Harry Nguyễn / Hằng Nguyễn
Tôi ngồi, nhìn chằm chằm vào cái sàn kẻ ca-rô đen trắng. Tôi ngước lên nhìn mẹ, nước
mắt bà trào ra như thác đổ trong khi ba tôi đang cố lau nước mắt cho bà. Tôi thấy
được cảm giác tội lỗi hiện lên trên gương mặt mẹ, khi mẹ cầm cây bút để ký, và
ký mớ giấy tờ sẽ phá vỡ gia đình chúng tôi mãi mãi. Đó là khoảnh khắc khi chị
gái tôi được chuyển đến một trường nhỏ ở Indiana, ngôi trường dành cho người
khuyết tật.
Chị tôi bị tự kỷ nặng. Thực sự tôi chưa bao giờ gần gũi với
chị. Chúng tôi sống trong cùng một ngôi nhà gần như suốt tuổi thơ tôi, tuy
nhiên, chúng tôi hiếm khi ở cùng phòng với nhau. Tôi luôn có cảm giác rằng, bằng
cách nào đó, chị đã lấy hết sự yêu thương và quan tâm của ba mẹ. Mỗi khi chị cất
tiếng lên là ba mẹ tôi phải chạy đến để làm hài lòng chị. Ngóc ngách nào trong
nhà cũng có tiếng của chị. Vì các hành vi lặp đi lặp lại một cách kỳ dị của chị,
tôi trở nên sợ hãi khi tiếp xúc với bất cứ ai ngoài gia đình khi tôi ở gần chị.
Tôi từng rất bối rối với tất cả ánh mắt kỳ thị của người ta
khi họ quan sát chị. Với tôi, việc kết bạn vốn đã khó khăn vì sự nhút nhát và
hướng nội của tôi; thêm vào
đó, việc có một người chị đặc biệt ở bên cạnh lại càng khiến tôi gặp nhiều rắc
rối hơn khi kết nối với xã hội. Theo thời gian, tôi trở nên cay đắng và tránh mặt
chị. Tôi đối xử với chị như thể chị là một phiền toái cho cuộc sống của tôi.
Càng lớn hơn, chị càng trở nên hung dữ hơn. Chị có thói quen
tấn công ba mẹ tôi, xô nhào họ dễ dàng như những con cờ domino, vặn vẹo tay họ
dễ dàng như một trục máy. Rất nhiều lần, thân thể ba mẹ tôi bị bầm tím. Họ bị tổn
thương về cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tình trạng này kéo dài hơn hai năm. Gia đình chúng tôi trở
nên xa cách nhau, và tình hình ngày càng trở lên vô vọng. Tình trạng căng thẳng
giữa chị và ba mẹ đã thúc đẩy những suy nghĩ về việc cần phải gửi chị vào một
nơi nào đó… cách xa gia đình.
Khi mẹ tôi nhấc cây bút lên khỏi đống giấy tờ vừa ký, mẹ
buông tay chị và người ta bắt đầu kéo tay chị đi. Trước khi chị rời khỏi phòng,
chị nhìn tôi và cười với tôi. Cứ như thể chị đang nói với tôi, là chị thương em
lắm, lần cuối cùng.
Đó là khoảnh khắc khi tôi nhận ra rằng chị thực sự yêu
thương tôi. Trong suốt thời gian dài với sự thờ ơ và ghen tị của tôi, chị đã
luôn ở bên cạnh tôi. Ngay cả khi chị ở trong trạng thái hung hăng nhất, chị
cũng không bao giờ đặt một ngón tay lên người tôi. Nhìn lại, tôi chợt nhận ra rằng
việc gửi chị đi xa là sai lầm lớn nhất mà chúng tôi đã làm.
Ngày tháng trôi qua, ngôi nhà trở nên quá yên tĩnh, trống rỗng,
và những bữa tối trở nên đơn điệu khi không có chị. Tôi nhớ rằng chị đã từng
ngân nga hát theo tiếng “reo” của nồi cơm điện. Sau khi chị đi vắng, bố mẹ và
tôi sẽ làm điều tương tự. Nếu những ngày tháng trước đó, tôi từng nghĩ là chị
phá vỡ gia đình, thì thật ra, chính chị là người gắn kết các thành viên trong
gia đình lại với nhau. Chúng tôi đã đưa chị ra khỏi gia đình, chúng tôi đã tách
gia đình ra xa chúng tôi.
Sau hai năm, gia đình chúng tôi quyết định phải mang chị trở
về. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng việc đưa chị về nhà sống cùng sẽ chỉ khơi dậy
những căng thẳng và xung đột mà chúng tôi có trước đây. Do đó, chúng tôi xác định
rằng tốt nhất là chị nên có một hoàn cảnh sống mà trong đó, chị có sự chăm sóc
24/7 và sự thoải mái mà chị xứng đáng có được. Bây giờ, chị chỉ ở cách chúng
tôi mười lăm phút lái xe thay vì bốn tiếng lái ròng rã trước đó, và chị sống
trong ngôi nhà nhỏ – nơi chị có thể làm tất cả những gì chị muốn, một cách thoải
mái nhất.
Chị là người đã giúp tôi nhận ra được cá tính và hạnh phúc của
tôi. Chị đã dạy tôi cách yêu thương,
biết ơn, từ bi, chấp nhận và trở thành người khiêm tốn mà tôi có ngày hôm nay. Chị cũng ảnh hưởng đến việc theo đuổi kiến
thức của tôi, sự chăm chỉ của tôi, hoài bão thành công và trở thành người giỏi
nhất trong những gì tôi đang làm.
Trong suốt những năm tháng quan sát các cuộc vật lộn để tồn
tại của chị, tôi đã đề ra cho chính mình một mục tiêu là một ngày nào đó, tôi sẽ
mở một công ty chuyên ngành phát minh và sáng chế các bộ máy và cơ chế sinh học,
giúp cải thiện cuộc sống của những người khuyết tật về thể chất và tinh thần.
Tôi muốn bạn hiểu rằng ngay cả khi chúng ta có vấn đề trong gia đình, bạn không được từ bỏ mà hãy luôn hy vọng rằng nó sẽ trở nên tốt hơn. Tôi đã học được rằng gia đình là tất cả mọi thứ và sẽ luôn ở bên bạn trong tất cả mọi thành bại. Tôi cũng mong bạn tìm thấy và trân trọng những điều sẽ thúc đẩy bạn thành công.
Tôi muốn bạn hiểu rằng ngay cả khi chúng ta có vấn đề trong gia đình, bạn không được từ bỏ mà hãy luôn hy vọng rằng nó sẽ trở nên tốt hơn. Tôi đã học được rằng gia đình là tất cả mọi thứ và sẽ luôn ở bên bạn trong tất cả mọi thành bại. Tôi cũng mong bạn tìm thấy và trân trọng những điều sẽ thúc đẩy bạn thành công.
Chị tôi là động lực và nguồn cảm hứng của tôi, giúp tôi có mục
tiêu cải thiện cuộc sống của những người khuyết tật, để làm cho cha mẹ tôi tự
hào, và để tôn vinh sự hy sinh, sự bất hạnh của chị.
Còn cảm hứng của bạn là gì?
Harry Nguyễn / Hằng
Nguyễn
(Người Việt Online –
Jan. 15 - 2020)
No comments:
Post a Comment