuộc đời người lính, thì đó là một niềm mơ ước. Nguyễn
Văn Đông là người lính, thế nên, đó cũng là ước mơ của ông. Niềm mơ ước nghe rất
bình thưởng, giản dị, nhưng lại rất xa vời :
“Ngồi ngắm mấy nóc
chòi canh
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Mà ước chiếc bánh ngày xuân
Cùng hương khói vương niềm thương…”
(Phiên Gác
Đêm Xuân)
Rồi chính ông cũng đã kể cho Hoàng Lan Chi rằng : “Tiền đồn cuối năm, đêm 30 Tết, trời tối đen
như mực, phút giao thừa lạnh lẽo hắt hiu, không bánh chưng xanh, không
hương khói gia đình. Tôi ngồi trên tháp canh quan sát qua đêm tối, chỉ thấy những
bóng tháp canh mờ nhạt bao quanh khu yếu điểm như những mái nhà tranh, chập chờn
dưới đóm sáng hỏa châu mà mơ màng về mái ấm gia đình đoàn tụ lúc xuân sang.
Thay cho lời chúc Tết là tiếng kẻng đánh cầm canh và tiếng hô mật khẩu lên
phiên gác. Vào đúng thời điểm giao thừa, ngọn đèn bão dưới chiến hào thắp sáng
lên như đón chào năm mới thì cũng là lúc những tràng súng liên thanh nổ rền từ
chốt tiền tiêu. Khi ấy vào buổi tinh mơ của trời đất giao hòa, vạn vật như hòa
quyện vào trong tôi, có hồn thiêng của sông núi, có khí phách của tiền nhân.
Tôi nghe tâm hồn nghệ sĩ của mình rộn lên những xúc cảm lạ thường, làm nảy lên
những cung bậc đầu tiên của bài Phiên Gác Đêm Xuân”.
Phiên Gác Đêm Xuân là ca khúc bắt đầu cho những sáng tác về nhạc lính của Nguyễn
Văn Đông. Và cho đến nửa thế kỷ sau, cho đến tận bây giờ, bất cứ người Việt Nam
nào khi nghe những lời ca của Phiên Gác Đêm Xuân, vẫn chạnh lòng nhớ về một thời
chiến tranh đã qua. Nguyễn Văn Đông đã để lại một ca khúc Xuân mang đậm chất bi hùng, nhưng không kém
phần lãng mạn. Cái lãng mạn của tuổi trẻ đang dấn thân vì lý tưởng.
Dù là mùa Xuân
của người tình hay mùa Xuân của
người lính, thì Nguyễn Văn Đông vẫn không thể tạo ra một cõi Xuân dập dìu nụ hoa vàng, lộc non và sữa ngọ;, càng không réo rắt những tiếng
cười, tiếng chim hót vang mọi nơi như Phạm Đình Chương cảm nhận trong Đón Xuân.
Nhà thơ Du Tử Lê từng kể lại về sự khác lạ trong nhạc Xuân của
Nguyễn Văn Ðông rằng : “Ông có những mùa
Xuân buồn trong quãng đời thơ ấu, nhiều bất hạnh! Như gia đình lâm cảnh tang
thương. Người thân yêu ly tán trong chiến tranh, ông mất mùa Xuân tuổi thơ khi
cha mẹ bị tù đày. Lớn lên đi lính, ông lại thường bị ứng trực vào mùa Xuân ở
các đơn vị hẻo lánh...”.
Mùa Xuân đang chuẩn bị về bên kia nửa vòng trái đất. Sẽ có
hình ảnh hoa mai, hoa đào, những đêm ngồi canh bánh chưng bánh tét bên bếp lửa
bập bùng. Chắc chắn sẽ không còn tiếng súng xa vang rền… Nhưng có chắc rằng sẽ không còn ai nhớ đến
những nóc chòi canh và hoa tàn rơi trên báng súng ?
Cát Linh (phóng viên
RFA)
Mơ rằng đây mái nhà tranh
Mà ước chiếc bánh ngày xuân
Cùng hương khói vương niềm thương…”
No comments:
Post a Comment