Lê Huy
* Trích ĐS CHS LTQN 2018
Quê Hương và Tuổi Học Trò là nội dung của ngày họp mặt năm 2018 này, đó cũng là chủ đề của cuốn Đặc San CHS LTQN năm nay.
Quê
Hương và Tuổi Học Trò thoạt nghe qua thì gần gũi lắm, nhưng ngẫm lại
thì bao la và sâu lắng vô cùng.
Người
viết xin bày tỏ lên đây vài thiển ý
của mình về Quê Hương Và Tuổi Học Trò.
Ai
cũng có một thời cắp sách đến trường từ thuở ấu thơ đến khi trưởng
thành; và tùy theo hoàn cảnh mà mỗi người chúng ta theo học dở dang
hoặc theo học suốt đến các lớp trên. Có người khi ra đến hải
ngoại tuy đã trọng tuổi nhưng vẫn đến trường vì tinh thần
hiếu học và cầu tiến; hoặc đi học cho... “khỏi buồn vì tuổi già ở nhà nằm không chán lắm !”.
Và,
cứ mỗi “chặng đường đến trường” chúng
ta lại có ít nhiều kỷ niệm không thể nào quên, cho
nên
Kỷ niệm chẳng là gì khi thời gian bôi xóa
Kỷ niệm chẳng là gì khi thời gian bôi xóa
Nhưng sẽ là tất cả nếu lòng ta khắc ghi
Nói
gì thì nói, Tuổi Học Trò của chúng ta vẫn luôn gắn liền với Quê
Hương. Cho dù “gắn chặt” hay “gắn lỏng” chúng ta vẫn không thể tách
rời hai chủ thể này ra được.
Phải
đến năm Lớp Nhì Lớp Nhất, qua những bài học về Địa Lý, về Việt Sử
- nhất là qua các giai đoạn chiến đấu dựng nước giữ nước và mở mang
bờ cõi thật hào hùng của các bậc tiền nhân - chúng ta mới nhận
thức được Quê Hương là gì, thế nào là Tình Yêu Quê Hương.
* * *
Thương
và quí làm sao những vùng đất, những địa phương, những quang
cảnh mà chúng ta từng có dịp đặt chân đến, như Sài Gòn, Huế, Đà
Lạt, Nha Trang... như Qui Nhơn, Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột...
Đã
có lần, tôi gói một nắm đất đỏ dẻo nhẹo sau cơn mưa tạnh ở tiền
đồn Pleime / Pleiku đem về Qui Nhơn khoe với... “người ta” rằng đôi giày
saut của tôi đã “giẫm lên” nơi ấy.
Mới
năm nào đây trong một lần đi Việt Nam, chúng tôi đã háo hức đi thăm
chơi vùng Sông Nước Miền Tây Nam Bộ cho biết dân tình và quang cảnh.
Nhớ làm sao Chợ Nổi Cái Răng, Hòn Phụ Tử Hà Tiên (nay Hòn Phụ đã
chìm, chỉ còn Hòn Tử), Đờn Ca Tài Tử, chợ Khô Cá Sặc Châu Đốc
trước Chùa Bà Chúa Xứ, v.v…
Và,
chúng ta reo vui hớn hở qua mỗi chiến thắng
của tiền nhân. Lòng chúng ta lại đau quặn
thắt sau mỗi chiến bại của tiền nhân.
Ít
nhiều gì đó chúng ta cũng đã từng tham gia những “trận-đánh-lịch-sử-trong-trò-chơi-ở-tuổi-học-trò”. Chúng
ta thắng khi “làm vua làm tướng phe
ta”. Chúng ta bắt buộc phải thua khi “làm vua làm tướng phe giặc”.
Đến
tuổi trưởng thành, chúng ta lại càng không sao quên được những tên
tuổi lẫy lừng của
các vị anh hùng dân tộc như Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền... và
các vị anh thư như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân...
Thương
quí và khâm phục làm sao hình ảnh vị thiếu niên quả cảm Trần Quốc
Toản vì nhỏ tuổi nên không được vua Trần Nhân Tông cho vào dự Hội nghị Bình
Than, phải đứng bên ngoài, và “vì uất
ức trước vận nước, mà bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết”. Như
mục đồng Đinh Bộ Lĩnh “cờ lau tập
trận”. Như Phạm Ngũ Lão nhà nghèo “ngồi
đan sọt mà lo việc nước”...
Những
tấm gương anh hùng / anh thư ấy đã nung nấu, đã làm sôi sục tình yêu
nước, yêu quê hương nồng nàn qua bầu nhiệt huyết của bao thế hệ thanh
thiếu niên chúng ta.
Gẫm
lại, Tuổi Học Trò của chúng ta đã thăng trầm theo vận nước, và đã phải
chịu ảnh hưởng bởi Quê Hương trong khói lửa chiến tranh ngày càng
khốc liệt. Tuổi Học Trò ở nông thôn cũng như thành thị cùng lao đao
lận đận dang dở như nhau dù hoàn cảnh mỗi nơi mỗi khác. Những năm
Tam, Nhị, Nhất ngồi trong lớp học thỉnh thoảng chúng ta “cắn bút nhìn qua cửa sổ” với nỗi
băn khoăn về những tháng ngày tới mình sẽ ra sao !?
Nhớ lại, khi còn lứa Tuổi Học Trò chúng ta đã biết chia sẻ tinh thần lẫn vật chất với các anh chiến sĩ đang xông pha ngoài mặt trận trước làn tên mũi đạn để đánh giặc giữ nước. Nào những lần thực hiện Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ trước Tết Ta, nào ra tiền đồn ủy lạo chiến sĩ, nào những buổi văn nghệ nội bộ trong trường / trong lớp hay trình diễn nơi công cộng; để ca ngợi người lính, chúng ta nhiệt tình hát lên những bản hùng ca, chiến đấu ca, tình ca của lính...
Nhớ lại, khi còn lứa Tuổi Học Trò chúng ta đã biết chia sẻ tinh thần lẫn vật chất với các anh chiến sĩ đang xông pha ngoài mặt trận trước làn tên mũi đạn để đánh giặc giữ nước. Nào những lần thực hiện Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ trước Tết Ta, nào ra tiền đồn ủy lạo chiến sĩ, nào những buổi văn nghệ nội bộ trong trường / trong lớp hay trình diễn nơi công cộng; để ca ngợi người lính, chúng ta nhiệt tình hát lên những bản hùng ca, chiến đấu ca, tình ca của lính...
Bạn ơi… Quan hà xin
cạn chén ly bôi
Ngày mai tôi đã...
đã đi xa rồi... (1)
hay
Từ khi anh thôi
học... Và từ khi anh khoác áo treillis
Từ khi anh xa
nhà... Một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây... (2)
Bước
lên tuổi đôi-chín đôi-mươi, đa số chúng ta lại nối gót cha anh lên
đường cầm súng bảo vệ quê hương, đành phải xa gia đình, bạn bè, xa “người
ấy”... Và ra đi khó hẹn ngày về.
Rồi đây, mai này ai
hỏi đến tên tôi
Bạn ơi hãy nói
khoác chiến y rồi
Người thư sinh ấy
đã xếp bút nghiên
Giã từ trường yêu
với bao nhiêu bạn hiền... (3)
Trên
đường ra trận, chúng ta nghe đâu đây nỗi u sầu
Chu Pao ai oán hờn
trong gió
Mỗi tấc khăn sô,
một tấc đường (4)
Tam Quan đi dễ khó
về
Khi đi xe... jeep, khi về xe... tang
hay
e ngại
Không đi thì nhớ thì thương
Mà đi thì sợ Cầu Cương, Chợ Gồm
Không đi thì thảm thì sầu
Mà đi thì ngại cái cầu Phù Ly
Không
sao chúng ta quên được hình ảnh người chiến sĩ - đó là những người
cha, người anh, người em, người bạn...
- thật cao quí, hào hùng và… tội nghiệp làm sao !
Chính vì thế mà vào lần Đại Hội CHS Liên Trường Qui Nhơn năm 2015, trong chương trình văn nghệ, chúng ta đã thực hiện hoạt cảnh Chiến Sĩ Vô Danh nhằm vinh danh và dâng lên quý Anh Hùng Tử Sĩ nén hương lòng tưởng nhớ với muôn vàn tri ân quý Anh Linh Tử Sĩ.
Không đi thì nhớ thì thương
Không đi thì thảm thì sầu
Mà đi thì ngại cái cầu Phù Ly
Lớp
đàn anh chúng tôi có những huynh trưởng đã anh dũng hy sinh trên chiến
trường, như Đặng Trung Đức, Hà Vinh, Tô Trần Mễ, Đoàn Thế Hảo, Nguyễn
Văn Tương, Bùi Long Phú, Phan Đình Thành... Trang lứa chúng tôi có bạn
đã “trở về chiều hoang trốn nắng / poncho buồn liệm kín hồn anh”, như Lê Ngọc Thanh, Đoàn Ngọc Ẩn, Nguyễn Lùn, Lương Kính Phúc, Nguyễn Xích Hùng, Trần Chí Dũng (tức Trần Hữu Tuất)...
Còn
nhiều, nhiều nữa những đàn anh, những bạn trang lứa với chúng ta đã
vĩnh viễn đi vào lòng Đất Mẹ.
Và,
cũng có người may mắn lắm khi
Ngày nao khi đất
nước hết binh đao
Giữa đoàn hùng
binh có tôi đi hàng đầu
Trở về thành đô
nắm tay ta mừng nhau (5)
Thuở
ấy, Tuổi Học Trò của chúng ta đã hết lòng tận trung với Quê Hương
là như thế trong hoàn cảnh tao loạn chiến tranh của đất nước.
Nhớ
lại, biến cố Mậu Thân 1968 đã làm gãy gánh, đã đốt cháy tương lai
Tuổi Học Trò của chúng ta.
“... bất ngờ biến cố
Mậu Thân nổ ra, giao tranh ác liệt xảy ra khắp nơi, bom đạn nổ ầm ầm gieo tang
tóc chết chóc cho dân lành vô tội. Khi tình hình lắng dịu, các trường Trung và
Đại Học toàn miền Nam đều rầm rộ nô nức tham gia chương trình Huấn Luyện Quân Sự
Học Đường với mục đích là tập cho học sinh sinh viên quen dần với tình trạng
chiến tranh, để khi cần thì sẵn sàng lên đường nhập ngũ tòng quân, đánh giặc giữ
nước... ”. –
(trích Viết từ KBC. 4100 – Lê Huy).
Đa
số Tuổi Học Trò của chúng ta đã
Xếp áo thư sinh vui
bước đăng trình mười sáu tròn trăng...
Ghi trên báng súng
lời thề chinh nhân tám hướng thành gần... (6)
Và,
hàng hàng lớp lớp người trai đã lao vào binh lửa để bảo vệ Quê Hương ngay khi rời ghế nhà trường
Người đi giúp núi
sông... Hàng hàng lớp lớp chưa về
Người người nối tiếp câu thề giành lấy quê hương... (7)
Rồi
từ chiến trường, chàng trai nhắn với “người ấy” nơi hậu phương
Và xin em hiểu rằng,
người đi giúp nước nào màng danh chi
Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy
người đi giúp nước nào màng danh chi
Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy
lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay... (8)
Lê Huy
(Los Angeles, tháng
5/2018)
===================================
(1)(3)(5)
Biệt Kinh Kỳ - Minh Kỳ
(2)
Tình Thư Của Lính - Trần Thiện Thanh
(4)
Thơ Lâm Hảo Dũng
(6)
Mười Sáu Trăng Tròn - Trần Thiện Thanh
(7)(8)
Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp - Nguyễn Văn Đông
__________________________________________
No comments:
Post a Comment