Huy Phương
Không
phải tôi muốn bắt chước nhà văn Song Thao ở Canada, dùng tựa đề độc đáo cho bài
viết của mình bằng chỉ một tiếng trong suốt mười mấy tác phẩm của anh.
Trong
những ngày cuối năm, có dịp tham dự nhiều buổi gây quỹ để giúp thương binh VNCH
của các hội đoàn, trong lòng tôi vẫn bất như ý về tiếng “phế” đi kèm với hai tiếng
thương binh, mà lại thương binh VNCH, anh em, bạn bè, chiến hữu của tôi!
Tôi không biết ngày trước, ở trong Bộ Cựu Chiến Binh của chúng ta, có một nhân vật “trí tuệ,” “thông thái” nào, quen lối bàn giấy, quan liêu, trịch thượng, đã có cái sáng kiến thêm chữ “phế” vào đây, vì trước đó không hề nghe đến ba tiếng “Thương Phế Binh!”.
Tôi không biết ngày trước, ở trong Bộ Cựu Chiến Binh của chúng ta, có một nhân vật “trí tuệ,” “thông thái” nào, quen lối bàn giấy, quan liêu, trịch thượng, đã có cái sáng kiến thêm chữ “phế” vào đây, vì trước đó không hề nghe đến ba tiếng “Thương Phế Binh!”.
Dù
chúng ta có gọi họ là Quý Ông, viết hoa, có đóng khung mạ vàng, tô vẽ hoa lá
cho nó đi nữa, thì trong nghĩa của chữ, chúng ta vẫn coi thường anh em thương
binh là “đồ bỏ đi”. “Phế” chỉ có nghĩa là “bỏ đi, không dùng nữa” như ta vẫn
thường gọi phế liệu, phế tích. Một người đã xả thân cho tổ quốc, hy sinh một phần
thân thể mình cho đại cuộc, khi không còn cầm súng ra trận nữa thì chúng ta có
quyền gọi họ là “đồ bỏ” hay sao?
Thời
còn hoạt động trong Hội H.O. Cứu Trợ TPB-QP-VNCH của bà Nguyễn Hạnh Nhơn chúng
tôi đã nhiều lần đề nghị bỏ chữ “Phế” trong danh xưng “Thương Phế Binh,” nằm
trong cái tên của Hội, nhưng quả thật đây là một chuyện bất khả thi. Mấy tiếng
này người ta đã nhìn quen mắt, nói quen miệng, in trên hàng nghìn bích chương,
trang báo, trên logo… thay đổi nó cũng nhiêu khê, phiền toái và tốn kém, như nước
Mỹ muốn thay hệ thống đo lường từ gallon sang litre, từ inch sang centimetre
hay từ mile sang kilometre vậy! Tôi chỉ còn một phản ứng tiêu cực là khi viết
bài tường thuật, lén bỏ chữ “phế” đi mà không ai để ý!
Thôi
thì cứ để vậy, có chết ai, có thiệt hại tài sản ai đâu, mà cái này có từ cả chục
năm trước rồi, chưa có thấy ai than phiền hay khiếu nại gì cả.
Có
người còn lên án chúng tôi là “chẻ sợi tóc làm tư”, “vạch lá tìm sâu” lắm điều,
nói chuyện “ruồi bu!”. Tệ hại và vô ý thức hơn nữa, có kẻ còn cho chữ “thương
binh” là chữ Việt Cộng, còn chữ “thương phế binh” mới là của ta!
Theo
tôi, chúng ta có bổn phận phải làm cho chữ Việt mỗi ngày mỗi trong sáng, ý
nghĩa chứ không phải tùy tiện, ngu ngơ. Nếu chúng ta dịch từ tiếng “thương
binh” sang Anh Ngữ thì chỉ có thể là “Disabled Veterans” (cựu chiến binh thương
tật) mà thôi. Nếu ai đó cắc cớ hỏi ta dịch chữ “phế” trong chữ “thương- phế-
binh” thì chúng ta phải nói làm sao, hay là dịch thêm một tiếng nữa, để cho người
Anh, người Mỹ… biết thương binh của chúng ta được danh giá thêm một chữ, gọi họ
là những người “bỏ đi!”. Vì sao thương binh đối với người Việt lại đính kèm có
một tiếng mang tính chất kỳ thị như vậy, nhất là trong văn hóa của nước Mỹ, kỳ
thị là một trọng tội.
Theo
tôi chữ “phế’ nên dùng cho những người “ăn hại, đái nát,” những người được đánh
giá là một kẻ vô dụng, đã chẳng làm được một việc gì có ích cho nhân quần mà
còn lại làm phương hại đến lợi ích của người khác. Trên đời này đã có những
nhân vật “tai to, mặt lớn” nhưng suốt đời chỉ ăn bám vào xã hội, vun quén cho bản
thân và gia đình, sống vô ích, chưa bao giờ tự nhận mình là “đồ bỏ đi”, mà dám
gọi những người đã cống hiến tuổi thanh xuân, để nhận chịu một quãng đời đau khổ,
nghèo đói là “phế!”.
Đài
truyền hình SBTN và Trung Tâm Asia đã mười một lần tổ chức gây quỹ quy mô cho
thương binh VNCH với slogan “Cám Ơn Anh,
Người Thương Binh VNCH” không có chữ “phế,” mà nghe ra cũng danh chính,
ngôn thuận.
Con
người ta ngại thay đổi, dù là sự thay đổi đúng, điều này do đầu óc thủ cựu, nhắm
mắt, cứ theo vết xe cũ mà đi. Mười lần như một tôi đã nghe người ta mở đầu bài
hát quốc ca bằng câu : “Này công dân
ơi! Quốc Gia đến ngày giải phóng” thay vì “... đứng lên đáp lời sông núi!”. Rồi
thì các gia đình Phật Tử cũng hát bài đạo ca : “Phật Giáo Việt Nam thống nhất Bắc Nam Trung từ đây!”. "Giải
phóng” thật sao?, "Thống nhất Bắc
Nam Trung" hồi nào?
Nhiều người cứ nghĩ là không sao, chẳng hại gì và cứ như đàn cừu theo đường mòn trên núi mà đi! Nếu một ngày kia, nếu con em chúng ta lớn lên trên đất Mỹ, hay một người bạn ngoại quốc của chúng ta, thắc mắc đòi chúng ta giải thích vì sao có chữ “phế” trong “Disabled Veterans,” hay bài quốc ca VNCH nhắc đến “ngày giải phóng,” Phật Giáo Việt Nam nhờ đâu mà “thống nhất Bắc-Nam-Trung,” thì chúng ta trả lời và biện bạch thế nào cho hợp lý, hợp tình?
Nhiều người cứ nghĩ là không sao, chẳng hại gì và cứ như đàn cừu theo đường mòn trên núi mà đi! Nếu một ngày kia, nếu con em chúng ta lớn lên trên đất Mỹ, hay một người bạn ngoại quốc của chúng ta, thắc mắc đòi chúng ta giải thích vì sao có chữ “phế” trong “Disabled Veterans,” hay bài quốc ca VNCH nhắc đến “ngày giải phóng,” Phật Giáo Việt Nam nhờ đâu mà “thống nhất Bắc-Nam-Trung,” thì chúng ta trả lời và biện bạch thế nào cho hợp lý, hợp tình?
Thưa
anh em thương binh, những người đã đau đớn thể xác lại thêm nỗi đau đớn tinh thần
của người lính thất trận. Võ công đành phế bỏ, không còn cho lúc dụng binh,
nhưng con người và khí tiết của các Anh vẫn còn sáng ngời, xin gọi các anh là
những người Thương Binh Anh Hùng của tổ quốc, và chưa bao giờ là “phế!”.
Huy Phương
(nguoi-viet.com / Nov. 25
– 2018)
________________________
Theo con nghi tu PHE o day la y noi nguoi chien si do bi thuong va bi mat di 1 phan co the. Chu khong phai y noi nguoi chien si do bi phe hoac la bi vut bo. Neu ngupoi chien si bi thuong thi goi la THUONG BINH. Neu bi thuong va mat 1 phan tren co the thi goi la THUONG PHE BINH y noi nguoi do bi mat (PHE) 1 phan than the. Con nghi vay khong biet co dung khong? Mong cac chu, cac co va cac bac cho con y kien nhe. Neu con nhan xet sai mong cac co, chu, bac bo qua cho con nhe.
ReplyDelete