Quinhon11
Thảo quả được sử dụng nhiều trong ẩm thực cũng như y học cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc.
Thảo quả được dùng dùng trong ẩm thực là quả chín được phơi sấy khô.
Thảo quả là một loài thực vật có hoa thuộc họ Gừng. Hình dáng giống cây gừng nhưng cao và to hơn nhiều. Là một loại cây thảo sống lâu năm, có thể cao tới 2-3 m, Trái mọc thành từng chùm màu đỏ mận ở gốc cây, mỗi trái có trên 20 hạt bên trong. Hạt thảo quả có mùi thơm, vị cay nóng dễ chịu nhờ chứa 1,5 % tinh dầu. Hoa thảo quả thường nở vào mùa hè từ tháng 5-7. Ra quả vào mùa đông từ tháng 10-12.
Thảo quả thường mọc hoang hoặc được trồng ở các vùng núi cao hơn 1000m, khí hậu mát lạnh và được trồng dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn.
Cây Thảo quả nhìn giống cây gừng nhưng lớn hơn
Ra hoa từ tháng 5 --> 7
Ra quả vào mùa đông: từ tháng 10 --> 12
- Thảo quả được dùng để nấu phở, tăng vị ngon cho cà phê, chè,…bánh kẹo. Thảo quả có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao bao gồm: chất xơ, Carbohydrate, protein, vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm,… và 1,5% tinh dầu.
- Thảo quả là một dược liệu quý của Việt Nam, có mùi thơm, vị cay tính ấm, tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng, giải độc,…. Bộ phận được dùng làm thuốc là hạt thảo quả.
- Từ xưa, trong dân gian đã dùng thảo quả để kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, bụng trướng đau, ho, sốt, tiêu chảy,…Chữa đau bụng đầy chướng, ngực đau, ỉa chảy, ho có nhiều đờm, đờm đặc gây khó thở.
Ở Việt Nam, thảo quả được trồng ở các vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc, tại các huyện thuộc tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu… Những nơi có địa hình đồi núi dốc và ít ruộng nước, từ nhiều năm nay, ngoài lúa thì thảo quả là cây mang lại thu nhập chính cho các gia đình đồng bào Mông ở vùng cao.
Dưới đây là một số hình ảnh bà con đồng bào Mông, huyện Mù Cang Chải được mùa Thảo quả:
No comments:
Post a Comment