Theo các nghiên cứu khoa học, gan rất tốt cho trẻ em, phụ nữ nuôi con nhỏ, những người cần bổ sung sắt do thiếu máu. Tuy nhiên do gan là nơi lưu giữ và đào thải độc tố nên nhiều người nghi ngại gan động vật có hại cho sức khỏe. Quan niệm “ăn gan bổ gan”, hay “ thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan” đều không đúng. Vì khi thực phẩm vào cơ thể, dạ dày và ruột sẽ có nhiệm vụ phân hủy chúng, và chỉ có chất dinh dưỡng được hấp thu. Và gan không lưu trữ độc, nó chỉ đào thải. Độc tố sẽ được đưa khỏi cơ thể qua phân, nước tiểu.
Nguồn dinh dưỡng trong gan động vật
Giàu protein: Gan là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể. Protein đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, duy trì và phát triển cơ bắp. Vì thế cung cấp đủ protein cho trẻ em trong độ tuổi phát triển là điều thiết yếu. Các bạn cần lưu ý là gan gia cầm chứa lượng đạm cao hơn so với gan gia súc: 100g gan gà chứa 18,2g đạm, 100g gan vịt chứa 17,1g đạm; ngược lại, trong 100g gan lợn có 1,8g đạm. Để không bị thừa đạm, bạn nên tính khẩu phần ăn cho các thành viên hợp lý.
Dồi dào vitamin: Gan rất dồi dào vitamin A và B12. Vitamin A giúp mắt sáng, giữ đôi mắt khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B12 giúp sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu và ổn định hoạt động của hệ thần kinh. Gan gà chứa nhiều vitamin A nhất, trong 100g chứa đến 6960mg.
Nguồn dinh dưỡng trong gan động vật
Giàu protein: Gan là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể. Protein đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, duy trì và phát triển cơ bắp. Vì thế cung cấp đủ protein cho trẻ em trong độ tuổi phát triển là điều thiết yếu. Các bạn cần lưu ý là gan gia cầm chứa lượng đạm cao hơn so với gan gia súc: 100g gan gà chứa 18,2g đạm, 100g gan vịt chứa 17,1g đạm; ngược lại, trong 100g gan lợn có 1,8g đạm. Để không bị thừa đạm, bạn nên tính khẩu phần ăn cho các thành viên hợp lý.
Dồi dào vitamin: Gan rất dồi dào vitamin A và B12. Vitamin A giúp mắt sáng, giữ đôi mắt khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B12 giúp sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu và ổn định hoạt động của hệ thần kinh. Gan gà chứa nhiều vitamin A nhất, trong 100g chứa đến 6960mg.
Khoáng chất: Gan cũng chứa rất nhiều chất sắt, kẽm và selen. Sắt là nguyên liệu để tạo ra huyết sắc tố, nó hỗ trợ chữa bệnh mù màu, còi xương và thiếu máu. Kẽm giúp phục hồi tế bào, chữa lạnh vết thương, và duy trì sức đề kháng. Selen lại là chất chống oxy hóa, nó cũng rất cần thiết cho sức khỏe nam giới. Hai loại gan dồi dào sắt nhất là gan gà và gan lợn. 100g gan gà chứa 8,2g sắt, 100g gan lợn chứa 12g sắt.
Nhiều cholesterol: Gan thuộc nhóm phủ tạng, nên giàu chất béo, hàm lượng cholesterol cao. Đơn cử, trong 100g gan gà chứa đến 440mg cholesterol. Mà lượng cholesterol tối đa cơ thể được nạp mỗi ngày chỉ là 300mg cholesterol. Vậy nên những người bị gút, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ,… không nên ăn nhiều gan.
Sử dụng gan như thế nào để không “rước họa vào thân”?
Chọn và sơ chế gan đúng: Mặc dù gan không dự trữ chất độc, nhưng bạn vẫn cần chế biến đúng cách để phòng mọi nguy cơ gây bệnh. Chọn gan có màu đỏ tươi, không chọn gan có màu vàng hoặc tím sẫm. Dùng tay ấn vào bề mặt thấy sự đàn hồi tốt, không có nốt sần. Gan có mùi hôi, chảy nước thì không nên mua. Khi sơ chế, cần thái mỏng gan, rửa bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, sau đó dùng giấy thấm sạch máu. Việc này giúp ta loại bỏ được máu ứ, chất độc hại. Bạn cũng đừng quên bóc lớp màng mỏng trên gan để việc vệ sinh gan được dễ dàng.
Chọn và sơ chế gan đúng: Mặc dù gan không dự trữ chất độc, nhưng bạn vẫn cần chế biến đúng cách để phòng mọi nguy cơ gây bệnh. Chọn gan có màu đỏ tươi, không chọn gan có màu vàng hoặc tím sẫm. Dùng tay ấn vào bề mặt thấy sự đàn hồi tốt, không có nốt sần. Gan có mùi hôi, chảy nước thì không nên mua. Khi sơ chế, cần thái mỏng gan, rửa bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, sau đó dùng giấy thấm sạch máu. Việc này giúp ta loại bỏ được máu ứ, chất độc hại. Bạn cũng đừng quên bóc lớp màng mỏng trên gan để việc vệ sinh gan được dễ dàng.
Nấu chín gan, không ăn gan tái: Nếu ăn gan còn tái, hoặc chưa chín hẳn, có thể bạn sẽ đưa vào cơ thể một lượng lớn sán, ký sinh trùng,… Bí quyết để có món gan ngon là dùng nhiều tỏi. Tỏi có khả năng sát khuẩn, chống viêm, nên sử dụng nhiều tỏi cũng là cách tiêu diệt mầm bệnh (nếu có) trong gan. Đồng thời mùi thơm nồng của tỏi sẽ át được mùi tanh của gan, giúp món ăn có hương vị ngon hơn.
Tùy từng đối tượng mà có khẩu phần ăn thích hợp: Gan tốt cho trẻ em, phụ nữ nuôi con nhỏ, người thiếu máu nhưng cũng không nên ăn nhiều. Mỗi tuần chỉ ăn từ 1-2 lần, mỗi lần 50-70g đối với người lớn, 30-50g đối với trẻ em. Phụ nữ mang thai không nên ăn gan. Vì lượng vitamin A dồi dào trong gan có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tháng, một lần không quá 50g. Vì gan giàu purines, nên các bệnh nhân bị gút và sỏi thận không nên ăn.
Một số món ngon từ gan
Gan giàu dinh dưỡng, cách chế biến cũng không khó. Bạn có thể thêm những món ăn từ gan để làm phong phú thực đơn của gia đình. Xin giới thiệu một vài món ăn dễ làm, tốt cho sức khỏe.
Gan giàu dinh dưỡng, cách chế biến cũng không khó. Bạn có thể thêm những món ăn từ gan để làm phong phú thực đơn của gia đình. Xin giới thiệu một vài món ăn dễ làm, tốt cho sức khỏe.
Gan gà chiên tỏi
Chuẩn bị: 500g gan gà, 2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1/2muỗng muối, 1 muỗng canh tỏi băm.
Cách làm: Sơ chế sạch gan, cắt thành khối vừa ăn. Làm nóng chảo trên bếp, không bỏ dầu ăn, cho gan gà vào chiên không dầu trong 3-4 phút. Khi thấy gan đã chín tới, các mặt vàng đều, thì cho dầu ăn, tỏi, nước cốt chanh vào đảo đều. Nêm gia vị vừa ăn, sau khi gan đã ngấm các gia vị, và chín đều thì trình bày món ăn ra dĩa. Chuẩn bị: 500g gan gà, 2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1/2muỗng muối, 1 muỗng canh tỏi băm.
Gan gà xào tỏi ớt
Chuẩn bị:
350g gan gà, 1/2 củ hành tây, 1 quả ớt chuông, 3 trái ớt sừng, 2 múi tỏi, 1 quả trứng gà, 1 thìa cafe muối, 20g bột mỳ, 1 muỗng canh dầu ăn, ít tiêu xay.
Cách làm: Sơ chế gan sạch, thái lát vừa ăn. Đánh tan trứng gà, thái mỏng hành tây, thái ớt chuông thành múi cau, giã nhuyễn muối hạt với tỏi và ớt sừng. Nhúng gan vào trứng gà, sau đó lăn qua bột mỳ. Đun nóng dầu ăn, cho gan vào chiên vàng. Làm nóng một chảo khác, cho ít dầu ăn vào, khi dầu nóng, cho hành tây, ớt chuông, hỗn hợp tỏi ớt muối, gan đã chiên vào đảo đều. Nêm gia vị cho vừa miệng.
Gan lợn xào chua ngọt
Chuẩn bị: 500g gan lợn, 1 trái ớt chuông, 1/3 trái thơm, 1 trái cà chua, tỏi, bột nêm, tiêu.
Chuẩn bị: 500g gan lợn, 1 trái ớt chuông, 1/3 trái thơm, 1 trái cà chua, tỏi, bột nêm, tiêu.
Cách làm: Thái lát ớt chuông, cà chua, thơm thành múi cau vừa ăn. Gan sơ chế sạch, thái lát vừa ăn. Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn, sau khi dầu nóng cho tỏi vào phi thơm. Tiếp theo cho gan vào xào chín. Cuối cùng, cho những nguyên liệu đã thái vào đảo đều, nêm gia vị cho vừa ăn.
Gỏi gan
Chuẩn bị: 500g gan lợn, 1 ít lạc rang, 3 muỗng canh xì dầu, 1 muỗng canh sa tế, 1 muỗng cafe giấm, 1 muỗng cafe dầu mè, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 trái dưa leo, một ít rau thơm các loại.
Chuẩn bị: 500g gan lợn, 1 ít lạc rang, 3 muỗng canh xì dầu, 1 muỗng canh sa tế, 1 muỗng cafe giấm, 1 muỗng cafe dầu mè, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 trái dưa leo, một ít rau thơm các loại.
Cách làm: Gan sơ chế sạch, luộc chín, sau đó cắt thành miếng vừa ăn. Trộn sốt, hòa tất cả các nguyên liệu sau trong một cái chén: xì dầu, sa tế, giấm, đường, dầu mè, hạt nêm. Lạc rang giã nhỏ, xắt nhỏ rau thơm và dưa leo thái mỏng. Cho tất cả nguyên liệu vào một bát lớn, sau đó đổ sốt vào trộn đều, đợi 10-15 phút cho ngấm sốt và trình bày ra dĩa.
Gan là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng chúng ta cần ăn đúng lượng và chế biến đúng cách để gan không trở thành chất độc. Hy vọng với những chia sẽ trên đây, bạn sẽ không còn băn khoăn về các quan niệm: ăn gan động vật có hại cho sức khỏe, gan động vật chứa độc,…
Ý Nhi - (Sức khỏe gia đình)
___________________________________
No comments:
Post a Comment