Phạm Lê Huy
Phần II - Tôi đi thi
"giũa"
Trước
ngày thi mấy hôm, tôi phải dợt lui dợt tới vài lần cái bài thi thực hành cho
thiệt nhuyễn dưới sự giám sát của... “bà xã” tôi. Gớm, bả kỹ quá, kỹ đến nỗi có lúc tôi
muốn... sùng lên. Nhưng phải vậy mới được chớ. Biết tôi sắp... sùng, bả khuyến khích tôi, nhắc đi nhắc lại : "Anh
ráng đậu cái một cho khỏe, nghen !". Tôi cảm động đáp : "Ừa... ! Anh sẽ ráng !". Cũng nhờ tôi đã dợt trước với bả hồi bả dọn
thi năm trước, nên chuyện này tôi thông qua không khó mấy. Còn
chị chủ tiệm thì nhiệt tình làm sao ! Chỉ nói :
- Anh ráng đậu cho ngon lành đi. Có bằng
rồi, tôi nhờ hai ông bà coi giùm tiệm, để tôi còn rảnh rang mà đi... "múa
quạt" ở casino chớ !
Mười ngón tay của tôi, thì bốn ngón chỉ có một chút được gọi là móng vì tật bẩm sinh khi vừa lọt lòng mẹ. Thấy vậy, chị chủ mới làm bốn cái móng giả cho nó coi được một chút. Tôi nhờ chị hàng xóm - chớ không phải cô hàng xóm - làm model cho tôi thi. Chỉ sốt sắng lắm, vì chỉ cũng có ý đi học giũa như tôi, nên nhận lời để đến coi cái không khí thi nó ra làm sao. Tôi nhớ ở trường nails, các học viên kháo với nhau, trên Stateboard có bà giám khảo người Việt mình, tên X. hay S. gì đó, coi thi khó... "dzàng trời". Bả coi kỹ lắm. Lạng quạng là fail ngay tại chỗ.
Mười ngón tay của tôi, thì bốn ngón chỉ có một chút được gọi là móng vì tật bẩm sinh khi vừa lọt lòng mẹ. Thấy vậy, chị chủ mới làm bốn cái móng giả cho nó coi được một chút. Tôi nhờ chị hàng xóm - chớ không phải cô hàng xóm - làm model cho tôi thi. Chỉ sốt sắng lắm, vì chỉ cũng có ý đi học giũa như tôi, nên nhận lời để đến coi cái không khí thi nó ra làm sao. Tôi nhớ ở trường nails, các học viên kháo với nhau, trên Stateboard có bà giám khảo người Việt mình, tên X. hay S. gì đó, coi thi khó... "dzàng trời". Bả coi kỹ lắm. Lạng quạng là fail ngay tại chỗ.
Vào phòng thi, trước hết là tôi muốn coi cái bà giám khảo đó ra làm sao mà thiên hạ "ớn" quá vậy. Khỏi phải chờ đợi lâu, trước giờ thi chừng mươi phút, bà giám khảo xuất hiện với "bộ cánh" vest đen, nổi bật bên trong là chiếc áo sơ mi trắng, ve cổ áo rùn rùn và hai cổ tay sơ-mi cũng rùn rùn, điệu lắm. Da mặt trắng hồng mà hơi... lạnh. Hình như bả chẳng thèm cười... miếng nào. Chắc tại cái chức nghiệp nó khiến bả phải... đóng tuồng như vậy. Thiệt khó mà đoán được tuổi bả - "Người sang có khác !".
Phòng thi im lặng như tờ. Phổ biến nội qui thi xong, bà giám khảo dặn dò thiệt kỹ, còn nhấn mạnh là, người model không được nhắc nhở thí sinh gì hết, tốt nhất là không nên nói một tiếng nào, nghiã là phải... câm như hến.
Thi lý thuyết "abc tô" xong, nghỉ chừng tiếng đồng
hồ thì thi thực hành. Bắt đầu thì thi "set up" bàn, rồi thi làm
"tay nước". Tôi biết, các giám khảo của Stateboard rất chú trọng đến
vệ sinh, sát trùng và an toàn cho cả khách lẫn thợ. Nên tôi "biểu
diễn" cái màn rửa tay và sát trùng dụng cụ nhiều lần lắm, đến nỗi chị
model phải sốt ruột, khẽ máy môi lí nhí nhắc : "Coi chừng,
không kịp giờ, anh !" - "Tui
biết... !". Vậy mà tôi lại đi rửa tay và sát trùng, chỉ lại
nhắc. Chợt bà giám khảo lạng đến chỗ tôi, tôi lại... đi rửa tay và sát trùng, ý
muốn cho bả biết là "Tôi sạch sẽ
lắm, kỹ lắm đó nghen... !".
Bả bỏ đi, lạng qua chỗ khác. Chị model lại lí nhí nhắc : "Đừng rửa tay nữa, coi ch... ". Mới nhắc có mấy tiếng thì bà giám khảo quay lại, lạng đến. Ủa sao bả thính tai giữ vậy ! Lần này, bả gõ gõ cây bút chì lên bàn, tôi ngước nhìn lên thì bả đặt ngón tay trỏ lên đôi môi mọng như nho, khẻ “suỵt !” một tiếng. Và, tôi đã hiểu ý.
Khi thi làm móng bột, tôi "biểu diễn" một màn nhỏ keo dán "típ" bằng một động tác rất ư là an toàn cho tôi và model. Đến phần thi làm "chân nước", tôi vớt bàn chân phải của chị model đang ngâm trong chậu nước lên, chỉ bỏ xuống; tôi vớt lên, chỉ lại bỏ xuống; tôi lại vớt lên, lần này chỉ không thèm bỏ xuống nữa. Vậy là tôi làm cái bàn chân phải này. Tôi làm sạch, và gọn một cách tự tin chi lạ trong suốt buổi thi.
Khi ngồi chờ công bố kết quả thi trong phòng họp ở
Stateboard. Chị model nói :
- Anh quýnh quá hay sao mà dzớt bàn chân phải của tui lên ! Theo lời anh dặn, tui đã "dọn sẵn" bàn chân trái "ngon lành" cho anh rồi, mà anh lại...
- Anh quýnh quá hay sao mà dzớt bàn chân phải của tui lên ! Theo lời anh dặn, tui đã "dọn sẵn" bàn chân trái "ngon lành" cho anh rồi, mà anh lại...
Tôi sực nhớ ra :
- À há... ! Tui quên mất ! Tại bà giám khảo cứ lạng tới chỗ mình wài làm như bả... ghiền tui lắm dzậy, nên tui bị "nớ-vợch"... chớ sao !
- Chắc tại bả nghe tui lí nhí nhắc anh, nên bả mới quầng... chớ sao !
- Hèn gì... !
- À há... ! Tui quên mất ! Tại bà giám khảo cứ lạng tới chỗ mình wài làm như bả... ghiền tui lắm dzậy, nên tui bị "nớ-vợch"... chớ sao !
- Chắc tại bả nghe tui lí nhí nhắc anh, nên bả mới quầng... chớ sao !
- Hèn gì... !
Kết quả, tôi đậu. Mừng quá, tôi quên hết mọi chuyện, ôm chầm
lấy chị model, suýt ... hun một miếng thì may quá chỉ tránh kịp. Mà cũng vì
mừng quá, tôi lại quên gọi phone báo ngay cho vợ tôi và chị chủ tiệm biết cái
tin tôi "đậu ngon lành" và
mừng, rất mừng này.
Phạm Lê Huy
(Los Angeles, 1995)
__________________________
Câu chuyện và cách kể chuyện rất hay, rất vui, anh Phạm Lê Huy. Một câu chuyện trong tủ sách gia đình của người Việt mình tại Mỹ. Cảm ơn anh đã chia xẻ.
ReplyDeleteAnh Huy.
ReplyDeleteMấy chục năm trước, khi có ý định rời San Jose. QN cũng có chút phân vân không biết sẽ làm gì sinh sống, nên cũng bắt chước mọi người: thôi buổi tối học thêm cái nghề Nail dằn túi, phòng khi tối lửa tắt đèn. Trong thời gian học, những giờ thực tập cho khách bên ngoài, có thể mình tỉ mỉ, có chút khéo tay nên được khách request khá nhiều làm mình cũng thấy phấn chấn, nuôi chút hy vọng cho nghề. NHưng rồi có lẽ không có duyên, nên học rồi để đó không bao giò có cơ hội làm. Nghĩ cũng vui anh à.
Nghề nào cũng là nghề. Nhất là nghề Nail càng đáng trân trọng, vì nhờ nó mà nuôi sống biết bao gia đình người Việt tỵ nan, nhờ nó mới có thế hệ thứ hai, thứ ba được ăn học thành danh.
mến/QN