Tuesday, October 9, 2018

Bên trong bộ tộc nguy cơ tuyệt chủng của Amazon..

Người tắm với rùa và ăn armadillos
Quinhon11

 Ảnh chụp bởi Charlie Hamilton James / National Geographic

Một chuyến di chuyển tập thể trong rừng vào ban đêm của năm gia đình Awá từ Posto Awá, một tiền đồn được tạo ra bởi cơ quan nội vụ của chính phủ Brazil. Tộc bộ Awá hiện đang sống ở những khu định cư biệt lập. Đặc biệt là các thành viên lớn tuổi, sinh ra và lớn lên ở đó, họ rất gắn kết tha thiết với núi rừng — Những chuyến đi này kết nối lại với những tập tục truyền thống của họ.
Mãi đến năm 1987, Brazil mới bắt đầu có chính sách bảo vệ cho các nhóm thổ dân bản địa sống biệt lập trong rừng.



Những bức ảnh độc đáo, by Charlie Hamilton James / National Geographic đã đưa ra một cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống của "bộ tộc đang bị đe dọa nhất thế giới" này. Những bộ tộc thổ dân này vẫn tồn tại bằng nghề săn bắn với cung tên. Trong khu rừng ngày càng bị thu hẹp dần của họ, chỉ còn có khoảng 80 của người Awad du mục, một trong những bộ lạc sống tách biệt cuối cùng của Amazon, trong khu bảo tồn ở rừng Maranhão ở Brazil.

Hiện giờ, họ vẫn giữ cách sống như họ đã từng trong nhiều thế kỷ trước. Sử dụng cung tên để săn armadillos, thu thập mật ong hoang dã và hạt babassu trong khu rừng nguyên sinh dày đặc.


Những hình ảnh dưới đây là từ số tháng 10 năm 2018 của tạp chí National Geographic Magazine.
Photographs by Charlie Hamilton James / National Geographic)

Một hình ảnh cho thấy một thợ săn Awá với một con nai nhỏ trên lưng, trong khi cầm cây cung và mũi tên của mình với một con chó săn theo sau.


Photographs by Charlie Hamilton James / National Geographic)

Một tấm hình khác cho thấy một nhóm phụ nữ và các em bé đang tắm trong một dòng sông trong khu rừng nhiệt đới hoang sơ.
Tại Posto Awá, người dân thường tắm buổi sáng. Những con rùa chân đỏ và vàng mà họ đang có trong tay chắc chắn sẽ là thức ăn của họ hôm đó.


Photographs by Charlie Hamilton James / National Geographic)

Giống như khu rừng, sự tồn tại của Awás bị đe dọa bởi những kẻ buôn lậu bất hợp pháp, thợ mỏ và kẻ buôn bán ma túy thường xuyên xâm nhập vào vùng đất của họ.

Thổ dân Awás  dựa vào rừng và nguồn nước của nó để sống sót. Nhưng nguy hiểm thường xuyên rình rập. Nhiều khi họ buộc phải di chuyển gần như liên tục do mối đe dọa từ những người buôn hàng lậu, đốn gỗ lậu nguy hiểm.

Tuy họ sống trong một khu bảo tồn được luật pháp bảo vệ, nhưng nó đã không ngừng bị cướp. Với 75% diện tích rừng nguyên sinh của Maranhão đã bị mất, phần gỗ rừng còn lại có giá trị nhất đang nằm trong vùng đất bản địa, tuy được chính phủ bảo vệ. nhưng như vậy cũng không làm bọn đốn gỗ lậu nản lòng, bỏ cuộc.

Xe tải chở cây chạy qua các con đường phía sau và cung cấp tải trọng của họ cho các xưởng cưa bí mật. Cảnh sát không thể hoàn toàn ngăn chận mọi ngã đường.

Awá Thường xuyên sống trong tình trạng giữa âm thanh máy cưa và cháy rừng.

“Những người khai thác gỗ lậu hung hăng đang lấn dần vào xung quanh chu vi của vùng đất bản địa. Nhưng “ý đ của họ là sẽ vào đến được trung tâm, nơi các bộ lạc bản địa đang cư ngụ. Và thổ dân, bộ tộc Awá, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chạy trốn khi những người cướp gỗ tràn đến. ”

Tainaky Tenetehar, thuộc bộ lạc Guajajara, nói với National Geographic cách ông và nhóm người bảo vệ rừng bảo vệ “những người thổ dân chạy trốn. Ông nói thêm: "Ai sẽ chiến đấu cho những người thổ dân bị nạn, nếu không phải chính chúng ta?"

Những người bảo vệ rừng đã không ít lần đốt cháy xe tải, tịch thu vũ khí và cưa xích để ngăn chặn bọn tội phạm.

Sự tồn tại của Awa đã làm dấy lên sự lưu ý của việc bảo vệ pháp lý cho gần 4.800 dặm vuông của rừng. Bởi nó đã không ngừng bị bọn khai thác gỗ bất hợp pháp hoành hành.

Hiện bộ lạc Awa chỉ còn 80 người sinh sống sâu trong khu rừng Maranhão ở Brazil, dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên để tồn tại và hoàn toàn tách biệt với cuộc sống hiện đại bên ngoài.
Không biết rồi tương lai nào cho bộ tộc này?
Quinhon11  
Phỏng dịch từ nguồn www.foxnews.com
This story originally appeared in The Sun. 

._____________________________________

No comments:

Post a Comment