Quinhon11
Mình có vài người bạn vừa du lịch Angkor, Campuchia về. Bạn kể trong lúc ngụ ở Khách sạn tại đây, đã có nhiều chuyện kinh dị xảy ra. Đêm về, trong đoàn không ít người gặp bóng ma xuất hiện trong phòng, có ma nữ đêm đêm dỡ mùng nhìn bạn với khuôn mặt đẩm máu, làm bạn kinh hãi suýt ngất. Bạn làm mình tò mò muốn tìm hiểu thêm về nơi này. Về vùng đất mà nhà báo người campuchia Ben Kiernan, sau khi sống sót đã đặt tên là "Cánh đồng chết chóc" "killing fields". Nơi mà mấy mươi năm trước xảy ra một cuộc diệt chủng tàn bạo. Đã cướp đi mạng sống khoảng 2 triệu người, trong tổng dân số 8 triệu trong khu vực.
Theo thời gian quá khứ kinh hoàng năm xưa dần phai nhạt. Dù Campuchia ngày nay vẫn còn là một vùng đất lạc hậu, nghèo đói. Nhưng đất nước này được thế giới nhắc đến qua những những phế tích, huyền thoại tâm linh, Những linh hồn không siêu thoát, những khu rừng nguyên sơ nhiều năm bị lãng quên nay được phục hồi để phát triển du lịch, tạo điều kiện cho cuộc sống người dân có thêm chén cơm ăn. Ngôi đền Ta Prohm dưới đây là một trong những địa danh rất nổi tiếng:
Ngôi đền Ta Prohm và những rễ cây bí ẩn kỳ dị
Sưu tầm trên mạng: " Sau hơn 2000 năm, tín ngưỡng Khmer của người dân Campuchia đã ngày càng phát triển với các tín ngưỡng khác gồm tín ngưỡng thuyết vật linh bản địa và các tôn giáo Ấn Độ như Phật giáo và Hindu giáo. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các tín ngưỡng là hàng loạt công trình đền chùa ra đời, được xây dựng chủ yếu theo phong cách Khmer độc đáo trên đất nước này. Trong đó, phải kể đến ngôi đền Ta Prohm nổi tiếng. Ngôi đền nằm trong khuôn khổ khu quần thể Angkor Thom về phía Đông, thiết kế theo kiến trúc Bayon, xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13 bởi vua Khmer Jayavarman VII nhằm làm tu viện và trường học Phật giáo Đại Thừa. Ngôi đền nỗi tiếng thần bí và kỳ dị với câu chuyện về sự hiện diện của những rễ cây khổng lồ. Là điểm du lịch hấp dẫn nhất trong quần thể Angkor, Campuchia.
Khi bước chân vào đền Ta Prohm người ta tưởng chừng như mình bị lạc vào một thế giới khác – thế giới của thiên nhiên ngự trị. Mặc dù nhìn khá hoang tàn, nhưng vẻ hoang phế ấy lại có một sức mê hoặc lạ thường đối với bất cứ một du khách nào. Ngôi đền rất kỳ bí, cùng những truyền thuyết ly kỳ đã tạo nên sức hút rất lớn với những "nhà thám hiểm" muốn đặt chân đến Campuchia để cùng khám phá về kiệt tác đặc biệt này. Toàn bộ khu đền có chiều dài 1.000m, chiều rộng 650m, nếu nhìn từ trên cao thì ngôi đền nằm trong một bức tường hình chữ nhật vuông góc, có hai lối vào đền từ phía Đông và phía Tây, hầu hết du khách đi vào từ phía Tây. Khuôn viên có 37 tháp to nhỏ với hàng trăm bức phù điêu được khắc lên tường của ngôi đền, là những bức điêu khắc nghệ thuật có thể là hình tiên nữ Apsara. Những bức hình cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác.
Cho đến nay, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, hàng nghìn năm khiến cho ngôi đền đã đổ nát rất nhiều nhưng sự điêu tàn của kiến trúc nhuốm màu rêu phong cùng những rễ cây khổng lồ như càng làm tăng thêm vẻ đẹp ma mị cho không gian của ngôi đền này. Chính sự độc đáo và huyền bí này đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan. Nếu muốn khám phá đền Ta Prohm bạn nên dậy thật sớm bởi buổi sáng là khoảnh khắc đẹp nhất để ngắm được trọn vẹn không gian Angkor.
Muốn đến Ta Prohm, du khách có thể thuê xe đạp, xe máy hoặc đi tuk tuk nếu biết đường. Du khách phải tốn khoảng 37 USD cho vé một ngày, ba ngày là 62 USD và bảy ngày là 72 USD. Không nên đến đây vào thời điểm nắng nóng cao điểm hoặc mùa mưa. Hãy đến vào những ngày đẹp trời, bạn sẽ có đủ năng lượng và thời gian ngắm nhiều ngôi đền trong quần thể Angkor một cách trọn vẹn nhất. Nếu du lịch Campuchia thì đừng quên ghé thăm ngôi đền Ta Prohm và nghe được những câu chuyện đầy thần bí ẩn sau những bộ rễ cây kỳ lạ này!
Thế nào mình cũng đến đây một lần, muốn trải nghiệm cảm giác huyền bí về đêm khi không gian phủ xuống màu tăm tối. Muốn một lần gặp lại những oan hồn để nghe họ khóc than kể lể. Để cảm nhận: thì ra người sống, kẻ chết ai cũng có những bi thương..
Quinhon11
____________________________
No comments:
Post a Comment