Raw Sugar và White Sugar - Brown rice và White rice
Đường thô và đường trắng
Cứ tưởng tượng thế giới này không có đường cũng đủ thấy cuộc sống mất đi bao nhiêu là thú vị. Nhờ khám phá của con người, từ thứ đường thô thiển rồi tiến đến đường tinh chế, mà chúng ta có thêm vị ngọt cho thức ăn, rồi đến kẹo bánh… và vô số những món ăn ngon ngọt khác
Tuy cùng có vị ngọt, nhưng đường thô (raw sugar) và đường trắng (white sugar) khác nhau rõ rệt ở màu sắc và tiến trình chế biến.
– Mía được ép cho ra nước mía ngọt. Rồi nước chanh được trộn vào để đạt được độ pH (*) theo nhu cầu. Sau đó là tiến trình bốc hơi bằng máy ly tâm để lấy nước ra và sấy cho khô. Thành phẩm sau cùng gọi là raw sugar có màu nâu vì trong đó còn mật.
(*) pH là độ đo độ acid (acidity) và độ kiềm (alkalinity) của một hóa chất, với thang độ từ 0 đến 14. Trên thang độ pH, 7 được coi là trung độ, để chỉ một vật chất không thuộc acid cũng không thuộc kiềm. Một số thực phẩm có pH là 7 như sữa, dầu thực vật, bơ.
(*) pH là độ đo độ acid (acidity) và độ kiềm (alkalinity) của một hóa chất, với thang độ từ 0 đến 14. Trên thang độ pH, 7 được coi là trung độ, để chỉ một vật chất không thuộc acid cũng không thuộc kiềm. Một số thực phẩm có pH là 7 như sữa, dầu thực vật, bơ.
– Người ta dùng raw sugar để làm white sugar. Raw sugar được trộn chung với syrup, rồi đưa vào máy ly tâm để loại bỏ lớp ngoài, và dùng sulphur dioxide để tẩy cho trắng. Cuối cùng, để loại bỏ các tạp chất, người ta dùng một số hóa chất như phosphoric acid và calcium hydroxide
– Về ích lợi cho sức khỏe, không thấy có sự khác biệt nào đáng kể giữa hai thứ đường này. Một khác biệt nhỏ là một muỗng cà-phê đường thô chứa 17 calorie trong khi đường trắng chỉ có 16 calorie.
Gạo nâu và gạo trắng
Brown rice (gạo nâu) là gạo còn nguyên, chỉ có vỏ trấu bên ngoài hạt lúa là được lấy ra tại nhà máy xay.
White rice (gạo trắng) thì phải qua nhiều thời gian hơn tại nhà máy, vì ngoài vỏ trấu ra thì cám và mầm gạo (germ) cũng được chà đi. Như vậy gạo trắng còn ít chất bổ dưỡng hơn.
Chất bổ dưỡng
Phân tích cho thấy gạo nâu hơn gạo trắng như sau: có 2 lần hơn về lượng manganese và phosphorus; 2.5 lần hơn chất sắt; 3 lần hơn vitamin B3; 4 lần hơn vitamin B1 và 10 lần hơn vitamin B6. Chất xơ ở gạo nâu cũng cao hơn.
Tuy nhiên, protein trong gạo trắng được cơ thể dễ hấp thụ hơn, nên thích hợp cho người yếu hoặc đang dưỡng bệnh, và vì ít chất xơ nên hợp với người yếu hệ thống tiêu hóa.
Cả hai loại đều có số lượng calories và carbohydrates tương đương nhau.
Giá cả và thông dụng
Về giá cả, gạo trắng rẻ tiền hơn gạo nâu. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc gạo bán ra là gạo organic, Basmati, không gluten, hoặc là loại cao cấp.
Ở quầy bán gạo, gạo nâu thường không để lâu được như gạo trắng. Ta thấy đa số các tiệm ăn chỉ bán cơm trắng. Ở miền Đông và Nam Á châu ngày trước, người ta không thích gạo nâu vì cho là gạo của người nghèo, gạo thời chạy giặc. Tuy ngày nay ở phương Tây người ta chuộng gạo nâu vì thấy có lợi cho sức khỏe, nhưng nó vẫn không phổ biến như gạo trắng.
Ở quầy bán gạo, gạo nâu thường không để lâu được như gạo trắng. Ta thấy đa số các tiệm ăn chỉ bán cơm trắng. Ở miền Đông và Nam Á châu ngày trước, người ta không thích gạo nâu vì cho là gạo của người nghèo, gạo thời chạy giặc. Tuy ngày nay ở phương Tây người ta chuộng gạo nâu vì thấy có lợi cho sức khỏe, nhưng nó vẫn không phổ biến như gạo trắng.
baotreonline
_________________________________
No comments:
Post a Comment