BS Nguyễn Thị Nhuận
Bệnh thiếu máu là một bệnh khá thông thường. Ai trong chúng ta cũng từng biết một người bị bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, thường có vài hiểu lầm khi ta nghe nói đến bệnh thiếu máu.
Cần phân biệt giữa bệnh thiếu máu và bệnh huyết áp thấp. Huyết áp thấp là con số đo huyết áp không cao đủ như bình thường, thí dụ như ở người lớn, mức huyết áp trung bình là 120/80, người có huyết áp thấp chỉ đo khoảng 80/50... Còn bệnh thiếu máu là người bệnh không có đủ hồng huyết cầu khỏe mạnh để mang dưỡng khí đến các mô tế bào. Hồng huyết cầu là những tế bào hình tròn dẹp mầu đỏ, lưu chuyển trong dòng máu. Bệnh thiếu máu có rất nhiều loại, và thường là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, không đơn giản như đa số chúng ta thường nghĩ là thiếu máu thì cứ ăn nhiều thịt bò là hết.
Cần phân biệt giữa bệnh thiếu máu và bệnh huyết áp thấp. Huyết áp thấp là con số đo huyết áp không cao đủ như bình thường, thí dụ như ở người lớn, mức huyết áp trung bình là 120/80, người có huyết áp thấp chỉ đo khoảng 80/50... Còn bệnh thiếu máu là người bệnh không có đủ hồng huyết cầu khỏe mạnh để mang dưỡng khí đến các mô tế bào. Hồng huyết cầu là những tế bào hình tròn dẹp mầu đỏ, lưu chuyển trong dòng máu. Bệnh thiếu máu có rất nhiều loại, và thường là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, không đơn giản như đa số chúng ta thường nghĩ là thiếu máu thì cứ ăn nhiều thịt bò là hết.
Biến chứng
Bệnh thiếu máu nếu không được chữa trị có thể đưa đến những biến chứng sau:
- Mệt nặng: Bệnh nhân càng ngày càng mệt lả không làm việc hay chơi đùa được.
- Bệnh tim: Thiếu máu sẽ đưa đến nhịp tim đập nhanh hay thất nhịp. Tim phải làm việc nhiều hơn để đẩy máu đi, bù cho số dưỡng khí khiếm khuyết. Cuối cùng, tim có thể bị suy nặng.
- Thần kinh bị hư hoại: Do thiếu vit B 12.
- Tâm thần bị tổn hại: Do thiếu vitamin B 12.
- Tử vong: Một vài loại thiếu máu do di truyền - thí dụ như bệnh hồng huyết cầu lưỡi liềm – có thể rất nặng, gây ra cái chết. Mất máu quá nhiều cũng có thể đưa đến thiếu máu nặng và cái chết.
Định bệnh
Bác sĩ cần nhiều dữ kiện để định bệnh và tìm nguyên nhân: bệnh sử, khám nghiệm lâm sàng, thử máu. Thử nghiệm đếm máu toàn bộ CBC cho biết mực hồng huyết cầu và hemoglobin. Hồng huyết cầu còn được xem dưới kính hiển vi để định cỡ lớn, độ đỏ, hình dạng. Trong bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt, hồng huyết cầu thường nhỏ và lợt hơn bình thường, trong bệnh thiếu vitamin B 12, hồng huyết cầu to hơn bình thường và rất ít.
Sau khi định bệnh thiếu máu, bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân của bệnh, thí dụ như thiếu máu do thiếu chất sắt có thể do bệnh nhân bị mất máu từ vết loét bao tử, bướu lành trong ruột già, ung thư ruột già, thận suy... Do đó nhiều thử nghiệm cần được làm thêm. Đôi khi tủy xương cũng cần được khám nghiệm để tìm bệnh.
Chữa trị
Sau khi định bệnh thiếu máu, bác sĩ cần tìm ra nguyên nhân của bệnh, thí dụ như thiếu máu do thiếu chất sắt có thể do bệnh nhân bị mất máu từ vết loét bao tử, bướu lành trong ruột già, ung thư ruột già, thận suy... Do đó nhiều thử nghiệm cần được làm thêm. Đôi khi tủy xương cũng cần được khám nghiệm để tìm bệnh.
Chữa trị
Việc chữa bệnh thiếu máu tùy thuộc vào nguyên nhân
- Bệnh kinh niên: Muốn chữa thiếu máu, cần phải chữa các bệnh kinh niên. Chất sắt và các loại vitamins sẽ không chữa được chứng thiếu máu do các bệnh kinh niên gây ra. Tuy nhiên nếu thiếu máu quá nặng, có thể bệnh nhân sẽ được truyền máu hoặc chích thuốc chứa chất erythropoietin là kích thích tố từ thận tiết ra có nhiệm vụ tạo máu.
- Bệnh thiếu máu toàn diện: Bệnh nhân cần được truyền máu hoặc ghép tủy xương.
- Bệnh tủy xương: Chữa bằng thuốc, hóa chất trị liệu hay ghép tủy.
- Bệnh ly huyết (hemolytic anemia): Chữa bằng cách tránh những thuốc gây ra bệnh, dùng thuốc trị nhiễm trùng, uống thuốc chống miễn nhiễm vì hệ này đang tự tấn công các hồng huyết cầu trong máu người bệnh. Nếu lá lách quá lớn do chứa quá nhiều hồng huyết cầu bị hủy hoại, nó có thể phải bị cắt bỏ.
- Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm: Có thể cần rất nhiều phương pháp trị liệu nếu bệnh nặng, ngay cả ghép tủy xương.
Phòng ngừa
Đọc phần nguyên nhân thiếu máu trên, chúng ta có thể thấy nhiều loại thiếu máu không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tránh bị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt và vitamins bằng cách ăn uống lành mạnh, và ăn nhiều thức ăn khác nhau gồm có:
- Chất sắt: Nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất là thịt bò và các loại thịt khác. Ngoài ra các loại thức ăn sau cũng chứa nhiều chất sắt: các loại đậu beans, lentils, ngũ cốc đã cho thêm chất sắt, các loại rau có lá mầu xanh đậm, trái cây khô, bơ đậu phọng và các loại hạt.
- Folate hay folic acid: Có nhiều trong nước cam chanh và các trái cây khác, chuối, rau có lá mầu xanh đậm, rau củ legumes, các loại ngũ cốc, bánh mì và pasta đã cho thêm folate.
- Vitamin B 12: Có nhiều trong thịt và sữa.
- Vitamin C: Các loại thức ăn chứa nhiều vitamin C như cam chanh, dưa, dâu... giúp hấp thụ chất sắt tốt.
Ăn những thức ăn chứa nhiều chất sắt rất quan trọng đối với những thành phần cần nhiều chất sắt thí dụ như trẻ em trong thời gian lớn vọt, đàn bà có bầu và đàn bà trong tuổi còn ra kinh. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, người ăn chay thuần và người chạy đường trường là những người cũng rất cần ăn nhiều chất sắt.
Khuyến cáo về chất sắt uống thêm
Bác sĩ có thể cho toa mua thêm chất sắt cho những người cần nhiều chất sắt. Tuy nhiên chỉ nên uống thêm chất sắt khi thực đơn ăn uống hằng ngày không thể cung cấp đầy đủ chất sắt. Không nên tự ý uống thêm chất sắt mỗi khi thấy mệt. Dư chất sắt cũng là một bệnh rất nguy hiểm.
Bác sĩ có thể cho toa mua thêm chất sắt cho những người cần nhiều chất sắt. Tuy nhiên chỉ nên uống thêm chất sắt khi thực đơn ăn uống hằng ngày không thể cung cấp đầy đủ chất sắt. Không nên tự ý uống thêm chất sắt mỗi khi thấy mệt. Dư chất sắt cũng là một bệnh rất nguy hiểm.
Khi nào cần bác sĩ chuyên về di truyền
Nếu bệnh sử gia đình có những chứng bệnh thiếu máu di truyền, thí dụ như hồng cầu hình lưỡi liềm, bạn nên cho bác sĩ biết để được giới thiệu đi gặp bác sĩ chuyên về bệnh di truyền. Bác sĩ này sẽ cho bạn biết nguy cơ mắc bệnh của bạn và nguy cơ truyền bệnh cho con cháu bạn.
Nếu bệnh sử gia đình có những chứng bệnh thiếu máu di truyền, thí dụ như hồng cầu hình lưỡi liềm, bạn nên cho bác sĩ biết để được giới thiệu đi gặp bác sĩ chuyên về bệnh di truyền. Bác sĩ này sẽ cho bạn biết nguy cơ mắc bệnh của bạn và nguy cơ truyền bệnh cho con cháu bạn.
BS Nguyễn thị Nhuận - viendongdaily.com
_____________________________________________
No comments:
Post a Comment