Trần Mộng Tú
Những tháng cuối năm của Seattle rất nhiều mưa. Thỉnh thoảng mới có một ngày nắng ấm. Nhìn mưa nhớ ra những người bạn ở xa sắp tới chơi nguyên cả tuần, gặp mưa như thế này sẽ ngại và chán lắm. Tôi phải có sẵn mấy câu thơ để hối lộ. Chắc là sẽ vừa ôm vai vừa đọc ngay cho bạn khi ra đón ở phi trường.
Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc
Nắng ở đây hiếm hoi như hạnh phúc
Anh có về gọi nắng đến cho em
Anh có về mang theo chút tình riêng
Em sưởi ấm trong những ngày mưa bụi. (Gọi Nắng-tmt)
Nắq ở đây hiếm hoi n’ư hạn’ fúc
An’ có về gọi náq đến co em
An’ có về maq weo n’út tìn’ riêq
Em sưởi ấm troq n’ữq qày mưa bụi
Hình như tiếng Việt trong máy của tôi đã bị một mụ phù thủy phá phách. Cái mụ mặc áo choàng đen đội một cái mũ nhọn, nét mặt rất ác và có cái mũi khoằm, cưỡi trên một cái chổi bay ngang mái nhà thường xuất hiện vào ngày Halloween để dọa trẻ con.
Đọc hai ba lần cũng không tìm ra được câu thơ nguyên tác ngày cũ.
Mặt trời hồng như trăng
Thức lòng ta buổi sớm
Gió núi thổi rộn ràng
Gọi nghe biển dậy sóng (Thanh Tâm Tuyền)
Bài Thơ này là bài Thơ tôi quý nhất trong những bài Thơ sau 1975 của TTT.
Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bệ những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên (Mai Thảo)
Tôi viết thư cho các bạn, lục lọi những trang báo trên mạng thì mới biết là tiếng Việt “Tiếng Nước Tôi” đang bị một ông Tiến Sĩ muốn đổi mới.
À hóa ra không phải là một mụ phù thủy như tôi tưởng. Đây là một ông Tiến sĩ thật (không phải tiến sĩ giấy) Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi Hiền, ông in thành sách đoàng hoàng và bài đã được đưa vào giới thiệu trong kỷ yếu hội thảo về ngôn ngữ học tháng 9-2017, do Hội Ngôn ngữ học VN và Đại học Quy Nhơn tổ chức.
Tôi tò mò tự hỏi: “Trong nước có bao nhiêu người hưởng ứng việc thay đổi cách viết mới này”. Báo Tuổi Trẻ trong nước, đăng bài của ông lên và kêu gọi ý kiến của độc giả. Chưa bao giờ có một con số góp ý nhiều như thế: 535 lời bình.
Anh có về mang theo chút tình riêng
Em sưởi ấm trong những ngày mưa bụi. (Gọi Nắng-tmt)
Hy vọng những người bạn yêu thơ được dúi cho vào tay mảnh giấy có mấy câu thơ này chắc sẽ bao dung với đất trời.
Tôi ngồi vào bàn viết, mở máy tính ra gõ xuống câu thơ. Cái máy tính mới được “đổi mới” mấy hôm trước để dùng cho những thảo chương quá cũ cần thay đổi hay bỏ đi. Mấy câu thơ hiện ra trên cái màn ảnh nhỏ:
Nắq ở đây hiếm hoi n’ư hạn’ fúc
An’ có về gọi náq đến co em
An’ có về maq weo n’út tìn’ riêq
Em sưởi ấm troq n’ữq qày mưa bụi
Tôi dụi mắt đọc lại. Đọc mãi vẫn không hiểu mình đang đọc một câu thần chú gì.
Hình như tiếng Việt trong máy của tôi đã bị một mụ phù thủy phá phách. Cái mụ mặc áo choàng đen đội một cái mũ nhọn, nét mặt rất ác và có cái mũi khoằm, cưỡi trên một cái chổi bay ngang mái nhà thường xuất hiện vào ngày Halloween để dọa trẻ con.
Tôi hốt hoảng vào ngay Google tìm bài thơ Vang Vang Trời Vào Xuân của Thanh Tâm Tuyền.
Mặt cời hồq n’ư chăq
Wức lòq ta buổi sớm
Zó núi wổi rộn ràq
Gọi qe biển đậy sóq
Wức lòq ta buổi sớm
Zó núi wổi rộn ràq
Gọi qe biển đậy sóq
Đọc hai ba lần cũng không tìm ra được câu thơ nguyên tác ngày cũ.
Mặt trời hồng như trăng
Thức lòng ta buổi sớm
Gió núi thổi rộn ràng
Gọi nghe biển dậy sóng (Thanh Tâm Tuyền)
Bài Thơ này là bài Thơ tôi quý nhất trong những bài Thơ sau 1975 của TTT.
Hay là tôi đi tìm thi sĩ Mai Thảo. Thi sĩ này đã đem hình mình đặt trong tận “miếu đền” chắc mụ phù thủy áo đen đó không dám rỡn mặt.
Tôi trích một đoạn trong bài thơ dài của ông:
Ta wấy hìn’ ta n’ữq miếu dền
Tượq thờ qìn bệ n’ữq côq viên
Sao xôq xói với hươq sùq ki’n’
Đều qát wơm từ huyệt lãq kuên
Tượq thờ qìn bệ n’ữq côq viên
Sao xôq xói với hươq sùq ki’n’
Đều qát wơm từ huyệt lãq kuên
Đọc đi đọc lại bốn câu trên, tôi thấy thương thi sĩ quá, chắc khi nào xuống California tôi sẽ ghé qua nghĩa trang tạ tội cùng thi sĩ vì không đuổi được mụ phù thủy áo đen để mụ bay cả vào đền thi sĩ có hình trong đó. Tôi sẽ đọc lại câu thơ nguyên thủy trước mộ ông:
Ta thấy hình ta những miếu đền
Tượng thờ nghìn bệ những công viên
Sao không, khói với hương sùng kính
Đều ngát thơm từ huyệt lãng quên (Mai Thảo)
À hóa ra không phải là một mụ phù thủy như tôi tưởng. Đây là một ông Tiến sĩ thật (không phải tiến sĩ giấy) Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Bùi Hiền, ông in thành sách đoàng hoàng và bài đã được đưa vào giới thiệu trong kỷ yếu hội thảo về ngôn ngữ học tháng 9-2017, do Hội Ngôn ngữ học VN và Đại học Quy Nhơn tổ chức.
Tôi tò mò tự hỏi: “Trong nước có bao nhiêu người hưởng ứng việc thay đổi cách viết mới này”. Báo Tuổi Trẻ trong nước, đăng bài của ông lên và kêu gọi ý kiến của độc giả. Chưa bao giờ có một con số góp ý nhiều như thế: 535 lời bình.
Tôi đọc thử một vài lời mà không nhịn được cười: Xin trích ra đây vài câu đọc cho vui mùa Xuân:
Giờ mới hiểu tại sao chúng ta cần thêm 9000 Tiến Sĩ
Ông này muốn ghi danh vào lịch sử đây
Thần Kinh
Cái này em thấy nó giống ngôn ngữ của tuổi teen trao đổi với nhau, thí dụ như o thik (không thích), wá đc (quá được) v.v... Nếu "thứ tiêq Việt" này được dùng, "ông Google" cũng chẳng thể dịch nổi loại "chữ" này.
Giả dụ cải tiến của Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Hiền thành hiện thực, không những Hiến pháp phải in lại, mà ngay cả đồng tiền, đơn xin việc, giấy kết hôn, thẻ căn cước, tên người, các danh từ riêng... đều phải sửa và in lại. (Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân)
Ở trong nước hiện nay số người có bằng Tiến Sĩ rất cao và con số này mỗi năm một tăng. Tiến Sĩ nhiều quá nên chắc các ngài phải nghĩ ra một điều gì rất lạ để đánh bóng học vị của mình và tìm đường vào văn học sử, hay chính những vị Tiến Sĩ này muốn cho những thế hệ sau không còn đọc được Lịch Sử Việt Nam. Đi xa hơn nữa, nếu chẳng may ‘Dự án điên rồ” này được chấp thuận, một ngân quỹ tiền tỉ sẽ được đề nghị chi ra cho việc in lại sách. Bao nhiêu sách cũ được in lại trung thực? Bao nhiêu tiền sẽ chi tiêu cho việc in sách và bao nhiêu tiền sẽ bốc hơi bay vào túi các ngài? Chỉ có Trời biết.
Cuốn sách đã được in ra: Ngôn Ngữ ở Việt Nam- Hội Nhập và Phát Triển (tập 1) Sách dày 2,200 trang do NXB Dân Trí phát hành.
Tiến Sĩ cũng cho chúng ta một bảng hướng dẫn để chúng ta đọc một chương dưới đây xem có hiểu gì không?
Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z,
Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r.
Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế nên trong bản trên tạm thời dùng kí tự ghép N' để biểu đạt.
Thử đọc một bài viết bằng ngôn ngữ mới xem “Hàn Lâm” đến thế nào?
Tôi là người làm Thơ, tôi thật bối rối vô cùng. Nếu dùng loại ngôn ngữ “phù thủy” này chắc là trái tim tôi không cách nào theo kịp. Tôi nhớ lại cách đây hơn 20 năm, hồi tôi chưa dùng máy vi tính. Tôi viết tay một bài Thơ gửi đi, thư ký tòa báo sẽ đánh lại bỏ in.
Khi báo ra, câu Thơ của tôi chỉ sai một “dấu” đọc đã khác nghĩa rồi.
Câu thơ là : Trái tim tôi bi thương. Chữ “bi” in ra có dấu nặng thành “bị thương” Tôi mất ngủ ba đêm và thấy mình “bị thương” thật.
Bây giờ bắt tôi phải làm thơ với ngôn ngữ đổi mới này, chắc tôi phải thay nguyên tim, óc, mới và cả hai bàn tay mới. Tôi chắc ông PGS Tiến Sĩ Bùi Hiền này không đọc thơ bao giờ và chắc chắn không làm thơ rồi. Nếu có, ông đã chẳng nỡ đối xử với chữ nghĩa tiếng Việt như thế.
Giờ mới hiểu tại sao chúng ta cần thêm 9000 Tiến Sĩ
Ông này muốn ghi danh vào lịch sử đây
Thần Kinh
Cái này em thấy nó giống ngôn ngữ của tuổi teen trao đổi với nhau, thí dụ như o thik (không thích), wá đc (quá được) v.v... Nếu "thứ tiêq Việt" này được dùng, "ông Google" cũng chẳng thể dịch nổi loại "chữ" này.
Giả dụ cải tiến của Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Hiền thành hiện thực, không những Hiến pháp phải in lại, mà ngay cả đồng tiền, đơn xin việc, giấy kết hôn, thẻ căn cước, tên người, các danh từ riêng... đều phải sửa và in lại. (Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân)
Ở trong nước hiện nay số người có bằng Tiến Sĩ rất cao và con số này mỗi năm một tăng. Tiến Sĩ nhiều quá nên chắc các ngài phải nghĩ ra một điều gì rất lạ để đánh bóng học vị của mình và tìm đường vào văn học sử, hay chính những vị Tiến Sĩ này muốn cho những thế hệ sau không còn đọc được Lịch Sử Việt Nam. Đi xa hơn nữa, nếu chẳng may ‘Dự án điên rồ” này được chấp thuận, một ngân quỹ tiền tỉ sẽ được đề nghị chi ra cho việc in lại sách. Bao nhiêu sách cũ được in lại trung thực? Bao nhiêu tiền sẽ chi tiêu cho việc in sách và bao nhiêu tiền sẽ bốc hơi bay vào túi các ngài? Chỉ có Trời biết.
Cuốn sách đã được in ra: Ngôn Ngữ ở Việt Nam- Hội Nhập và Phát Triển (tập 1) Sách dày 2,200 trang do NXB Dân Trí phát hành.
Tiến Sĩ cũng cho chúng ta một bảng hướng dẫn để chúng ta đọc một chương dưới đây xem có hiểu gì không?
Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z,
Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r.
Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế nên trong bản trên tạm thời dùng kí tự ghép N' để biểu đạt.
Thử đọc một bài viết bằng ngôn ngữ mới xem “Hàn Lâm” đến thế nào?
Tôi là người làm Thơ, tôi thật bối rối vô cùng. Nếu dùng loại ngôn ngữ “phù thủy” này chắc là trái tim tôi không cách nào theo kịp. Tôi nhớ lại cách đây hơn 20 năm, hồi tôi chưa dùng máy vi tính. Tôi viết tay một bài Thơ gửi đi, thư ký tòa báo sẽ đánh lại bỏ in.
Khi báo ra, câu Thơ của tôi chỉ sai một “dấu” đọc đã khác nghĩa rồi.
Bây giờ bắt tôi phải làm thơ với ngôn ngữ đổi mới này, chắc tôi phải thay nguyên tim, óc, mới và cả hai bàn tay mới. Tôi chắc ông PGS Tiến Sĩ Bùi Hiền này không đọc thơ bao giờ và chắc chắn không làm thơ rồi. Nếu có, ông đã chẳng nỡ đối xử với chữ nghĩa tiếng Việt như thế.
Trần Mộng Tú - 28/11/2017
http://tranmongtu.blogspot.com
________________________________
No comments:
Post a Comment