BS Trần Mộng Lâm
BS Trần Mộng Lâm |
Đúng ra đây là thái độ chọn lưa của đám người không muốn nhắc đền những đau thương mất mát chung, kể cả của chính họ.... để dễ có lý do hưởng thụ trước nỗi đau của đồng bào còn sống tại quê nhà... ví trí nhớ họ rất tốt, họ rất khôn... khôn tới mức làm như đã quên, thậm chí còn đón gió trở cờ vì nhìn xa thấy rộng lợi danh chờ đón họ.. thật ra chẳng quên....
Bây giờ, sau nhiều năm định cư, tình hình tài chánh đã cho phép người ta đi du lịch, hay trở về Việt Nam thăm quê hương, quên hẳn thời gian trước đây, còn gian nan khi mới mất nước, tháng tư năm 1975
Bây giờ, người ta không muốn nhớ tới thời gian còn ở trong trại tỵ nạn, áo thung, quần xà lỏn, sắp hàng nhận từng thùng mì, hay một vài nhu yếu phẩm mà các cơ quan của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc phân phối cho các thuyền nhân ở Mã Lai hay Thái Lan, Hồng Kông.
Bây giờ, với thông hành của Mỹ, Pháp, Canada, người ta thấy mình sang trọng hẳn lên. Những điều nhận xét trên đây không đúng với toàn thể những người tỵ nạn, đã một thời là những thuyền nhân, hay nếu may mắn hơn, được ra nước ngoài ngay khi mất nước năm 1975. Tuy nhiên, nhận xét trên không phải là sai đối với một số rất đông.
Thực ra, nếu không nằm trong số này, thì người ta đã không đặt chân trở lại Việt Nam để ăn chơi hay làm ăn, chứ không phải vì thăm nom cha mẹ già nua.
Trí nhớ, theo các nhà khoa học, cần có một giai đoạn tiếp nhận, tồn trữ, và sau cùng, nhớ lại. Não bộ cũng chia ra từng vùng, có vùng cho trí nhớ ngắn hạn, cũng có vùng cho trí nhớ dài hạn.
Lại còn trí nhớ lien quan đến văn hóa, trí thông minh, nguồn gốc.
Nhưng cũng có loại trí nhớ dành cho những biến cố đặc biệt trong đời mỗi con người. Nếu là những điều không tốt đẹp, thì trí nhớ này rất phù du. Tôi xin đơn cử một trường hợp mới đây, BBT một Kỷ Yếu của một nhóm cựu học sinh một trường tăm tiếng ở Việt Nam nhận được một bài viết của một thành viên viết về thế hệ những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi. Hai cuộc chiến tranh, hai lần di cư.
Người viết chỉ muốn nhắc lại thân phận của những người mất nước vì họa CS, tại sao có sự hiện diện của họ tản mát trên khắp các nơi trên thế giới, với mục đích cho cháu con sau này nếu có dịp đọc Kỷ Yếu của mình và các bạn, hiểu được nỗi gian nan của thế hệ cha ông.
Bài viết đã bị một thành viên trong BBT (ban biên tập) phản đối kịch liệt, cấm đoán:
"Muốn cho con cháu hiểu nguồn gốc tỵ nạn của mình, thì về nhà viết gia phả đi."
Thì ra, viết kỷ yếu, mà viết về thân phận mất nước của mình, cũng không được hoan nghênh, có lẽ làm bạn bè mất hứng. Người ta chỉ thích các kỷ niệm đẹp, những cái vui, những no đủ rượu bia, những hình ảnh du lịch mũ áo xênh sang, thăm Tầu, viếng Nga, hay ít ra thì cũng Vịnh Hạ Long..
Bài viết này không chủ ý công kích một ai hết, mà chỉ để nói lên một sự kiện, là hiện nay tại hải ngoại, gió đã xoay chiều. Người ta sợ nói chuyện chính trị, người ta sợ chào cờ, người ta không thích nói tới tranh đấu, dù là tranh đấu cho những gì mà họ đã được hưởng, trong khi người ở trong nước không có được.
Hải ngoại đã e dè như vậy, trách chi người trong nước !!
Hải ngoại đã e dè như vậy, trách chi người trong nước !!
Tổ Quốc Lâm Nguy, Chúng Ta Còn Mê Muội Đến Bao Giờ ??
Một người bạn cũ viết cho tôi: “Tại sao anh chống Cộng một cách quá khích đến thế? Trước hiểm họa mất nước về tay Trung Công, tôi nghĩ mọi người Việt Nam đều phải gác thù riêng, để đoàn kết chống ngoại xâm”.
Tôi nghĩ người bạn của tôi muốn khuyên tôi không nên chống phá, làm suy yếu, mà trái lại phải hòa hợp, hòa giải với đảng, chính phủ đang cầm quyền tại Việt Nam, để tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc, chống lại bọn xâm lược Bắc Kinh
Tôi nghĩ người bạn của tôi muốn khuyên tôi không nên chống phá, làm suy yếu, mà trái lại phải hòa hợp, hòa giải với đảng, chính phủ đang cầm quyền tại Việt Nam, để tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc, chống lại bọn xâm lược Bắc Kinh
Tôi xin cám ơn lời khuyên của bạn, nhưng xin trả lời một cách chân thành rằng: nếu bạn tin rằng cái đảng ấy, cái chính phủ ấy còn nghĩ tới Việt Nam, thì bạn có thể có lý. Ngày xưa, đức Trần Hưng Đạo đã bỏ thù nhà để trả nợ nước, việc đó sử sách còn ghi.
Tuy nhiên, có những lý do để chúng ta không thể nào ngưng việc chống đối. Những lý do đó là:
Hỡi những ai còn cho rằng mình là con rồng, cháu tiên, còn coi mình là người Việt Nam, chúng ta chỉ còn một con đường để cứu nước, là tiêu diệt cái “Đảng và Nhà Nuớc” đó đi.
Vấn đề không phải là chống Cộng, là quá khích.
Vấn đề là phải cứu NướcViệt Nam, dân tộc Việt Nam.
Không còn con đường nào khác, chúng ta đang ở giờ thứ 25.
Hỡi các người Việt Nam, ở trong nước, ở ngoài nước, ở trong đảng Cộng Sản, hay ở ngoài đảng Cộng Sản (Vì ở trong đảng CS, cũng còn có những cá nhân chưa bán mình cho quỷ) trong ngành Công An, trong quân đội, trí thức hay thường dân, nông dân, công nhân, xin mọi người nhớ kỹ một điều: Tổ Quốc đang lâm nguy, chúng ta còn mê muội đến bao giờ ??
1) Trước 1975, Phạm Văn Đồng đã ký công hàm bán nước cắt biển dâng cho Trung Cộng..
2) Sau khi nắm chính quyền, các nhà cầm quyền Việt Nam dưới sự chỉ đạo của đảng Công Sản đã ký các hiệp ước về biên giới cắt đất cho ngoại bang.
3) Người Trung Hoa được phép nhập nội đi từ Bắc vào Nam không cần xin phép, lập gia đình, lấy vợ, lấy chồng, đẻ con không bị chi phối bởi một đạo luật nào về Di Trú.
4) Các công ty trung Cộng được quyền khai thác các tài nguyên nằm trong lòng đất nướcViệt Nam.
5) Các người dân Việt Nam muốn phản đối chính sách xâm lược của Bắc Kinh, đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam thì bị giam cầm, hành hạ, kỳ thị, tuy họ chẳng phạm một tội ác nào."When you cannot defend freedom through peaceful means, you have to use arms to fight..." Marek Edelman
Trần Mộng Lâm
________________________________
Bài viết rất hay và chính xác . Cám ơn tác giả.
ReplyDeleteNguyễn Phong