Kim
Loan
Hòn Khô Nha Trang (1973) |
Theo
dòng thời gian, hễ cứ đến tháng Tư hằng năm là mình lại nhớ tới những ngày cuối
tháng Ba của “mùa biến cố” cũng như nhớ luôn “kỷ niệm hết hồn” trong Sinh Nhật
lần thứ hăm-mốt của mình tại Nha Trang vào Xuân ’75 ở quê nhà.
Đã
gần 44 năm trôi qua và chỉ còn hơn tuần lễ nữa lại đến Sinh Nhật mình bước vào
nhóm U70. Vậy là ký ức mình lại quay về với “biến cố ‘75”.
…
Vào những ngày cuối tháng 3/75 thật là hồi hộp với những tin đồn đãi dồn dập
khiến cho tinh thần mọi người trở nên hoang mang và hỗn loạn cả lên.
Hai
bên gia đình cũng đồng tâm trạng chung là lo sợ nước mình lại phải chia cắt
thêm hai miền Trung – Nam nữa. Cho nên gia đình mình đã cùng lên xe của gia
đình cô chú Quốc Hưng (em gái ba mình) để cuốn theo dòng người lũ lượt xuôi
Nam.
Nhớ...
Sau Hiệp Định 54, gia đình mình cũng đã cùng gia đình cô chú di cư vào Nam; rồi
sau đó lại chuyển ra Trung để an cư lạc nghiệp vì “đất lành chim đậu” mà. Vậy
là gia đình mình cũng đã gắn bó với gia đình cô chú ở Qui Nhơn hơn hai thập
niên rồi thì làm sao không “theo ý” cô chú được.
Gia
đình “ông xã” thì lại không muốn rời xa nơi chôn nhau cắt rốn đã bao đời nay sống
ở đất võ Bình Định này. Vì thế cả nhà đang tất bật sắp xếp đồ đạc cần thiết để
chuyển qua đảo Cù Lao Xanh ở xã Nhơn Châu lánh nạn một thời gian.
Viết
tới đây mình thấy bồi hồi xúc cảm nhớ đến hình ảnh buồn bã
lưu luyến của ông bà nội bọn nhỏ lúc qua gởi gắm mình với cô chú khi xe sắp lăn
bánh rời xa Qui Nhơn. Còn “ông xã” thì bặt âm vô tín từ hôm tối gần cuối tháng
Ba sau lần bọn mình ăn paté chaud ở quán Abi trên đường Gia Long.
* * *
Giờ
mình trở lại tháng ngày lận đận đây.
...
Những ngày cuối tháng Ba thấy “chộn rộn” ghê; đã thế chú Quốc Hưng nghe ngóng
tin tức ở đâu mà 5 giờ chiều rồi còn hối cả nhà lên xe đi gấp vào Nam. Đến Sông
Cầu đã tối quá rồi, đành ngủ lại mai sẽ đi tiếp. Tin giờ chót, mình lại theo
chú ra Qui Nhơn để chú thu dọn thêm một số hàng hóa về ngư cụ đánh cá, mà chiều
hôm qua vì đi vội quá không kịp chuyển theo nhiều được. Còn mình thì đứng ngồi
không yên, cứ bồn chồn mong ngóng tin “ông xã”. Đợi mãi đến hơn 12 giờ trưa
cũng không có gì lạc quan, mà xe chú lại sắp lên đường rồi nên đành ngậm ngùi
theo chú trở vô lại Nha Trang thôi. May nhờ cô chú có những
người bạn hàng chài lưới ở Cù Lao Thượng (Nha Trang) nên cà nhà mới tạm lánh ở
đây được hơn tuần lễ.
Tháp Bà Nha Trang (2013) |
Cũng
tại thành phố biển nối tiếng này, mình đã có một kỷ niệm “nhớ đời”. Đó là đúng
vào ngày Sinh Nhật của mình (10/4), cầu Xóm Bóng – Tháp Bà / Nha Trang bị thả
bom đâu khoảng hơn 11 giờ đêm. Lúc ấy gia đình mình đang tá túc ở Cù Lao Thượng
cách đó khoảng 1 cây số. Đang mơ màng ngủ thì nghe “Ầm... !” một tiếng chát tai
nên cứ ngỡ là nhà mình ở trọ bị sập rồi. Thật là kinh hoàng, thế là thi nhau ù
té chạy vội vã về hướng xóm chài. Máy bay thì lượn trên đầu thả bom lửa bốc cao
ngùn ngụt ở vùng Tháp Bà, vì thế cả nhà mình phải ra ở bãi biển một đêm không
ngủ trong nỗi lo sợ tột cùng.
Sáng
hôm sau, gởi hàng hóa lại cho người quen, 3 mẹ con chỉ khăn gói quần áo ra trú
tạm trong chùa ở Lương Sơn dưới chân đèo Rù Rì (Nha Trang). Ở đây cũng tạm yên
vì ai nấy đều một lòng hướng về Đấng Tối Cao để mong được che chở cũng như cầu
cho mọi sự an lành đến với những người con dân Việt và cả loài người trên thế
giới luôn.
Và,
hơn 38 năm sau, cũng tại Tháp Bà / Nha Trang, nhân chuyến về quê thăm n hà vào
Hè 2013, bọn mình đã “có duyên” gặp lại một số bạn của nhiều lớp trong khóa 11
/ SPQN. Dù đã hơn bốn thập niên qua mà tình đồng môn của bọn mình vẫn thắm thiết
như thuở giáo sinh sư phạm của thời xa xưa năm nào...
"KBC 4100" |
Đây
là đoạn trích mà “ông xã” đã viết trong cuốn sổ nhỏ vào Sinh Nhật lần thứ hăm-mốt
của mình :
“Đoàn
người phải đi suốt 4 đêm 5 ngày mới đến trại Tổng Binh vào lúc xẩm tối ngày
6/4/1975.
Hôm
sau, khai báo lý lịch và vật dụng cá nhân xong, chúng anh được nghỉ một ngày.
Ngày kế tiếp thì đi chặt cây cắt lá để làm lán (nhà ở) cho “trại viên”. Và,
ngày 10/4 là Sinh Nhật của em. Món quà Sinh Nhật anh định tặng em đã nằm lại
trên xe ở Tuy Hòa rồi. Đó cũng là ngày đầu tiên anh đi nhổ củ mì vác về trại.
Mới
làm quen với những việc nặng nề nên anh rêm cả người. Mang vác nặng nhọc, oằn
lưng, trầy vai... Chặt cây, cắt lá, cuốc đất trồng mì... ”.
Kim
Loan
(Los
Angeles, 20/3/2019)
No comments:
Post a Comment