Thursday, March 1, 2018

HÀNH HƯƠNG ẤN ĐỘ & NEPAL

Đinh Tấn Khương



Đoàn 20 người chúng tôi đến từ 3 tiểu bang khác nhau, nhóm có nhiều nhân tài nhất đến từ Canbera, gồm có một anh niên trưởng gia đình Phật tử, rất thông thạo kinh điển, luôn giải thích mọi thắc mắc của các thành viên trong đoàn. Thêm nữa anh cũng hăng hái và sẵn lòng hướng dẫn, chăm sóc nhóm một cách chu đáo.
Bên cạnh đó là một “Google’s boy” cậu thanh niên trẻ sinh trưởng tại Úc dù chưa một lần về Việt Nam nhưng lại nói tiếng việt thông thạo cùng với khối kiến thức tổng quát sâu rộng và một trí nhớ tuyệt vời giúp cho đoàn hiểu nhiều về những nơi đến tham quan. Nhóm đến từ Melbourne là cặp đôi luôn đồng hành trong việc tìm hiểu Phật pháp và hành thiền. Nhóm Sydney đông nhất gồm có 11 thành viên trong đó có một cameraman đã làm việc rất hăng say suốt trong chuyến hành hương này.


Nhóm đến từ Sydney - Ảnh chụp tại phi trường Bangkok ngày 06/01/2018

Điều khiến chúng tôi thán phục nhất là các anh chị em trong đoàn đã vận động quyên góp cho việc từ thiện, nhất là đến từ những vị hảo tâm dù không tham dự vào chuyến hành hương, với kết quả đạt được rất khả quan đó là hơn 35 ngàn Úc kim (bao gồm 1,200 Úc kim của nhóm góp thêm sau khi đến Ấn Độ để giúp mua giày cho những học sinh nghèo, theo lời đề nghị đột xuất của Sư Cô Từ Tâm).

Đoàn được thành hình nhờ một số thành viên trẻ ở Sydney đứng ra tổ chức, vận động và liên lạc với công ty du lịch ở Ấn Độ cũng như các chùa bên đó để thực hiện việc từ thiện.

Cả ba nhóm đến Ấn Độ với những chuyến bay khác nhau và thời gian khác nhau. Tuy nhiên đoàn đã họp mặt chung tại một khách sạn ở Tân Đề Li để mở đầu cho chuyến viếng thăm Phật Tích, đặc biệt là Tứ Động Tâm và một vài nơi mang tính lịch sử ở Ấn độ.


(Những phút giây đầu tiên ba nhóm gặp nhau tại khách sạn ở Tân Đề Li. Ảnh chụp ngày 07/01/2018)


(Ba nhóm đến từ 3 tiểu bang gặp nhau tại khách sạn ở Tân Đề Li. Ảnh chụp ngày 07/01/2018)


(Chiếc xe bus 45 chỗ ngồi và tour guildes cùng phụ xe luôn đồng hành với đoàn)

Thời tiết lạnh và sương mù đã khiến cho việc di chuyển bị chậm trễ và đành phải bỏ qua một số nơi đã lên lịch tham quan. Tuy nhiên, đoàn quyết định là không thể bỏ qua những địa điểm trọng yếu bao gồm “Tứ Động Tâm”.



(Lộ trình thăm Viếng Di tích Ấn Độ và Phật tích)


ĐỀN AKSHARDHAM


(Tiền sãnh của ngôi đền Akshardhoam, Ảnh từ Internet)


Mở đầu chuyến tham quan, chúng tôi được đưa tới viếng thăm ngôi đền Ấn giáo, đền Akshardham.Ngôi đền nầy nằm trên bờ sông Yumuna thủ đô Tân Dehli, được hoàn thành vào năm 2005 sau 5 năm khởi công xây dựng với sự tham dự của một đội ngũ gồm 7000 (có tài liệu cho là 11,000) điêu khắc gia.

Nơi đây được đánh giá là một công trình kiến trúc điêu khắc trên đá lớn nhất của Ấn Độ trong thời đại ngày nay.Công trình bao gồm với 10 triệu tảng đá hồng được xây dựng trên một mãnh đất rộng hơn 200 mẫu.
Rất tiếc vì vấn đề an ninh, máy ảnh và điện thoại không được phép mang vào bên trong cho nên không ai có được một tấm ảnh nào để lưu niệm!

PHÁO ĐÀI ĐỎ (RED FORT)

Kế đến chúng tôi được đưa tới tham quan pháo đài Đỏ (Red Fort), đây là nơi cư trú chính của những vị vua thuộc triều đại Mugal.Pháo đài Đỏ được xây dựng bằng gạch men màu đỏ.

Pháo đài Đỏ tọa lạc ở Agra, một lâu đài hùng vĩ với hơn 500 tòa nhà được Unesco công nhận là di sản thế giới. Pháo đài Đỏ được bắt đầu xây dựng bởi vua Akhar giữa những năm 1565 và 1573, tọa lạc trên bờ tây của sông Jumuna, cách lăng mộ Taj Mahal khoảng chừng 2 cây số.

Vua Askar xây dựng pháo đài với đá sa thạch, sau nầy cháu nội của ông là vua Shah Jahan đã xây thêm những lâu đài bằng đá cẩm thạch trắng bên trong pháo đài. Vua Shah Jahan đã trải qua những năm cuối đời sau khi bị Aurangzeb, con trai của ông đoạt ngôi và bắt giam tại đây. Từ nơi bị giam nầy ông được cho nhìn thấy lăng mộ Taj Mahal, ngôi đền mà ông đã cho xây nhằm tưởng nhớ đến người vợ thứ 3 đã chết sau khi sanh.

Cũng lại rất tiếc, hôm đến thăm là ngày Chủ Nhật, và hình như là ngày lễ cho nên số người viếng thăm pháo đài Đỏ đông kỷ lục, phải sắp hàng thật dài để chờ được vào bên trong. Do thời gian sắp xếp hạn hẹp cho nên đoàn đã quyết định cắt ngắn chuyến tham quan bên trong pháo đài Đỏ.

Được biết India Gate bắt đầu xây vào năm 1921 và hoàn tất vào năm 1931 để tưởng nhớ những người lính Ấn Độ đã hy sinh trong cuộc thế chiến thứ nhất. Có rất đông du khách đến thăm India Gate trong ngày hôm ấy cho nên đoàn chúng tôi cũng chỉ tham quan trong khi xe chạy quanh và sau đó chạy ngang qua dinh Tổng Thống (President house)



(Ảnh chụp ngày 07/01/2018, bên ngoài tòa pháo đài Đỏ)

INDIA GATE & PRESIDENT HOUSE


(India Gate. Ảnh chụp ngày 07/01/2018)



(Bên ngoài dinh Tổng Thống. Ảnh chụp ngày 07/01/2018)


ĐỀN HOA SEN (LOTUS TEMPLE)



(Đền Hoa Sen. Ảnh từ Internet)

Đền Hoa Sen là nhà thờ tín ngưỡng của đạo Bahai ở Tân Đề Li, còn gọi là mashriq al-adhkar (Tiếng Á Rập: nơi thốt ra tên của Thiên Chúa phát sinh vào lúc bình minh) là một trong bảy mashriqs trên khắp thế giới

Đền Hoa Sen lấy tên từ thiết kế của nó.Giống như những mashriq khác, nó được đặc trưng bởi một cấu trúc 9 mặt, phù hợp với niềm tin của đạo Bahai về tính thần bí của số chín.

Đền Hoa Sen nằm trên một bệ cao trên trên một diện tích rộng 10.5 hecta được bao quanh bởi 9 hồ bơi có đường đi lót đá cẩm thạch màu đỏ, nổi bật là tòa nhà bằng đá cẩm thạch trắng với độ cao 40m.

Khu phức hợp của ngôi đền bao gồm 27 cánh hoa cẩm thạch riêng biệt, được phân bổ theo từng nhóm 3 cánh để tạo thành 9 mặt (thông qua đó mở chin lối vào không gian trung tâm) và thành các nhóm 9 để tạo thành 3 vòng đồng tâm. Các cánh hoa trong vòng tròn đầu tiên hướng ra bên ngoài tạo thành tàn lá trên 9 lối vào.Vòng thứ hai bao gồm các hội trường bên ngoài.Trong vòng tròn bên trong cánh hoa cong vào để bao bọc một phần của phòng cầu nguyện ở trung tâm với sức chứa 2,500 người. Phần đỉnh của đền trông có vẻ như mở trống nhưng thực sự đó là một mái che bằng kính thu nhận được ánh sáng thiên nhiên.

Đền Hoa Sen được thiết kế bởi kiến trúc sư người Iran có tên là Fariborz Sahba. Người đã giành được sự hoan nghênh cho dự án ngay cả trước khi ngôi đền được hoàn thành và sau đó nhận được nhiều giải thưởng.
Đền Hoa Sen được thánh hiển và mở cửa cho công chúng vào tháng 12 năm 1986

Rất tiếc, số lượng du khách viếng đền trong ngày quá đông, phải sắp hàng dài cả cây số để chờ vào cổng cho nên chúng tôi không có cơ hội tham quan bên trong. Xin hẹn vào một dịp khác!

TAJ MAHAL

Lăng mộTaj Mahal nằm ở bờ phía nam của sông Yamuna ở Agra, đây là một di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1983, là một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới và được xem là biểu tượng tuyệt vời của lịch sử văn hóa Ấn Độ.

Đặt tên là Taj Mahal là để tôn vinh Mumtaz Mahal, lăng mộ được xây bằng đá cẩm thạch trắng khảm bằng đá bán quý bao gòm ngọc bich tạo thành các thiết kế phức tạp theo kỷ thuật được biết như là piestra dura.

Lăng mộ được xây dựng trên hơn 20 năm là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của kiến trúc Mughal, kết hợp giữa Ấn Độ, Ba Tư và Hồi giáo. Taj Mahal được xây bằng đá cẩm thạch trắng thay đổi màu sắc tùy thuộc vào ánh ánh sáng mặt trời hay mặt trăng chạm vào bề mặt của nó.


(Cổng chính dẫn vào lăng mộ Taj Mahal. Ảnh chụp ngày 08/01/2018)


(Nhà thờ Hồi giáo bằng đá sa thạch nằm bên trái ngôi đền chính Taj Mahal. Tòa nhà Guest house giống hệt nhà thờ Hồi giáo, nằm phía bên phải của ngôi đền chính màu trắng, đối xứng nhà thờ Hồi giáo. Ảnh chụp ngày 08/01/2018)

*** *** *** ***

Theo như dự trù đoàn trên đường về Sravasti (thành Xá Vệ) sẽ ghé Lucknow để thăm viếng Bara Immambara, Rumi Darwara và Husainbad clock tower (Lucknow cách Tân Đề Li 450km, mất khoảng 6 giờ chạy xe theo đường cao tốc. Lucknow cách Sravasti khoảng 180km, mất chừng 4-5 giờ lái xe do đường sá không được tốt). Tuy nhiên do sương mù dày đặc xe bus không thể chạy đúng tốc độ, làm chậm chuyến đi cho nên đoàn quyết định bỏ qua những điểm tham quan đó để kịp đến Sravasti đúng như lịch trình.

Theo lịch trình, đến Sravasti đoàn sẽ được đưa đi tham quan Jetvanaram và Angulinal Caves trước khi tiến thẳng về Lumbini. Lumbini thuộc nước Nepal, cửa khẩu giữa Ấn Độ và Nepan đóng lại vào lúc 9 giờ tối, nếu đoàn không qua lọt thì phải nằm chờ tại biên giới trong đêm, như vậy mọi lịch trình tham quan sẽ bị đảo lộn.Vì thời tiết và đường sá quá xấu cho nên đoàn cũng quyết định bỏ qua những địa điểm tham quan nầy hầu có thể qua đến Lumbini kịp lúc.

BẢO THÁP TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG GIẢ CẤP CÔ ĐỘC

          (Bảo tháp tưởng niệm Trưởng giả Cấp Cô Độc. Ảnh chụp ngày 10/01/2018)

Tháp tưởng niệm Trưởng Giả Cấp Cô Độc tọa lạc tại thành Xá Vệ (Scravasti), nước Kiều Tát La (Kosala)

Cư sĩ Tu Đạt là một tỷ phú thành Xá Vệ (Sravasti), người hay chu cấp vật chất cho người nghèo khổ, cô độc. Vì thế cho nên ông được tôn vinh với danh xưng là Trưởng Giả Cấp Cô Độc (Anathapindika)

Sau khi gặp được Đức Phật, Trưởng Giả Cấp Cô Độc đã mua khu vườn ngự uyển của Thái Tử Kỳ Đà với giá bằng vàng để xây dựng Tịnh Xá Kỳ Viên để cúng dường cho Đức Phật và Tăng Đoàn

BẢO THÁP TƯỞNG NIỆM TÔN GIẢ UNGUMALA

Bảo Tháp tưởng niệm Tôn Giả Unggumala nằm đối diện cách Bảo Tháp tưởng niệm Trưởng Giả cấp Cô Độc chừng 10m.

Tôn Giả Ungulimala trước khi xuất gia và đắc quả A La Hán từng nổi tiếng là một kẻ ác nhân, từng chặt đứt 999 ngón tay của người khác với dụng tâm học đạo. 

Nhưng khi gặp Phật ngài được cảm hóa, Ungulimata đã được độ và tu tập, cuối cùng chứng đạt quả vị A La Hán.
Xin mời vào link sau đây để đọc và hiểu thêm về Tôn Giả Angulimala
ANGULIMALAMột câu chuyện về sức mạnh của lòng từ
(dịch từ tập sách Love in Buddhism) poNguyên tác: Ven. Walla Piyananda Thera Việt dịch: Thích Nguyên Tạng












Phế tích bảo tháp tưởng niệm Tôn Giả Angulimala, (Ảnh chụp ngày 10/01/2018)


KỲ VIÊN TỊNH XÁ (KỲ THỌ CẤP CÔ ĐỘC VIÊN)

Khu vườn vốn của Thái Tử Kỳ Đà (Jeta) đượcTrưởng Giả Cấp Cô Độc mua để cúng dường cho Đức Phật và Giáo Đoàn nên được kêu là Cấp Cô Độc viên.Còn cây cối trong vườn thì được Thái Tử Kỳ Đà cúng dường nên được kêu là Kỳ thọ.

Khu vườn nầy ở gần thành Xá Vệ (Sravasti).Sau khi mua, Trưởng Giả Cấp Cô Độc cho xây tịnh xá cúng dường Đức Phật và Tăng đoàn.
(Sự tích Trưởng Giả Cấp Cô Độc mua vườn Kỳ Đà cúng dường được ghi chép rõ trong Đại Niết Bàn Kinh, quyển 30)

Trong suốt thời gian giáo độ của Đức Phật, ngài thường cư trú tại Kỳ thọ cấp Cô Độc viên.



(Bên trong Kỳ Viên Tịnh Xá. Ảnh chụp ngày 10/01/2018)



(Cây Bồ Đề được ngài Anan trồng bên trong Kỳ Viên Tịnh Xá.Ảnh chụp ngày 10/01/2018)  


Đoàn đang hướng về cội bồ đề niệm Hồng Danh Phật. Ảnh chụp ngày 10/01/2018).


CA TỲ LA VÊ (KAPILAVASTU)

Ca Tỳ La Vệ nằm trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, nay thuộc nước Nepal cách vườn Lâm Tỳ Ni chừng 38km về hướng Tây
Ca Tỳ La Vệ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1997, nằm trong quần thể các di tích về Đức Thích Ca Mâu Ni.
Ca Tỳ La Vệ, nơi Thái Tử Tất Đạt Đa đã lớn lên và sống cùng gia đình với vợ và con Rahula. Và cũng từ đó, ở tuổi 29 ngài đã từ bỏ vương quốc Shakya và tất cả để quyết tâm tìm ra giải pháp thoát khỏi khổ đau của sinh, lão, bệnh, tử.


(Đoàn hân hạnh được Ni Sư Thích Nữ Trí Thuận, trụ trì chùa Linh Sơn France tháp tùng và cùng đến thăm Ca Tỳ La Vệ, Ảnh chụp ngày 11/01/2018)



(Phế tích thành Ca Tỳ La Vệ, Ảnh chụp ngày 11/01/2018)




Đền thờ Hindu giáo trong thành Ca Tỳ La Vệ, Ảnh chụp ngày 11/01/2018)



(Đoàn khảo cổ của Úc đang làm công tác khai quật một tịnh xá bên trong khuôn viên Ca Tỳ La Vệ, Ảnh chụp ngày 11/01/2018)



(Đường đi đến mộ Vua Tịnh Phạn & Hoàng Hậu MaDa, ngoại thành Ca tỳ La Vệ, Ảnh chụp ngày 11/01/2018)



(Mộ Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu MaDa, ảnh chụp ngày 11/01/23018)


CHÙA LINH SƠN FRANCE

Đoàn hân hạnh được Ni Sư Thích Nữ Trí Thuận mời về tham quan Chùa Linh Sơn France, đường vào qua cổng số 8




(Chùa Linh Sơn France đang tiếp tục xây dựng, Ảnh chụp ngày 11/01/2018)



(Chánh điện chùa Linh Sơn France cùng Ni Sư Thích Trí Thuận, Ảnh chụp ngày 11/01/2018)

__________________________________
Lumbini Chùa Linh sơn
Cúng dường xây Tượng Phật đản sanh   :      $6,000 
____________________________________________


LÂM TỲ NI (LUMBINI)


Lâm Tỳ Ni (Lumbini) là một trong bốn thánh tích được xem là Bốn Động Tâm

Bốn Động Tâm bao gồm:
* Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini)     : nơi Phật đản sanh
* Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya): nơi Đức Phật thành đạo
* Vườn Lộc Uyển (Sarnath)         : nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên
* Câu Thi Na (Kushinagar)          : nơi Phật nhập Niết Bàn

Hiện giờ Lâm Tỳ Ni bao gồm một đền thờ Hoàng Hậu MaDa, một hồ nước, một trụ cột do vua A Dục dựng lên và một cây Bồ Đề. 

Lâm Tỳ Ni là khu vườn nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha, nay thuộc nước Nepal. Hoàng hậu MaDa đã hạ sanh ra Đức Phật tại đây khi đang trên đường về nhà cha mẹ để sinh con đầu lòng theo truyền thống của Ấn Độ thời bấy giờ..




đường dẫn vào đền thờ Hoàng hậu Mada. Ảnh chụp ngày 11/01/2018)


Hiện giờ Lâm Tỳ Ni bao gồm một đền thờ Hoàng Hậu MaDa, một hồ nước, một trụ cột do vua A Dục dựng lên và một cây Bồ Đề.
Lâm Tỳ Ni là khu vườn nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha, nay thuộc nước Nepal.


(Đền thờ Hoàng hậu MaDa. Ảnh chụp ngày 11/01/2018)

Về hướng nam của ngôi đền, cách không xa cột trụ đá, là một hồ tắm. Theo “Phật quốc truyện” của Ngài Pháp Hiển đến Ấn độ khoảng thế kỷ thứ V sau CN chép như sau:
“Phu nhân nghỉ chân tại vườn Lâm Tỳ Ni, tắm trong một hồ nước trong xanh và mát. Sau khi tắm gội xong bà đi dạo trong vườn khoảng hai mươi bước chân, tay vin vào nhánh cây Vô ưu quay về hướng đông và hạ sanh Thái tử.” Cạnh hồ tắm là cây bồ đề mà trước đây là cây Vô ưu.



(Hồ nước Puskasini hay Holly. Ảnh chụp ngày 11/01/2018)


(Cây Bồ Đề trong khuôn viên vườn Lâm Tỳ Ni. Ảnh chụp ngày 11/01/2018)


Năm 219 TCN khi vua A Dục (Ashoka) đến thăm Lâm Tỳ Ni và đã cho xây dựng bốn ngôi tháp và một cột trụ bằng đá. Cột trụ bằng đá được khắc chữ và dịch ra như sau:

“Ta là vua A Dục, là niềm tin tưởng của chư thiên, trong 20 năm trị vì nầy, ta đã thực hiện một chuyến thăm của hoàng gia đến nơi Đức Phật được sinh ra… Lâm Tỳ Ni được giảm một phần tám thuế”



(Trụ cột bằng đá do vua A Dục dựng vào năm 219 TCN. Ảnh chụp ngày 11/01/2018)

Lâm Tỳ Ni đã trở thành hoang phế, điêu tàn và rơi vào quên lãng kể từ ngày các thánh địa Phật giáo bị tàn phá dưới bàn tay của những kẻ cuồng tín Hồi giáo xâm chiếm Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ 11đầu  thế kỷ thứ 12.

Năm 1997, UNESCO chính thức liệt kê Lâm Tỳ Ni trở thành di sản văn hóa thế giới, tiếp tục khai quật, trùng tu và tôn tạo Lâm Tỳ Ni.

PHÁT QUÀ TỪ THIỆN TẠI CHÙA LINH SƠN




Tại Kushinaga Chùa Linh Sơn có Ni sư Thích nữ Trí Thuận và sa di Thích Đồng Thiện đại diện  mua và phân phát quà.

Kushinagar (Nơi Đức Phật Nhập diệt).
* 15 chiếc xe lăn + 100 cây gậy .85.000 INR         =   $1,863.50 
* 500 phần quà x 780 inr  = 390.000 inr (49.00)    =  $7,959.18 
* 25 Em cô nhi x 2.000 INR =50.000 INR (49.00)  =  
$1,020.40



       














(500 phần quà đã chuẩn bị sẵn để phát chẩn. Ảnh chụp ngày 12/01/2018)


(Những người cần giúp đỡ đang chờ nhận quà. Ảnh chụp ngày 12/01/2018)



(Một người được nhận xe lăn và phần quà của mình. Ảnh ngày 12/01/2108)












từng phần quà được trao tận tay đến những người cần giúp đỡ. Ảnh chụp ngày 12/01/2018)


CÂU THI NA (KUSHINARGA)


(Đại bảo tháp Niết Bàn, Mahaparinirvana Temple. Ảnh chụp ngày 12/01/2018)


Kushinagar cách 130 km về phía Nam của Lumbini.Câu Thi Na là nơi Đức Phật nhập Niết bàn dưới tàng cây Sa La.

Địa danh nầy sau được các nhà khảo cổ nhận dạng là Kasia ở quận Deoria của xứ Utta Pradesh.Căn cứ trên những dấu hiệu của các di tích còn sót lại đó và những bia ký thì chắc chắn nơi đây là thánh địa nhập Niết bàn của đức Phật. Ngôi tháp Đại Bát Niết Bàn mà vua A Dục xây cất cũng không có thể tìm thấy được nữa và có thể ngôi tháp này đã bị chôn vùi dưới nền tịnh xá Niết bàn xây dựng ở triều đại Gupta.

Trong số những di tích, người ta tìm được một bức tượng Phật trong tư thế nhập niết bàn. Bức tượng ầy bị vỡ vụn và được nhà điêu khắcCarlleyle khéo léo hàn gắn và chạm trổ lại


RAMABHA STUPA

Bảo Tháp Ramabha cao 15m, cách Đền Mahaparinirvana chừng 1.5km, đánh dấu địa điểm nơi Đức Phật được hỏa táng



(Tượng Phật nằm trong tư thế nhập Niết bàn. Ảnh chụp ngày 12/01/2018)



(BảoTháp Ramabha, nơi Đức Phật được hòa táng . Ảnh chụp ngày 12/01/21018)


VAISHALI

Vaishali, thành phố cổ đại của Ấn Độ, phía bắc Patna, phía tây bắc bang Bihar.Trong thời kỳ cổ đại, Vaishali là thủ đô của nước Licchavi và có liên hệ mât thiết với lịch sử của Phật giáo và Jain.

(Jain là một tôn giào phi thần học được thành lập ở Ần Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên bởi Jina Vardhamana Mahavira nhằm chống lại giáo thuyết của đạo Bà La Môn chính thống. Tôn giáo Jain dạy về sự cứu rỗi bởi sự hoàn thiện qua những cuộc đời kế tiếp, và không xâm hại đến sinh vật sống).

Mahavira, người sáng lập Jainism, sinh ra và đã dành nhiều thời gian ở đó.

Đức Phật cũng đã đến thăm Vaishali nhiều lần. Lần đầu tiên Đúc Phật viếng thăm Vaishali là vào năm thứ năm sau khi Đức Phật thành đạo

Sau khi Đức Phật nhập diệt, hội đồng Phật giáo lớn thứ hai được tổ chức tại Vaishali để đưa ra các qui tắc thực hành, tập kết kinh điển.



(Relic Stupa tại Vaishali. Một mái tạm thời bảo vệ các tháp cổ của Licchavis được khai quật. Ảnh từ Internet)


(Bảo tháp thờ Xá lợi Phật tại Vashali.Ảnh chụp ngày 12/01/2018)


Trụ dài kỷ niệm Ashoka ở Vaishali, Hihar, Ấn Độ. Ảnh chup ngày 12/01/2018)


ĐẠI HỌC NALANDA


Theo nghiên cứu lịch sử cho thấy Đại học Nalanda được thành lập dưới thời trị vì của hoàng đế GuptaKumaragupta. Cả 2 ông Xuanzang và Prajñavarman dẫn chứng ông ta là người sáng lập, khi một con dấu được phát hiện tại địa điểm này.

Đại học Nalanda đượcxem là Viện Đại học Phật giáo đầu tiên trên thế giới.được xây dựng từ thế kỷ thứ 5, nay đã trở thành phế tích chỉ còn lại những nền đá.Đại hoc Nalanda được xem là đại học lâu đời nhất trên thê giới, trước cả đại học Oxford, Cambridge và Bologna ở Châu Âu

Vào thời kỳ cực thịnh, Đại Học Nalanda có đến 10,000 tỳ kheo đến tu học, trong đó có ngài Huyền Trang, một vị cao tăng đời Đường, nhân vật gắn liền với tác phẩm văn học nổi tiếng “Tây Du Ký” vào năm 637, ngài Huyền Trang đã lưu lại đây 15 tháng để tu tập.

Đại hoc Nalanda bị tàn phá nhiều lần và lần tàn phá gây nhiều tổn hại nhất là lần thứ 3 bị quân đội Hồi giáo lãnh đạo bởi nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Bakhtiyar Khilji vào năm 1193.

(Lối đi từ cổng dẫn vào Đại học Nalanda. Ảnh chụp ngày 13/01/2018)







Phòng thiền định dành cho mỗi thiền sinh, Ngài Huyền Trang đã từng thiền định ở một trong những phòng nầy. Ảnh chụp ngày 13/01/2018)












 Phế tích còn lại của đại học Nalanda. Ảnh chụp ngày 12/01/2018


NÚI LINH THỨU

Linh Thứu cách Bồ đề Đạo tràng 70 km, và cách Đại học Nalanda 11 km về hướng Tây Nam. Núi Linh Thứu là một trong những Phật tích quan trọng, nơi có hương thất của Đức Thế Tôn, động tu của Tôn giả Xá lợi phất và Tôn giả A Nan… Đỉnh núi do Vua Tần bà sa la (Bimbisara) cho khai phóng để cúng dường Phật và Tăng đoàn.
Nhiều bài kinh của đức Phật, đặc biệt là kinh điển Đại thừa, bao gồm Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Bát Nhã được đức Phật giảng dạy tại đây.

















Đường lên núi Linh Thứu












(Hang đá của Ngài A nan, Ngài Mục Kiền Liên &Ngài Xá Lợi Phất và hang đá của Ngài Ca Diếp lưu trú trong thời gian Phật thuyết pháp tại núi Linh Thứu. Ảnh chụp ngày 13/01/2018


Đỉnh núi Linh Thứu. Ảnh chụp ngày 13/01/2018)


TRÚC LÂM TỊNH XÁ (VENUVANA)

Vườn Trúc Lâm tọa lạc tại Raigir (thành Vương Xá) thủ đô Ma Kiệt Đà (Magatha) của vua Tần Bà Sa La

Thành Vương Xá là thành phố cổ nhất của Ấn Độ. Thành nầy do vua Vasu lập ra và đặt tên là Vasumali, đến đời Đức Phật thì được gọi là thành Vương Xá. Thành nầy nổi tiếng khắp Ấn Độ vì là kinh đô xứ Ma Kiệt Đà.Đức Phật đã đến thành Vương Xá nhiều lần, trước khi đắc đạo Đức Phật có đến khất thực xung quanh thành

Trúc Lâm Tịnh Xá do vua Tần Bà Sa La xây để cúng dường Đức Phật










Trúc Lâm Tịnh Xá. Ảnh chụp ngày 13/01/2018)


BIMBISARA JAIL





Bimbsara jail nằm gần cổng phía đông của thành phố Rajgir, đây là phế tích của một cấu trúc bằng đá vuông lớn. Người ta tin rằng đây là nhà tù, nơi mà vua Bimbisara đã bị con trai của ông là Ajatshatru bắt giam

Từ địa điểm nầy có thể nhìn thấy rõ ngọn đồi Gridhkut là nơi Đức Phật thiền định.Theo truyền thuyết, đó là mong muốn của vua Bimbisara trong những ngày cuối của ông


ĐỘNG SON BHANDAR

Động Son Bhandar là những hang động cắt đá cuối cùng ở Ấn Độ
Hang động Son Bhandar có sự tương đồng mạnh mẽ với hang Barabar và hang Nagarjuni nằm gần Gaya được xây dựng trong đế quốc Mauryan. Đây là một điển hình về các hang đá cắt rất phổ biến trong thời gian đó.
Hàng năm, hàng triệu khách du lịch trên khắp thế giới ghé thăm Son Bhandar để tìm hiểu bí ẩn của nó vẫn chưa được giải quyết.



(Động Son Bhandar ở Rajgiri. Ảnh chụp ngày 13/01/2018)
PHÁT QUÀ TẠI TRƯỜNG TÌNH THƯƠNG

Siddahartha compassion trust (Bodhgaya)

- 500 phần qùa x 640 inr      = 320.000 inr $6,497.50
- 800 Tập viết x50.00 inr      = 40.000 inr (49.25) $812.20
- 650 đôi giày nhỏ x300 inr  = 195.000 inr(49.25) $3,959.39
- 150 đôi giày lớn x350inr    = 52.500inr (49.25) $1,066












(Phát quà tại trường Tình Thương. Ảnh chụp ngày 14/01/2018)


BẢO THÁP TƯỞNG NHỚ SUJATA

Bảo tháp gạch này được xây dựng để kỷ niệm ngôi nhà của người thiếu nữ đã dâng cơm và sữa cho đức Phật.
Trong một lần khai quật người ta tìm thấy tài liệu ghi chữ "Devpala Rajasya Sujath Griha" của thế kỷ thứ 8, thứ 9 trước công nguyên.

Cuộc khai quật của viện Khảo Cổ Ấn Độ (Archaeological Survey of India) năm 1973-1974 và một lần nữa năm 2001-2006 đã tìm thấy dấu tháp tròn hai bậc thang với Ayakas trong hướng chính.

Nó được xây dựng theo ba giai đoạn từ thời đại Gupta cho đến thời đại Pala. Có một lan can bằng gỗ bao xung quanh Pradakshinapath tại tầng trệt.
Một số các cổ vật khai quật được trưng bày trong Bảo tàng viện của Bồ Đề Đạo Tràng do sở Khảo cổ Ấn Độ






(Bảo tháp tưởng nhớ Sujata. Ảnh chụp ngày 14/01/2018)

KHỔ HẠNH LÂM

Khổ Hạnh Lâm là tên của một khu rừng thuộc thị trấn Uruvela, bên dòng sông Ni Liên Thiền thuộc tiểu bang Bihar ngày nay.

Khổ Hạnh Lâm là một dãy đồi cao khoảng 60m và dài chừng 5km. Đây là nơi mà hơn 2,500 năm trước , thái tử Tất Đạt Đa đã trải qua 6 năm tu khổ hạnh cùng với 5 vị đạo sĩ Kiều Trần Như.

Sau 6 năm, Ngài đã nhận ra rằng khổ hạnh không phải là giải pháp đúng đắn mà chỉ có con đường trung đạo, từ bỏ hưởng thụ và khổ hạnh mới có thể giúp hành gỉa tìm được giải pháp tâm linh cao thượng cho mình và người khác.

Hang khổ hạnh chừng 3m X 4m và cao chừng 2 m. Trong hang khổ hạnh có tượng Phật khổ hạnh, da bọc xương đang ngồi thiền định, cao chừng 1.2m.














(Hang núi nơi Đức Phật tu khổ hạnh.) 














(Bên trong hang đá nơi Phật tu khổ hạnh. Ảnh chụp ngày 14/01/2018)


BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG (BODH GAYA)

Bồ Đề Đạo Tràng, thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Nơi đây được gọi là đất Phật, tương truyền là nơi đức Phật Thích Ca đã giác ngộ hơn 2.500 năm trước, là điểm hành hương mà các phật tử khắp nơi trên thế giới luôn ao ước được đến chiêm bái một lần trong đời.
Bồ Đề Đạo Tràng, nơi tập trung rất nhiều chùa của các quốc gia như Bhutan, Nepal, Srilanka, Tây Tạng, Miến Điện, Dài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Ngôi chùa Việt Nam tại đây là chùa Việt Nam Quốc Tự do Thầy Huyền Diệu xây dựng.


CHÙA NHẬT BẢN


Một trong những ngôi chùa nổi bật nhất là chùa Nhật Bản. Các vị sư người Nhật đã xây dựng ngôi chùa cùng với tượng đức Phật Thích Ca ngồi, có chiều cao khoảng 20m, xung quanh là tượng mười vị đại đệ tử của đức Phật.




Tượng Phật cao 20 m và những vị đệ tử của ngài ( ảnh chụp ngày 14/01/2018)


MAHABODI TEMPLE


(Cổng dẫn vào Tháp Đại Giác. Ảnh chụp ngày 14/01/2018)

Tâm điểm thu hut khách hành hương ở Bồ Đề Đạo Tràng là đền Mahabodhi (Tháp Dại Giác). Tháp cao 52m , bốn mặt được chạm khắc hình Phật và các vị Bồ Tát, thần linh theo truyền thống Đại Thừa.

Vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, vua Ashoka (vua A Dục) đã cho xây một đền thờ Phật tại đây.Đến thế kỷ thứ 7, các quốc vương triều đại Pala ở xứ Bengal cho xây lại qui mô hơn.

Vào thế kỷ thứ 12, ngôi đền bị phá hủy, đến thế kỷ thứ 14 các quốcvương Miến Điện đã khôi phục lại ngôi đền.

Sau nhiều thế kỷ, đền Đại Giác hứng chịu nhiều trận lụt lớn và bị chôn vùi dưới lớp bùn đất. Mãi cjho tới giữa thế kỷ thứ 19, một nhà khảo cổ học ngưới Anh, Alaexander Cunningham đứng ra chỉ đạo khai quật và trùng tu lại đền Đại Giác như hiện nay.





(Tháp Đại Giác. Ảnh chụp ngày 14/01/2018)

Trước khi vào trong đền, du khách đến viếng một tảng đá to hình tròn đặt phía bên trái sân, trên mặt đá có hai dấu chân to màtheo truyền thuyết là của Đức Phật.
Bên trong đền, chúng ta có thể viếng:

1. Pho tượng Phật Thích Ca mạ vàng nơi chính điện, tượng cao 2m được đặt trên một bệ cao chừng 6m 



(Pho tượng Phật Thích Ca mạ vàng. Ảnh chụp ngày 14/01/2018)

2. Cây bồ đề nằm cạnh bên Tháp Đại Giác, được bao bọc bởi một bức tường thấp xây bằng đá. Dưới cội cây bồ đề là một phiến đá sa thạch đỏ có tên là “ngai vàng kim cương”, nơi Đức Phật đã từng ngồi thiền và đắc đạo.

Cây bồ đề hiện nay được chiết ra từ cây bồ đề ở Tích Lan. Cây bồ đề ở Tích Lan là cây con của cây bồ đề ở Bồ Đề ĐạoTràng do con vua A Dục đưa sang trồng ởTích Lan vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên.

Cây bồ đề nguyên thủy bị chặt ngang vào thế kỷ thứ 10, sau đó từ gốc này cây nẩy mầm trở lại.



(Cội bồ đề. Ảnh chụp ngày 14/01/2018)

3. Hồ Mucalinda nằm ở hướng Nam của đại tháp, nơi đức Phật ngồi thiền vào tuần thứ sáu, lúc ấy mưa to sấm chớp nổi lên, rồng chúa Mucalinda hiện ra lấy thân quấn xung quanh thân Phật và dùng đầu làm tàng lọng che cho Phật khỏi bị mưa gió làm ướt.


(Hồ Mucalinda. Ảnh chụp ngày 14/01/2016


TỪ THIỆN TẠI CHÙA VIÊN GIÁC














(Tại chùa Viên Giác. Ảnh chụp ngày 15/01/2018)


Trung tâm Viên Giác (Bodhgaya) 
500 phần quà x 640 inr =320.000 inr (49.25)  = $6,497.50 

Đoàn đã đến chùa Viên Giác vào buổi sáng sớm, sau khi gặp Ni Sư Từ Tâm để trao số tiền mà đoàn đã góp để mua giày tặng cho các em học sinh nghèo (theo lời đề nghị đột xuất của Ni Sư Từ Tâm). Do thời gian giới hạn, đoàn không thể chờ để phát quà từ thiện như đã dự định.

VƯỜN NAI (VƯỜN LỘC UYỂN)

Đối với Phật giáo, vườn Nai (vườn Lộc Uyển) được đánh dấu là một trong bốn địa đểm thiêng liêng nhất liên quan đến Đức Phật, thường gọi là “Bốn Động Tâm”.

Sau khi Đức Phật đạt được giác ngộ, Ngài đã đến vườn nai thuyết pháp cho năm anh em đạo sĩ Kiều Trần Như, cũng được coi là lần giảng đạo đầu tiên của Đức Phật.


(Vườn Nai. Ảnh chụp ngày 15/01/2018)


Hầu hết những công trình kiến trúc tại vườn Lộc Uyển đã bị hư hại hoặc bị tàn phá bởi những người theo đạo Hồi. Tuy nhiên chúng ta còn có thể nhận ra được:
1. Tháp Dhamekh là một trong những ngôi tháp được xây dựng bởi vua A Dục vào năm 249 trước công nguyên. Ngôi tháp có chiều cao 39m và rộng chừng 28m.



(Tháp Dhamek. Ảnh chụp ngày 15/01/2018)

2. Trụ đá của vua A Dục (Ashoka) được dựng lên tại đây, cấu trúc nổi nguyên thủy bởi "Đầu con sư tử của vua A Dục) (được trình bày tại viện bảo tàng Sarnath), đã bị bể trong quá trình xâm chiếm của người Hồi, nhưng cột trụ vẫn còn đứng ở vị trí nguyên thủy.

















Trụ đá vua A Dục. Ảnh chụp ngày 15/01/2018)

3. Tháp Dharmarajika là một trong số ít những ngôi tháp dựng lên bởi vua Ashoka còn lại, mặc dù chỉ còn nền móng. Phần còn lại của tháp Dharmarajika đã được di chuyển tới Varanasi để sử dụng làm vật liệu xây dựng trong thế kỷ thứ 18. Khi đó, ngọc xá lợi được tìm thấy trong tháp Dharmarajika. Những xá lợi đã được rải xuống giòng sông Hằng.


4. Tháp Chaukhandi là nơi kỷ niệm Đức Phật gặp gỡ các đệ tử của mình lần đầu, ngày tháng ghi vào thế kỷ thứ 5 hoặc sớm hơn và sau đó được nâng cao do việc thêm vào một toà tháp tám cạnh của Hồi giáo. Trong những năm gần đây tháp Chaukhandi đang được phục hồi.

















(Tháp Chaukhandi. Ảnh chụp ngày 15/01/2018)

5. Viện bảo tàng Sarnath Archeological nổi tiếng với tượng đá của vua A Dục 4 đầu sư tử còn tồn tại, cao 13.72m đã trở thành biểu tượng tượng quốc gia của Ấn Độ và là biểu tượng trên lá cờ của người Ấn Độ. Viện bảo tàng cũng nổi tiếng về tôn tượng Đức Phật Chuyển Pháp. (Rất tiếc, camera & mobil phone không được phép mang vào bên trong)


SÔNG HẰNG



(Nhóm Sydney với y phục Ấn Độ, chuẩn bị viếng sông Hằng. Ảnh chụp ngày 16/01/2018)

(Bình minh trên sông Hằng, đoàn chuẩn bị thả đèn hoa. Ảnh chụp ngày 16/01/2018)













(Thả đèn hoa trên sông Hằng. Ảnh chụp ngày 16/01/2018)













Chim biển tụ tập khi được cho thức ăn. Ảnh chụp ngày 16/01/2018)

Bình minh trên sông Hằng - Nhiều người dân Ấn độ trầm mình trong dòng sông để mong rửa sạch tội lỗi / ảnh chụp 16/01/2018

CHIA TAY TẠI PHI TRƯỜNG VARANASI



(Đoàn chia tay tại phi trường Varanasi. Ảnh chụp ngày 16/01/2018)


Đoàn chia tay nhau tại Phi trường Varanasi, nhóm 11 thành viên Sydney tiếp tục hành trình nghỉ dưỡng sức tại Thái Lan. Nhóm Canbera có 3 thành viên quyết định ở lại để viếng thêm các di tích Ấn Độ và những thành viên còn lại cùng 2 hai thành viên Melbourne đáp cùng chuyến bay đến Tân Đề Li để trở về Úc .

Tất cả đã trở về lại Úc được an toàn. 

Đinh Tấn Khương


___________________________________________

No comments:

Post a Comment