Tuấn Khanh
Buổi
sáng nọ, nơi góc đổ rác chung của cả khu nhà tự dưng xuất hiện một đôi giày cũ
còn khá tốt. Giày được đặt trong một cái hộp với tờ giấy ghi chú, nét chữ nắn
nót “đồ còn tốt, ai cần xin cứ tự nhiên”.
Ở
mấy nước tư bản giãy chết, việc đem bỏ đi đồ dùng còn xài tốt không lạ, nhưng
cách nhường lại cho người khác sử dụng với tất cả sự ân cần là một cung cách
đáng ngưỡng mộ. Đôi giày cũ khi đặt vào hộp, gửi tặng mơ hồ vào cõi nhân gian,
được chủ nhân ân cần đi đánh xi lại, mới và đẹp, ai nhìn cũng thú vị.
Vậy
mà mấy ngày sau mới có anh Mễ làm nghề đổ rác đến lấy, rồi để lại chữ “cám ơn”.
Đôi giày nằm liên tục mấy ngày ở đấy, vì những
người trong khu nhà không ai muốn giành lấy phần của người có thể khó khăn hơn
mình.
Thỉnh thoảng thấy trong đời có sự ân cần làm lay động, lại chợt nhớ Sài Gòn với tất cả không gian từng rất ân cần của nó, một không gian mà giờ đây nhắc lại như một thứ của quý đang mất dần, phai dần, dư niệm của nhiều thế hệ.
Thỉnh thoảng thấy trong đời có sự ân cần làm lay động, lại chợt nhớ Sài Gòn với tất cả không gian từng rất ân cần của nó, một không gian mà giờ đây nhắc lại như một thứ của quý đang mất dần, phai dần, dư niệm của nhiều thế hệ.
Sài Gòn ân cần trong trí nhớ đơn giản lạ. Đôi khi chỉ là chuyện người qua đường trú mưa được chủ nhà mời vào ngồi vì sợ kẻ lạ bị ướt. Đôi khi vì một thùng trà đá để trước cửa để giúp bá tánh lỡ đường giải khát trưa hè. Có đi đến tận những thành phố, hỏi đường đi bị tính tiền, mới biết Sài Gòn đã từng ân cần thế nào. Sài Gòn ân cần và vô tư đến mức từng thấy người say nắng ngất xỉu bên đường, không ai biết ai cứ xúm vô cạo gió, lấy thuốc cho uống để giúp khách qua đường có sức đi tiếp.
Mới
hôm rồi, may mắn đọc được một câu chuyện của người Sài Gòn mà lòng mát dịu. Lại
thấy thương người đất miền Nam không quen nói trôi chữ, chỉ có tấm lòng.
Một
anh trên facebook kể rằng anh đi làm thêm kiếm tiền đi học, chạy bàn rửa chén
cho một đôi vợ chồng ở Sài Gòn.
Một
hôm lỡ tay làm bể hết nguyên chồng tô dĩa, anh lính quýnh không biết làm sao
thì bất chợt bà chủ chạy vô nhìn thấy.
Bà
sững người, chưa kịp la đã dặn “Nếu chồng
cô có xuống thấy thì nói tại cô làm bể, chứ không ổng chửi chết!”.
Vừa
quay lưng thì ông chủ chạy từ trên lầu xuống, nhìn đống tô dĩa nát bấy mà thất
thần, rồi dặn “Nếu vợ chú vô hỏi, thì nói
chú làm bể nghe, chứ không bả chửi chết!”.
Người
làm công đó mang kỷ niệm ngọt ngào và xúc động đó kể lại trên nhật ký của mình,
làm không biết bao người đọc rưng rưng, trìu mến.
Sự
ân cần là cách mà con người thấu hiểu đời sống, đối đãi bằng lòng chân thành
của mình. Bước đi vài dặm trong một đất nước, có thể thấy sự ân cần cho con
người đang ở mức nào.
Việt
Nam hôm nay có những thành phố lớn hơn, con người cao sang hơn, đại lộ đi bộ to
rộng hơn… nhưng sự xua đuổi người nghèo khó cũng quyết liệt hơn. Sự ân cần như
chỉ còn trú ngụ loanh quanh với giai cấp dưới, ở những thị dân ít học được thói
cao sang.
Nhiều
cao ốc được dựng lên, nhưng không mấy cái có lối đi của người khuyết tật. Nhà
vệ sinh công cộng phải xây đắt tiền như tượng đài, nhưng hầu như không có cái
nào dành cho phụ nữ có thai hay cho người già yếu.
Trong
sự rực rỡ của đất nước này hôm nay, đã nhàn nhạt sự ân
cần của người với người. Sự chói lọi chỉ số phát triển vẫn kèm theo khoảng tối
đen mù lòa sau lưng nó.
Thường
dân hay bọn con buôn lạnh nhạt ân cần trong đời thì đã đành, đến phận tỳ
kheo cũng la liếm vuốt ve thế tục, mất cả ân cần với thế nhân thì chúng sinh
chỉ còn biết thở dài.
Nghe
lời ông Thích Thanh Quyết, đại biểu quốc hội, ngợi ca các mức oan khiên trong
xã hội là “hợp lý” đã lắm chói tai, lại còn nghe ông nhấn mạnh sao không ca
ngợi các cơ quan điều tra tố tụng đã kiểm soát giỏi mức oan sai “hợp lý” này.
Uống
một ly nước, Đức Phật còn dạy rằng đừng quên có đến 84.000 sinh linh trong ly
nước đó đã phải hy sinh cho người đời thụ hưởng. Và dù những sinh linh đó nhỏ
bé vô hình đến mức nào, lời Phật dạy cũng chưa bao giờ cho rằng “hợp lý”.
Lẽ
nào mũ ni của ông Quyết đã kéo quá sâu vào thế tục, che kín tai để không còn
nghe được tiếng khóc ngất của cha mẹ già và của tử tù Hồ Duy Hải (1985), hay
lời trăn trối của cả gia đình tù nhân Nguyễn Văn Tràng (1988) xin được tự thiêu
để tòa án phải công tâm xét lại, minh oan.
Sự
ân cần với từng chúng sinh là tâm đức không thể thiếu với đệ tử của Phật, bằng
không, chỉ đáng gọi là kẻ giả danh, mua bán niềm tin.
Sự
ân cần hôm nay cũng có thể được nhìn thấy, nhưng là thứ chiêng trống mua vui lạ
lẫm. Tỉnh Vĩnh Phúc hôm nay “ân cần” bỏ ra 300 tỉ đồng để xây một khu Văn Miếu
thờ và tôn vinh Khổng Tử bằng tiền thuế của nhân dân – như tiền nhà của lũ quan
lại. Khổng Tử chỉ có thể mang trái tim kẻ ác mới đành lòng bệ vệ xưng
danh nơi mà cả vùng có đến gần 12.000 gia đình nghèo khốn khó.
Thậm
chí chỉ có 24% trong số 14.000 gia đình thuộc loại chính sách của chế độ là có
được nước sạch để dùng. Cả tỉnh cũng có gần 20.000 gia đình không có nhà vệ
sinh tiêu chuẩn và nước sạch để sinh hoạt.
Vậy
mà sự ân cần thì được dâng cho tượng gỗ và bộ mặt trơ cứng của chính
quyền. Còn nhân dân thì chỉ được quyền xao xác lặng im nghe diễn văn.
Chợt
nhớ Sài Gòn ghê. Nhớ Sài Gòn qua tiếng rao bán xôi giản dị của bà cụ đội khăn
đi bộ từ quận 8 tới tận quận 5, với những gói xôi bán chỉ 5.000 đồng, mắt lạc
thần khi thấy bóng dân phòng.
Nhớ
ánh mắt bà hấp háy cười, hỏi có muốn cho thêm đường không, có vừa miệng
không.
Trái
tim ân cần đó, đáng để xây cả miếu đền để thương nhớ và tôn vinh những con
người cần lao đất Việt, mà chẳng cần phải tìm kiếm, cống nạp xa xôi.
Tuấn Khanh
(bacaytruc.com)
No comments:
Post a Comment