Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng
xanh blue light, thường phát ra từ điện thoại và máy tính… sẽ dần làm suy giảm
thị lực của mọi người. Đó là điều mà nhiều nghiên cứu trước đây đã quan sát
thấy, dù chưa thể thực sự hiểu quá trình xảy ra như thế nào.
Khoảng giữa tháng 08/2018, nhóm các nhà khoa học tại Đại học Toledo ở Mỹ đã giải thích được sự độc hại của ánh sáng xanh. Chỉ duy nhất ở bước sóng này, ánh sáng có thể gây biến dạng dẫn đến cái chết của tế bào trong mắt.
Nghiên cứu cũng gợi ý một số biện pháp bảo vệ mắt, đơn giản như bật chế độ ánh sáng vàng trên điện thoại, máy tính. Có bằng chứng cho thấy bật đèn khi sử dụng điện thoại đỡ hại hơn dùng nó trong bóng tối. Ngoài ra, nghiên cứu cũng làm rõ việc bổ sung vitamin E có giúp bảo vệ mắt khi phải làm việc cả ngày với máy vi tính hay không.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, trong đó, các nhà khoa học tập trung vào hiệu ứng của ánh sáng xanh dẫn đến thoái hóa điểm vàng. Ajith Karunarathne, tác giả nghiên cứu mới cho biết: “Không có gì bí mật khi ánh sáng xanh gây hại thị giác của chúng ta bằng cách làm tổn thương võng mạc của mắt. Các thí nghiệm của chúng tôi giải thích cách nó xảy ra, và chúng tôi hy vọng hiểu biết mới sẽ dẫn đến các liệu pháp làm chậm thoái hóa điểm vàng, chẳng hạn như việc phát minh ra một loại thuốc nhỏ mắt mới”.
Thoái hóa điểm vàng xảy ra khi các tế bào nằm sau thụ thể ánh sáng trong nhãn cầu bị phân hủy chậm, dẫn đến tắc nghẽn trong quá trình nhận chất dinh dưỡng và loại bỏ được chất thải. Võng mạc sẽ bắt đầu chết từng chút một, để lại một điểm mù ngày càng mở rộng cho đến cuối cùng cướp đi toàn bộ thị lực của một người. Căn bệnh nan y gây ra hơn một nửa số ca khiếm thị và hiện vẫn chưa có thuốc chữa. Vì vậy, việc tìm hiểu thêm về các yếu tố kích thích và ảnh hưởng đến nó sẽ giúp nhiều người giữ được thị lực quý giá.
Các bước sóng ánh sáng xung quanh vùng màu xanh dương đến cực tím của quang phổ từ lâu đã được cho là nguyên nhân làm trầm trọng thêm thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, nhiều bệnh về mắt khác cũng có liên quan đến ánh sáng xanh khiến các nhà khoa học còn tranh luận.
Trong nghiên cứu, Karunarathne và nhóm của ông tập trung sự chú ý vào một chất hóa học gọi là retinal - một dạng vitamin A phản ứng với ánh sáng bằng cách xoắn thành một hình dạng khác trong võng mạc. Karunarathne giải thích: “Mắt cần một nguồn cung cấp các phân tử retinal liên tục nếu muốn nhìn được. Các thụ thể ánh sáng chẳng thể làm được gì nếu không có retianl được tiết ra trong mắt”.
Thông thường, retinal có thể biến hóa dễ dàng từ dạng thường sang dạng xoắn và ngược lại. Tuy nhiên ở một số người, quá trình diễn ra không hiệu quả, dẫn đến việc nó tồn tại quá nhiều ở một hình thù đặc biệt. Chẳng hạn, có quá nhiều retinal xoắn ốc được gọi là ATR sẽ gây hại cho mắt. Các nhà khoa học cũng nghi ngờ ATR có thể biến thành lipofuscin, một phân tử có khả năng gây hại cho cấu trúc tế bào.
Dù vậy, tất cả chỉ mới là giả thuyết, chưa có ai ghép các quá trình lại với nhau để thử nghiệm nhằm mô tả được một hiệu ứng liên tục từ phản ứng võng mạc đến sự thoái hóa của mô. Các nhà khoa học tại Đại học Toledo đã quyết định làm điều đó. Họ thêm retinal vào các mẫu tế bào khác nhau và phân tích kết quả khi chúng tiếp xúc với các bước sóng ánh sáng. Khi retinal tiếp xúc với bước sóng màu xanh, nhóm nghiên cứu phát hiện ra chúng đã làm biến dạng một phân tử trong màng tế bào. Tiếp theo, ánh sáng xanh làm nồng độ canxi tăng cao, khiến tế bào tiếp tục biến dạng đến chết.
Hiệu ứng tương tự không được tìm thấy khi võng mạc tiếp xúc với các ánh sáng màu khác, hoặc thậm chí khi được pha trộn với ánh sáng trắng từ bóng đèn huỳnh quang trong nhà. Chỉ có các bước sóng màu xanh kích thích phân tử phản ứng theo chiều hướng độc hại. Hiệu ứng ánh sáng xanh không chỉ giới hạn trên các tế bào cảm quang. Nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm tương tự trên một số loại mô, bao gồm các tế bào tim, tế bào thần kinh và tế bào ung thư. Họ nhận thấy tất cả đều bị ảnh hưởng theo cùng một cách.
Vì các tế bào retinal có thể di chuyển khắp cơ thể, nó làm tăng mối quan tâm về cách ánh sáng xanh có thể gây ra hiệu ứng độc hại trên diện rộng. Karunarathne giải thích: “Độc tính ánh sáng xanh gây ra trên võng mạc không có gì lạ. Nhưng hiện nay nó có thể giết bất kỳ loại tế bào nào”
Dù vậy, vẫn có thuốc giải độc cho loại tổn thương tế bào: Một dẫn xuất vitamin E được gọi là alpha-tocopherol có khả năng chống oxy hóa. Nếu còn trẻ, lượng alpha-tocopherol trong cơ thể sẽ đủ để bảo vệ mắt. Nhưng khi con người già đi, cơ thể mới phải vật lộn để đưa hóa chất vào trong những tế bào võng mạc. Và đó cũng là lí do tại sao thoái hóa điểm vàng thường chỉ đe dọa người già.
Hiện chưa rõ liệu các biện pháp can thiệp làm tăng hàm lượng vitamin E có thể giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt hay không. Các nhà nghiên cứu cần thực hiện nhiều thử nghiệm để kiểm tra điều đó. Vì vậy, một biện pháp phòng bệnh khả thi và an toàn hơn là hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh. Hãy tắt điện thoại khi không cần thiết và hạn chế sử dụng nó vào ban đêm. Ngoài gây hại cho mắt, ánh sáng xanh còn có thể làm rối loạn nhịp sinh học và gây ra mất ngủ.
Khoảng giữa tháng 08/2018, nhóm các nhà khoa học tại Đại học Toledo ở Mỹ đã giải thích được sự độc hại của ánh sáng xanh. Chỉ duy nhất ở bước sóng này, ánh sáng có thể gây biến dạng dẫn đến cái chết của tế bào trong mắt.
Nghiên cứu cũng gợi ý một số biện pháp bảo vệ mắt, đơn giản như bật chế độ ánh sáng vàng trên điện thoại, máy tính. Có bằng chứng cho thấy bật đèn khi sử dụng điện thoại đỡ hại hơn dùng nó trong bóng tối. Ngoài ra, nghiên cứu cũng làm rõ việc bổ sung vitamin E có giúp bảo vệ mắt khi phải làm việc cả ngày với máy vi tính hay không.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, trong đó, các nhà khoa học tập trung vào hiệu ứng của ánh sáng xanh dẫn đến thoái hóa điểm vàng. Ajith Karunarathne, tác giả nghiên cứu mới cho biết: “Không có gì bí mật khi ánh sáng xanh gây hại thị giác của chúng ta bằng cách làm tổn thương võng mạc của mắt. Các thí nghiệm của chúng tôi giải thích cách nó xảy ra, và chúng tôi hy vọng hiểu biết mới sẽ dẫn đến các liệu pháp làm chậm thoái hóa điểm vàng, chẳng hạn như việc phát minh ra một loại thuốc nhỏ mắt mới”.
Thoái hóa điểm vàng xảy ra khi các tế bào nằm sau thụ thể ánh sáng trong nhãn cầu bị phân hủy chậm, dẫn đến tắc nghẽn trong quá trình nhận chất dinh dưỡng và loại bỏ được chất thải. Võng mạc sẽ bắt đầu chết từng chút một, để lại một điểm mù ngày càng mở rộng cho đến cuối cùng cướp đi toàn bộ thị lực của một người. Căn bệnh nan y gây ra hơn một nửa số ca khiếm thị và hiện vẫn chưa có thuốc chữa. Vì vậy, việc tìm hiểu thêm về các yếu tố kích thích và ảnh hưởng đến nó sẽ giúp nhiều người giữ được thị lực quý giá.
Các bước sóng ánh sáng xung quanh vùng màu xanh dương đến cực tím của quang phổ từ lâu đã được cho là nguyên nhân làm trầm trọng thêm thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, nhiều bệnh về mắt khác cũng có liên quan đến ánh sáng xanh khiến các nhà khoa học còn tranh luận.
Trong nghiên cứu, Karunarathne và nhóm của ông tập trung sự chú ý vào một chất hóa học gọi là retinal - một dạng vitamin A phản ứng với ánh sáng bằng cách xoắn thành một hình dạng khác trong võng mạc. Karunarathne giải thích: “Mắt cần một nguồn cung cấp các phân tử retinal liên tục nếu muốn nhìn được. Các thụ thể ánh sáng chẳng thể làm được gì nếu không có retianl được tiết ra trong mắt”.
Thông thường, retinal có thể biến hóa dễ dàng từ dạng thường sang dạng xoắn và ngược lại. Tuy nhiên ở một số người, quá trình diễn ra không hiệu quả, dẫn đến việc nó tồn tại quá nhiều ở một hình thù đặc biệt. Chẳng hạn, có quá nhiều retinal xoắn ốc được gọi là ATR sẽ gây hại cho mắt. Các nhà khoa học cũng nghi ngờ ATR có thể biến thành lipofuscin, một phân tử có khả năng gây hại cho cấu trúc tế bào.
Dù vậy, tất cả chỉ mới là giả thuyết, chưa có ai ghép các quá trình lại với nhau để thử nghiệm nhằm mô tả được một hiệu ứng liên tục từ phản ứng võng mạc đến sự thoái hóa của mô. Các nhà khoa học tại Đại học Toledo đã quyết định làm điều đó. Họ thêm retinal vào các mẫu tế bào khác nhau và phân tích kết quả khi chúng tiếp xúc với các bước sóng ánh sáng. Khi retinal tiếp xúc với bước sóng màu xanh, nhóm nghiên cứu phát hiện ra chúng đã làm biến dạng một phân tử trong màng tế bào. Tiếp theo, ánh sáng xanh làm nồng độ canxi tăng cao, khiến tế bào tiếp tục biến dạng đến chết.
Hiệu ứng tương tự không được tìm thấy khi võng mạc tiếp xúc với các ánh sáng màu khác, hoặc thậm chí khi được pha trộn với ánh sáng trắng từ bóng đèn huỳnh quang trong nhà. Chỉ có các bước sóng màu xanh kích thích phân tử phản ứng theo chiều hướng độc hại. Hiệu ứng ánh sáng xanh không chỉ giới hạn trên các tế bào cảm quang. Nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm tương tự trên một số loại mô, bao gồm các tế bào tim, tế bào thần kinh và tế bào ung thư. Họ nhận thấy tất cả đều bị ảnh hưởng theo cùng một cách.
Vì các tế bào retinal có thể di chuyển khắp cơ thể, nó làm tăng mối quan tâm về cách ánh sáng xanh có thể gây ra hiệu ứng độc hại trên diện rộng. Karunarathne giải thích: “Độc tính ánh sáng xanh gây ra trên võng mạc không có gì lạ. Nhưng hiện nay nó có thể giết bất kỳ loại tế bào nào”
Dù vậy, vẫn có thuốc giải độc cho loại tổn thương tế bào: Một dẫn xuất vitamin E được gọi là alpha-tocopherol có khả năng chống oxy hóa. Nếu còn trẻ, lượng alpha-tocopherol trong cơ thể sẽ đủ để bảo vệ mắt. Nhưng khi con người già đi, cơ thể mới phải vật lộn để đưa hóa chất vào trong những tế bào võng mạc. Và đó cũng là lí do tại sao thoái hóa điểm vàng thường chỉ đe dọa người già.
Hiện chưa rõ liệu các biện pháp can thiệp làm tăng hàm lượng vitamin E có thể giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt hay không. Các nhà nghiên cứu cần thực hiện nhiều thử nghiệm để kiểm tra điều đó. Vì vậy, một biện pháp phòng bệnh khả thi và an toàn hơn là hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh. Hãy tắt điện thoại khi không cần thiết và hạn chế sử dụng nó vào ban đêm. Ngoài gây hại cho mắt, ánh sáng xanh còn có thể làm rối loạn nhịp sinh học và gây ra mất ngủ.
vietbao.com
(15/8/2018)
No comments:
Post a Comment