Tuesday, December 24, 2019

Hồng Y và Đức Ông

Có hai tước vị trong Giáo hội Công giáo mà có lẽ nhiều người không hiểu rành. Nhân mùa lễ Giáng sinh, xin sơ lược một số chi tiết về hai danh vị này.
Phẩm phục Hồng Y
Hồng Y:
Sau Đức Giáo hoàng, các vị Giáo sĩ cấp cao nhất trong Giáo hội Công giáo được gọi là Cardinal, hay Cardinalis. Trong tiếng Việt thì từ “hồng y” phát xuất từ “Hồng Y chủ giáo”   của tiếng Hoa –  “chủ giáo” là từ chỉ chức giám mục, và “hồng” là đỏ, “y” là áo – được gọi theo màu y phục; nghĩa từ nguyên chỉ đơn giản là “giám mục áo đỏ”, về sau rút gọn thành “hồng y”.
Hồng Y không phải là một chức thánh, mà chỉ là một tước vị. Các Hồng Y, thông thường đều phải có chức Giám mục, nhận tước hiệu của một nhà thờ trong thành Rôma.
Tất cả các Hồng Y trên thế giới hợp thành Hồng Y đoàn trực tiếp bầu Giáo Hoàng và do một Hồng Y niên trưởng đứng đầu.
Đức Ông: 
Đức Ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, Bí thư của ĐGH Gioan Phaolô II,
đang nhận quà từ ĐGH, với sự chứng kiến của Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

Trong danh xưng Công giáo là một tước vị danh dự (mà không phải là chức thánh trong Giáo hội) do Giáo Hoàng ban tặng theo đề nghị của các Giám mục địa phương cho một số Linh mục có công trạng trong việc phục vụ Giáo hội tại các Giáo phận trên toàn thế giới. Hoặc cho các Linh mục nhân viên của Tòa Thánh làm việc trong các cơ quan trung ương tại Giáo triều Rôma hoặc trong các phái bộ ngoại giao của Tòa Thánh ở các quốc gia trên thế giới.
 Tước vị này được gọi là “Monsignor” (thường được viết tắt là Mgr, Msgr, hay Mons) xuất phát từ tiếng Pháp “Mon seigneur“. Danh xưng này xuất hiện đầu tiên ở thế kỷ thứ 14, vào thời kỳ Tòa Thánh đặt ở Avignon, Pháp (1309-1376).
Phẩm phục của Đức Ông là áo chùng tím có nút đỏ, viền đỏ và cổ tay áo đỏ.
TRE Magazine
________________________________

No comments:

Post a Comment