Hồng Hạnh
Một trong sự kiện lạ lùng, kinh hãi nhất trong thế kỷ 20 là vụ án bí ẩn liên quan đến cái chết vô cùng thảm thương của 9 nhà leo núi người Nga trên đoạn đèo Dyatlov (phía bắc vùng núi Ural, Nga).
Cho đến giờ vụ án này vẫn chưa có lời giải mặc dù hơn một nửa thế kỷ qua các nhà khoa học, chuyên gia phân tích, điều tra viên đến từ nhiều nước đã cố gắng nghiên cứu, tìm cách phá án.
Phần #1:
HÀNH TRÌNH ĐỊNH MỆNH
Chuyến đi thám hiểm thiên nhiên có thể trở thành một trải nghiệm thú vị đối với những người thích đi đó đây du lịch khám phá, nhưng đối với nhóm leo núi của Viện Bách khoa Ural (nay là Đại học Kỹ thuật quốc gia Ural) thì đó là hành trình một đi không trở lại.
Ngày 25/1/1959, một hướng dẫn viên trượt tuyết cùng 3 kỹ sư và 7 sinh viên thuộc Viện Bách khoa Ural (thành phố Sverdlovsk, Liên bang Xô Viết cũ) đón chuyến tàu tới phía bắc vùng núi Ural để thực hiện hành trình mạo hiểm chinh phục dãy núi Otorten. Thủ lĩnh của nhóm leo núi là Igor Dyatlov, 23 tuổi (sau này được đặt tên cho con đèo nơi 9 người thiệt mạng) là một thanh niên sôi nổi, nhiệt thành. Anh tổ chức chuyến đi cho những con người có sở thích leo núi mạo hiểm, với mục đích tạo ra môi trường thực tế huấn luyện thể chất để các thành viên chuẩn bị tinh thần cho những chuyến đi khó khăn, vất vả hơn sau này.
Khi nhóm rời nhà ga và chuẩn bị lên xe khách hướng về dãy núi Ural, một thành viên trong đội Yury Yudin cảm thấy không được khỏe và buộc phải ở lại tĩnh dưỡng ở thị trấn Vizhai. Ôm tạm biệt những người đồng đội, Yudin nhìn họ dần rời xa với ánh mắt ganh tị mà không hề biết mình may mắn biết bao khi là người duy nhất trong đội không bỏ mạng trên vùng núi giá lạnh. Những năm tháng sau trong cuộc đời của Yudin luôn bị ám ảnh bởi suy nghĩ không thể khám phá ra loại năng lực gì đã cướp mất mạng sống những người bạn của mình.
Hai ngày sau, 9 nhà leo núi trẻ, bao gồm hướng dẫn viên leo núi Alexander Zolotarev, 3 kỹ sư Rustem Slobodin, Georgyi Krivonischenko và Nicolas Thibeaux-Brignollel cùng các sinh viên Yuri Doroshenko, Zinaida Kolmogorova, Lyudmila Dubinina, theo chân đội trưởng Dyatlov tiến lên điểm dừng chân đầu tiên trong chặng đường vượt núi Gora Otorten.
Hành trình định mệnh bắt đầu vào tối 28/1/1959 nhưng không một ai hoàn thành được đích đến, và cũng không một ai sống sót trở về.
Những thi thể đầu tiên
Theo lịch trình, đội thám hiểm của Dyatlov sẽ chỉ mất 3 ngày để leo lên đỉnh ngọn Kholat và quay trở lại thị trấn Vizhai vào ngày 11/2/1959. Đến lúc đó, họ sẽ phát điện tín về cho gia đình người thân thông báo hoàn thành nhiệm vụ. Cho đến ngày trở về, khi không có bất kỳ bức điện tín nào được thông báo, phần lớn gia đình các nhà leo núi cũng không mảy may tỏ vẻ lo lắng, vì họ cho rằng những chuyến đi thám hiểm dài ngày kiểu này hiếm khi hoàn thành đúng thời hạn. Nhưng bẵng đi một tuần vẫn không hề xuất hiện mẩu tin tức gì từ nhóm thám hiểm, người thân bắt đầu cảm thấy bất an. Họ yêu cầu Viện Bách khoa Ural tổ chức ngay một cuộc tìm kiếm và hoạt động cứu hộ.
Sau vài ngày tìm kiếm không có kết quả, quân đội và chính quyền vào cuộc. Máy bay quân sự và trực thăng được điều động đến vùng núi hẻo lánh tìm kiếm trên diện rộng. Mãi đến 25/2, một viên phi công phát hiện điều bất thường trên sườn núi phía dưới, dần hé lộ những tin tức đầu tiên của vụ án 9 người mất tích.
Ngay ngày hôm sau, một đơn vị tìm kiếm - trong đó có sinh viên trường bách khoa Mikhail Sharavin - bắt đầu tìm đường lên sườn núi phía đông của ngọn núi được mã hóa “1079” trong hồ sơ điều tra. Ngọn núi này là nơi sinh sống của tộc người Mansi, có tên gọi địa phương “Kholat Syakhl”, mang nghĩa là “Ngọn núi chết chóc”.
Khi đến được vị trí phát hiện vật bất thường, đội cứu hộ tìm thấy một chiếc lều bị phá nát hoàn toàn, xung quanh là những dấu chân hoảng loạn của ít nhất 8 người đang cố gắng thoát khỏi căn lều. Bản báo cáo của Sharavin miêu tả cảnh tượng: “Chúng tôi phát hiện một chiếc lều rách toạc, một nửa bị tuyết phủ kín. Bên trong không có gì ngoài đồ đạc và giày của nhóm leo núi”. Những vết chân còn sót lại quanh lều được xác định là của các nạn nhân chưa kịp đi giày, chỉ dùng chân trần hoặc đeo tất giẫm lên tuyết chạy trốn. Có hai người đã chạy men theo sườn núi xuống rừng rậm phía dưới, nhưng sau đó, đội cứu hộ cũng mất dấu vết tìm kiếm khi tuyết phủ kín mặt đất cách khu vực lều trại gần 500 mét.
Nỗ lực kiên trì tìm kiếm đến cùng, Sharavin tìm thấy dấu vết tàn tro, dụng cụ đánh lửa… và thi thể đông cứng của hai thành viên Doroshenko và Krivonischenko. Đau thương hơn, họ chết trong tư thế lõa thể chỉ vọn vẹn có chiếc quần lót trên người. Xung quanh bọn họ ngổn ngang vài mảnh vỏ cây tùng. Phân tích sau này của tổ pháp y khẳng định những mảnh da ở trên thân cây tùng bên cạnh là của hai nạn nhân. Rõ ràng bọn họ vì một nỗi sợ kinh hoàng nào đó, cố gắng trèo lên cây trốn thoát nhưng không thành.
Tại thời điểm đó, đội cứu hộ tin rằng có thể xuất hiện một con “quái vật” đã làm những người trong nhóm leo núi hoảng sợ đến mức không kịp mặc quần áo, bất chấp cái lạnh cắt da cắt thịt chạy ra ngoài và bất lực bấu víu vào cây làm rách da thịt nhằm tìm cho mình chỗ trú ẩn an toàn. Nhưng điểm kì lạ ở chỗ không hề có dấu vết bất kì “sinh vật” nào đuổi theo, và sự thật nạn nhân còn có thời gian đốt lửa sưởi ấm, cũng như thi thể vẫn còn nguyên vẹn không có thương tích nặng, lại khiến cho các nhà điều tra đau đầu khó hiểu.
Không lâu sau khi tìm ra thi thể của Doroshenko và Krivonischenko, đơn vị tìm kiếm phát hiện tiếp thi thể của đội trưởng Dyatlov cách đó gần 280 m. Dyatlov chết trong trạng thái nằm ngửa, một tay nắm chặt một cành bạch dương trong khi tay còn lại bị co cứng và đóng băng đặt ở tư thế bảo vệ đầu trước “một thế lực tấn công không tên”.
Lần lượt nhóm cứu hộ phát hiện ra các thi thể tiếp theo. Bị chôn nửa người trong tuyết cách lều trại không xa là thi thể của Rustem Slobodin, gục mặt xuống mặt đất. Hộp sọ của Slobodin đã chịu tổn thương khi có một áp lực gây ra vết nứt dài gần 20 cm, Song chuyên gia y tế sau đó khẳng định nguyên nhân dẫn đến cái chết của Slobodin là do bị hạ thân nhiệt chứ không phải do chấn thương.
Zinaida Kolmogorov được phát hiện ở vị trí xa nhất so với chỗ cắm trại. Có vết máu xuất hiện xung quanh thi thể của cô nhưng cho đến giờ vẫn chưa có kết luận vết máu đó có phải của Zinaida Kolmogorov hay không. Các nhân viên cứu hộ cũng không hiểu nguyên nhân dẫn đến cái chết của nữ sinh viên này khi không phát hiện ra bất kì dấu vết vật lộn hay chống cự.
Bức ảnh cuối cùng chụp nhóm thám hiểm cho thấy họ vẫn bình thường, vui vẻ với chuyến đi.
Hình ảnh căn lều bị xé nát |
Một thi thể chết lạnh |
Nỗ lực tiếp tục tìm kiếm số người còn lại nhưng không thành. Đội cứu hộ không biết rằng những cảnh tượng tang thương, kinh hoàng hơn đang đón chờ họ.
Phần #2 : BẰNG CHỨNG PHÁP Y
Sau hai tháng kể từ khi triển khai tìm kiếm, đến ngày 4/5/1959, đội cứu hộ đã phát hiện 4 thi thể còn lại. Thi thể của hướng dẫn viên Alexander Zolotaryov, kỹ sư Nicolas Thibeaux-Brignollel và hai sinh viên Alexander Kolevatov, Ludmila Dubinina bị chôn dưới lớp băng tuyết dày gần 3 m đã dần hiện ra khi mùa xuân đến.
Cả 4 người đều gục chết ở một khe suối nhỏ. Tất cả các nạn nhân đều có những vết thương chí mạng trong cơ thể nhưng điều kì lạ ở chỗ, khác hoàn toàn so với những người bạn bị phát hiện trước đó 2 tháng, 4 người này đều mặc đầy đủ quần áo.
Giống như Slobodin, hộp sọ của Thibeaux - Brignollel bị một vật cứng đánh mạnh vào gây vết nứt lớn, trong khi ngực Zolotarev và Dubunina bị lõm vào trong, thêm vào đó một vài mảnh xương sườn bị vỡ vụn. Cả 4 nạn nhân đều được nhận định chết do những vết thương chí mạng tổn thương bên trong, nhưng tuyệt nhiên không hề có bất kì vết bầm tím hay tổn hại trên mô mềm. Sau khi khám nghiệm tử thi Dubinina, người ta còn phát hiện anh đã bị cắt mất lưỡi, mắt và một phần môi.
Trong đám tang tưởng nhớ các nạn nhân, gia đình của những nhà thám hiểm xấu số này còn khẳng định màu da trên người nạn nhân đã chuyển sang màu cam bất thường. Tóc đã mất sắc tố, biến thành màu bạc.
Khi điều tra chiếc lều rách bươm tại hiện trường, các chuyên gia phân tích đều đi đến kết luận chiếc lều bị phá nát từ bên trong. Họ đưa ra giả thuyết có lẽ bên trong lều có một sức mạnh nào đó quá mức kinh dị nên mới khiến các nhà thám hiểm “không còn suy nghĩ gì nữa mà bất chấp cào xé rách lều chạy trốn ra ngoài”. Trong số các đồ đạc bị bỏ lại, nhóm điều tra tìm thấy một vài cuộn phim và một số tài liệu thuộc đoàn leo núi. Những thứ này không những không giúp làm sáng tỏ sự thật mà còn khiến cho bí ẩn thêm khó hiểu.
Bắt tay vào cuộc, điểm nghi vấn đầu tiên mà đội ngũ điều tra đặt ra là tại sao Dyatlov và đội của anh lại chọn dựng lều tại một sườn núi đón gió khi còn chưa đầy 1,6 km là tới khúc cua - vị trí an toàn có thể tránh thời tiết khắc nghiệt của nước Nga. Tuy nhiên nghi vấn đó nhanh chóng có lời giải theo suy nghĩ của Yudin. Yudin, người không tham gia chuyến đi, giải thích đội trưởng Dyatlov có lẽ muốn tập cắm trại ngay trên sườn núi để chuẩn bị cho những chuyến thám hiểm sau.
Trong những thước phim được tìm thấy tại túp lều bị phá nát, có bức ảnh chụp cả đoàn thám hiểm vào 5 giờ chiều 2/2/1959. Thời điểm đó, họ quyết định dựng lều ở ngay sườn núi Kholat-Syakhl, cách đích đến đầu tiên theo dự định là đỉnh Gora Otorten gần 16 km. Trong bức ảnh, trông họ đều rất khỏe mạnh và vui vẻ.
Các điều tra viên tiếp tục xác định thời điểm ăn tối rơi vào khoảng 7 giờ và không lâu sau thì đi ngủ. Nhiệt độ buổi tối tại sườn Kholat-Syakhl lúc đó là -15 độ C. Không rõ lí do gì mà nhiều thành viên trong đoàn leo núi lại quyết định không mặc đồ giữ ấm khi đi ngủ, dẫn đến việc khi có chuyện xấu xảy ra họ chỉ kịp chạy ra ngoài lều mà không mặc quần áo.
Nhân viên pháp y cho biết có lẽ khoảng thời gian những nạn nhân bị “tấn công” xảy ra từ 9 giờ 30 tới 11 giờ 30 tối, sau khi phân tích chỗ thức ăn tiêu hóa trong dạ dày các thi thể.
Các điều tra viên nghi ngờ trong màn đêm buông xuống, các nhà thám hiểm đã phải đối mặt với nỗi sợ kinh hoàng. Các thành viên trong đội nhanh chóng xé, cắt lều để chạy ra ngoài thoát thân mà không kịp mặc thêm quần áo. Theo dấu vết của bước chân trên tuyết xung quanh lều, cả đội đều tỏa ra nhiều hướng khác nhau nhưng họ đều cố gắng tìm đồng đội khi đã xuống núi cách xa chỗ lều trại gần 300 m.
Báo cáo điều tra cho rằng khi Doroshenko và Krivonischenko tìm thấy nhau, họ nghĩ sẽ nhường quần áo của mình cho đồng đội. Nhưng thực tế, bản thân trên người họ lại mang quá ít quần áo, nên họ quyết định nhóm lửa giữ ấm, thay vì quay trở lại lều lấy đồ. Các nhân viên tình báo cũng bắt đầu nghi ngờ động cơ trèo lên cây của hai người. Bên cạnh giả thuyết do quá hoảng sợ “một thứ gì đó” nên muốn tìm chỗ trú ẩn trên cây, có thể Doroshenko và Krivonischenko muốn trèo lên vị trí cao hơn để có thể quan sát được chỗ lều trại. Tuy nhiên nỗ lực trèo lên cây bất thành khi họ bị chết cóng.
Trong khi đó, Kolmogorova, Slobodin và Dyatlov dường như đủ “dũng cảm” để quay trở lại lều, nhưng cả 3 cũng không hoàn thành được mục đích của mình khi bị sốc nhiệt trong thời tiết giá lạnh.
Mất đi thủ lĩnh có thể dẫn dắt mọi người, các nhà điều tra tin rằng 4 người còn lại Zolotaryov, Thibeaux-Brignollel, Kolevatov và Dubinina quyết định tiến đến gần khu rừng gần đó, hi vọng sẽ tìm được chỗ trú ẩn. Tuy nhiên, cả 4 lại tiếp tục chết một cách đau thương với những vết gãy xương bên trong mà không tìm ra nguyên nhân gây thương tích. Thành viên cuối cùng được xác định thiệt mạng sau 8 tiếng xảy ra sự kiện đầu tiên.
Sau khi hoàn thành mốc thời gian mô tả lại quá trình xảy ra thảm kịch, trong đầu của đội điều tra hiển hiện hai câu hỏi lớn. Một là “thế lực bí ẩn” xuất hiện trong lều là gì mà khiến cả đội leo núi hoảng sợ bỏ chạy. Hai là nguyên nhân dẫn đến những vết thương chết người của 4 thành viên.
Giả thiết đầu tiên cho vụ án 9 người chết thảm trên sườn núi Kholat Syakhl là do họ đã phạm sai lầm khi đi vào vùng đất cấm địa của thổ dân Mansi. Sau khi theo dõi lều trại đoàn leo núi dựng, đến đêm, tộc người này đã tấn công toàn đội leo núi, đánh đuổi họ chạy xuống chân núi.
Phần #3: THUYẾT ÂM MƯU
Bản thân ông Ivanov cũng tin rằng những “quả cầu cam phát sáng” đó có liên quan đến vụ việc 9 nhà thám hiểm chết bất thường. Trong cuộc phỏng vấn năm 1990, ông Ivanov cho biết ông được yêu cầu khép lại vụ điều tra và xếp chúng vào mục tài liệu mật. Ông cho rằng quan chức cấp cao lo lắng chính những báo cáo về UFO (vật thể bay không xác định) từ nhiều nhân chứng khác nhau - bao gồm cả nhân viên quân sự và các nhà khí tượng học - sẽ dẫn đến việc dư luận có những phán đoán không cần thiết.
Ông Ivanov nghi ngờ một thành viên trong đội leo núi đã vô tình thấy UFO và thông báo cho các thành viên còn lại chạy nhanh ra ngoài khi một “phương tiện bay” phát nổ. Có lẽ những mảnh vụn vỡ từ vụ nổ đã bay trúng đầu làm vỡ hộp sọ của Slobodin. Bên cạnh đó, một “bằng chứng” khác mà nhiều nhà nghiên cứu tin rằng vụ việc có liên quan đến sự xuất hiện của người ngoài hành tinh là “màu da thi thể biến đổi thành màu cam và tóc chuyển màu bạc”. Theo kết quả xét nghiệm, quần áo của các nạn nhân đều nhiễm một lượng phóng xạ.
Thử nghiệm vũ khí thất bại
Một trong những người tin vào giả thuyết này là thành viên ở lại Yudin. Anh cho rằng các bạn mình đã đi vào vùng quân sự bí mật của chính phủ Liên Xô, và không may trở thành con mồi trong cuộc thử nghiệm vũ khí thất bại. Anh nghi ngờ chính lý do này đã khiến quân đội giấu giếm các tình tiết trong khi điều tra và không đưa ra kết luận thực sự. Theo Yudin, sau khi thu dọn chứng cứ từ hiện trường, anh được các nhà điều tra nhờ giúp xác định chủ sở hữu của các vật dụng. Và ngạc nhiên thay, trong số đó có các mảnh vải từ bộ quân phục, một cặp kính mắt và một đôi ván không phải của bất kì ai trong đội leo núi.
Một trong những người tin vào giả thuyết này là thành viên ở lại Yudin. Anh cho rằng các bạn mình đã đi vào vùng quân sự bí mật của chính phủ Liên Xô, và không may trở thành con mồi trong cuộc thử nghiệm vũ khí thất bại. Anh nghi ngờ chính lý do này đã khiến quân đội giấu giếm các tình tiết trong khi điều tra và không đưa ra kết luận thực sự. Theo Yudin, sau khi thu dọn chứng cứ từ hiện trường, anh được các nhà điều tra nhờ giúp xác định chủ sở hữu của các vật dụng. Và ngạc nhiên thay, trong số đó có các mảnh vải từ bộ quân phục, một cặp kính mắt và một đôi ván không phải của bất kì ai trong đội leo núi.
Yudin cũng cho biết anh tận mắt thấy một tài liệu mật, theo đó cuộc điều tra bắt đầu được hai tuần trước người ta tìm thấy dấu vết của lều trại. Điều này có nghĩa là quân đội đã phát hiện ra căn lều trước khi đội cứu hộ đến nơi.
Tuy nhiên, giả thuyết này của Yudin nhanh chóng bị bác bỏ khi đội tìm kiếm không phát hiện ra bất kì dấu vết của vụ nổ nào gần khu cắm trại Kholat - Syakhl cũng như không có bản báo cáo ghi nhận có cuộc phóng thử tên lửa nào trong khu vực.
Mẹ thiên nhiên nổi giận
Khu vực sườn núi phía tây Kholat - Syakhl luôn bị coi là vùng nguy hiểm khi thường xuyên xảy ra lở tuyết. Nhiều người cho rằng có lẽ trong đêm tối, các thành viên trong đoàn thám hiểm nghe thấy tiếng động tưởng sắp xảy ra tình trạng sạt lở, nên vội vã chạy xuống chân núi trong tình trạng bán khỏa thân. Sau đó, khi phát hiện ra không phải sạt lở núi tuyết, họ mới bình tĩnh quay trở lại lều nhưng thời tiết khắc nghiệt đã làm thân nhiệt giảm nhanh. Tuy nhiên, có thể bác bỏ giả thiết lở tuyết vì các điều tra viên cho rằng tuyết sẽ phủ lấp hết dấu chân chứ không để lại bằng chứng quanh lều. Ngoài ra, sạt lở tuyết không gây ra những vết thương chết người cho nhiều thành viên đến vậy.
“Người tuyết” Yeti
Người tuyết Siberia còn có tên gọi khác nữa là Yeti, là sinh vật giống vượn, được cho là sinh sống ở khu vực Himalya thuộc Nepal, Ấn Độ, vùng núi Siberia của Nga và cả Bắc Mỹ. Có thể con quái vật đã làm cho cả đội hoảng sợ và gây ra những vết thương chí mạng. Bên cạnh đó, trên một mảnh giấy thu được từ hiện trường vụ án có ghi: “Từ giờ chúng ta biết người tuyết là có thực”. Đối với giả thuyết này, nhiều nhà nghiên cứu cho biết họ vẫn có thể phản bác với nhiều lí do như không tìm thấy dấu chân to lớn nào quanh khu cắm trại. Loài sinh vật này cũng không thể chỉ chọn vài đối tượng để tấn công và bỏ mặc những người khác chết cóng.
Người tuyết Siberia còn có tên gọi khác nữa là Yeti, là sinh vật giống vượn, được cho là sinh sống ở khu vực Himalya thuộc Nepal, Ấn Độ, vùng núi Siberia của Nga và cả Bắc Mỹ. Có thể con quái vật đã làm cho cả đội hoảng sợ và gây ra những vết thương chí mạng. Bên cạnh đó, trên một mảnh giấy thu được từ hiện trường vụ án có ghi: “Từ giờ chúng ta biết người tuyết là có thực”. Đối với giả thuyết này, nhiều nhà nghiên cứu cho biết họ vẫn có thể phản bác với nhiều lí do như không tìm thấy dấu chân to lớn nào quanh khu cắm trại. Loài sinh vật này cũng không thể chỉ chọn vài đối tượng để tấn công và bỏ mặc những người khác chết cóng.
Vậy thực sự chuyện gì đã xảy ra với 9 nhà thám hiểm xấu số? Đó là câu hỏi mà đến tận bây giờ, sau khi dành hơn nửa thế kỷ để vò đầu bứt tóc với những bằng chứng, giả thuyết, các nhà điều tra lẫn giới khoa học, quân sự vẫn chưa thể tìm ra một lời giải hợp lý.
Hồng Hạnh
Hồng Hạnh
_________________________________
No comments:
Post a Comment