Thời gian nhiều khi cũng chơi khăm người. Có những chuyện nếu như là 10 năm trước chắc mình không quan tâm, bởi không có thời gian để nghĩ tới, để nhớ về. Thế nhưng ở thời điểm này, khi tóc pha sương, khi mọi thứ tưởng như lấp kín, chôn sâu dưới lớp bụi thời gian, chỉ đợi ngày tan vào hư vô thì chúng lại trở về, rõ mồn một.
Hôm nhận thư Hiền, mất một lúc lâu mình mới đoán được là một trong 5 anh em trên chiếc xe tăng. Thế rồi cảm xúc cứ tự do xuôi dòng, gợi nhớ về cái xóm nhỏ ở Motobu- Okinawa năm ấy, thấy lòng dâng lên một nỗi xúc động. Sau đó, khi nói chuyện với chị Hai, mình mới nhớ lại đoạn tình sử dễ thương của Vợ chồng Hiền, và cái kết đẹp trong tháng ngày tạm dung.
Vừa rồi mình lại liên lạc được với DT. Năm ấy cô bé chỉ khoảng 14-15 tuổi, khuôn mặt dễ thương với đôi mắt tròn to, trong vắt lấp lánh như ánh sao trời. Thế mà giờ đây sau 40 năm đã là một phụ nữ thành đạt, và quí nhất là dù rời quê hương lúc còn rất trẻ, em vẫn luôn nhớ về nguồn cội.
Vừa rồi mình lại liên lạc được với DT. Năm ấy cô bé chỉ khoảng 14-15 tuổi, khuôn mặt dễ thương với đôi mắt tròn to, trong vắt lấp lánh như ánh sao trời. Thế mà giờ đây sau 40 năm đã là một phụ nữ thành đạt, và quí nhất là dù rời quê hương lúc còn rất trẻ, em vẫn luôn nhớ về nguồn cội.
Cô ấy mới cho biết: Tuần sau, 15/6 tại Tokyo các chú trong nhóm Người Việt Tự Do ngày xưa sẽ ra mắt ấn phẩm mẫu "40 năm Văn Học Việt Nam tại Nhật", bao gồm 79 bài viết & tư liệu về những câu chuyện, tâm tư ghi chép từ thế hệ Đông Kinh Nghĩa Thục, đến thế hệ Thuyền Nhân và sau này. Cuốn sách sẽ được lên kệ vào cuối tháng 7. Em nghĩ chị, anh Tây sẽ thích khi từng có những sinh hoạt chung ngày ấy.
Trời ơi, cô em nhắc lại nhóm Người Việt Tự Do mà mấy chục năm nay mình đã quên mất đất.. lại một chút bồi hồi. Những chàng trai nước Việt: Phạm T Linh, Nguyễn T Ngọc, K Quang.. Các chàng sinh viên lưu lạc khi nước mất nhà tan, một thời gắn bó với những người tị nạn. Cùng một lứa bên trời lận đận ngày nào, giờ mà bình yên còn sống chắc cũng đã thất thập.
Tự nhiên mình nhớ tới Anh PT Linh, trong một buổi tối muộn lên gỏ cửa phòng mình. Bất ngờ thấy anh mình mừng lắm. Anh hỏi ngay: nhà bếp còn gì ăn không em? từ phi trường về đây chưa ăn gì anh đói quá. Thế là hai anh em xuống bếp, mình lấy cơm nguội, đập thêm quả trứng, chiên xổi cho anh đĩa cơm ăn tạm.. Anh cũng thường đem sách báo xuống cho mình. Tình cảm anh em thật gần gủi. Mong rằng suốt mấy mươi năm qua, anh được an iên khỏe mạnh.
Còn anh NT Ngọc, lần nào xuống trại anh em cũng nói chuyện rất vui. Mình nhớ có một lần không biết buồn tình hay sao, mà từ Tokyo anh gọi điện thoại về trại muốn nói chuyện với mình. Nghe văn phòng kêu trên loa, mình lo lắng, không biết chuyện gì, tất tưởi chạy xuống. Hóa ra chỉ nói chuyện chơi và rủ mình nếu được lên Tokyo chơi một chuyến. Anh thật nhãm! Làm sao mình đi được.
Buồn cười nhất là anh K Quang. Cái dáng ốm o, làn da trắng muốt có chút xanh xao của anh dễ làm người ta chú ý. Cách nói chuyện lại thẳng như ruột ngựa, khá đặc biệt. Mỗi lần xuống trại, anh thường chơi bóng bàn với em trai mình. Ở trại, buổi tối mọi người thường tập trung xuống phòng xem tivi. Mình không nhớ hôm đó có phim gì, nhưng chị em mình ngồi ngay phía sau anh. Một chị vô tình cứ đứng láng cháng trước mắt, anh bực mình buông một câu làm hai chị em mình cười ngất: Chị à, chị đứng có dziên quá đó .. Nghe vậy chị ấy hơi quê , quay sang lườm anh một phát. Riêng mình, thời gian đó có trao đỗi với anh vài cánh thư.. Sau đó nghe nói anh lấy vợ rồi đi Mỹ.
Nhiều năm qua không tin tức, vậy mà, có một lần cậu em mình đi làm về kể lại: chị nhớ anh K-Quang không? hôm nọ em qua hãng đối tác có công việc thì bất ngờ gặp anh Quang đang làm ở đó. Ảnh không nhận ra em, nhưng em nhận ra ảnh. Hai anh em thăm hỏi nhau vui lắm. Cuối cùng ảnh nói: nhờ nhắn với bà chị cậu: tui đây vẫn còn sống nhen.. Trời ơi, mấy mươi năm rồi, cách nói chuyện vẫn y nguyên không thay đỗi..
Trại tỵ nạn Motobu giờ bị san bằng chỉ còn là bãi đất trống - Hình: Thùy Trang |
Thời gian qua như tia chớp, giờ nhắc lại chỉ là để chia sẻ với nhau nụ cười, niềm vui khi có thể.. Dẫu biết vậy, nhưng nhìn lại, lòng vẫn có nhiều xúc động lẫn nuối tiếc.. Ngày ấy.. giá như, phải chi..
Quinhon11
________________________________________
Cám ơn em đã cho chị chút niềm vui sáng nay.
ReplyDelete" Tối qua em share “Okinawa - Có 1 thời mình đã từng ...” trên fb, sáng nay các chú trong nhóm thực hiện “40 năm Văn Học VN tại Nhật” ghé vào đọc & để lại comments. Em share với chị chút niềm vui buổi sáng :)
Chú Takenaga (Vũ Đăng Khuê) là nhóm trưởng, từng là du học sinh thập niên 70’s & hiện là giáo sư tại Nhật hơn 30 năm. Chú Huy Nguyễn & chú Khuê từng làm việc với chú Ngô Chí Dũng, chủ nhiệm Người Việt Tự Do cho đến khi chú Dũng gia nhập Mặt trận & mất tích từ đó. 3 chú Khuê, Huy, Mong Nguyen Van đều có bài trong “40 năm VNVH tại Nhật”.
Em không biết chị nhớ chú Lâm ở trại không? Chú cũng gia nhập Mặt trận & cuối cùng mất ở Thailand. "
Ôi, có những người, nhưng kỷ niệm: ngỡ đã quên lâu.. sao người vẫn quanh đây..!
Quả thật là một thế hệ du học sinh trí thức & tài hoa! Em đựơc biết thêm chú Khuê & Nhân (thông dịch viên của trại) từng chơi đàn cho Thanh Lan & Phạm Duy trong chuyến du diễn tại Nhật năm 74.
DeleteGần đây em được biết thêm ngày ấy trại từng ra tờ báo Vượt Biển, và chị là 1 trong những người phụ trách.
Mong sẽ có thêm những câu chuyện về trại Motobu-Okinawa từ chị & các anh, các chú. Em cám ơn chị chia sẻ.
dt
..." Gần đây em được biết thêm ngày ấy trại từng ra tờ báo Vượt Biển, và chị là 1 trong những người phụ trách. "
DeleteChị rất cám ơn em đã tìm hiểu và nhắc cho chị nhớ về nhiều điều đã tưởng như quên lâu rồi.. Nhưng cuốn đặc san Vượt biển ngày ấy chị không có phụ trách gì đâu, chỉ góp bài cho vui thôi. Chị không dám nhận công người khác. Lúc ấy trong trại có các anh vượt biển có trình độ, tinh thần chống cộng rất cao như Anh Pham v- Thức, Anh Trần Đ Thu, Anh Hiệp, Thành Tây ... và nhiều người nữa đã tổ chức làm báo, biểu tình... ôi! ngày ấy sao mà tâm hồn mình trong sáng, lý tưởng đến thế. Nhìn lại Quả thật nợ áo cơm đã quật ngã nhiều người , trong đó có chị.
..
Còn Hùng và Long nữa....
ReplyDeleteChào T.
ReplyDeleteMình đoán bạn có lẽ là một người ở xóm Motobu ngày trước. Nhưng không đoán được là ai. Mà có sao, quan trọng gì một cái tên. Phải không?
Cám ơn bạn nhắc thêm Anh Hùng và Long. Nhưng vẫn còn một người nữa: Anh Nhân!
Cách đây vài năm mình có gặp gia đình anh Nhân trong một nhà hàng ở Houston TX. Anh Nhân vẫn còn ngời ngời phong độ, và Chị Yumiko vẫn đẹp lắm dù có chút già đi theo thời gian. Sau khi sang Mỹ, anh chị có thêm hai người con nữa. Còn cậu bé tên Lễ con đầu lòng của anh chị ấy, lúc ở Nhật chỉ độ 1 tuổi, lúc ấy mình là baby sister của cu cậu. Giờ gặp lại không thể tưởng tượng được: to con, cao lớn .. nhưng vẫn chưa có vợ.
Mình không quên anh Hùng, chẳng qua mình không có nhiều kỷ niệm với anh ấy. Nhiều chục năm trước, lúc mình còn ở San Jose CA. có một hôm mình đưa Ba mẹ đến hí viện xem Cải lương thì tình cờ gặp anh Hùng. Trò chuyện mới biết anh đã sang Mỹ theo vợ.
Còn Anh Long thì không gặp lại. Mình vẫn nhớ vài chi tiết về anh Long. Phan đình Khoa Long con của tướng (?) Phan đình Thứ. Lúc mình còn vài ngày nữa rời xóm Motobu đi Mỹ, không biết anh Long nghĩ gì lại mượn xe hơi ông Trưởng trại, mời mình đi chơi cùng anh một ngày. Lịch sự, mình cũng nhận lời đi chơi. Anh lái xe đưa mình đi ăn, đi xem phố từ sáng tới chiều.. nói chuyện loanh quanh nhưng điểm chính anh vẫn chưa nói.(?). Có lẽ sự mạnh mẽ toát ra từ mình dễ làm người ta khớp.? Hay thất vọng "yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu".. .ha.ha.. !
Nhiều năm rồi mình không còn nhớ rõ, nhưng mỗi lần nhắc đến Phan đình Khoa Long thì mình lại nhớ chuyện này. cũng vui.
Chúc T một ngày vui (Hay nói như anh Vũ Đ Khuê: chúc nhau một đời vui..)
Mến. QN