Robert Eugene Otto - hay Gene, tên gọi thân mật ở nhà - chỉ là một cậu bé vào đầu những năm 1900 khi người giúp việc của gia đình cho ông ta một món đồ chơi lạ. Một con búp bê mang hình dáng thủy thủ, cao khoảng 1m, nhồi đầy rơm bên trong để ông chơi với. Gene rất yêu thích con búp bê và luôn có nó bên mình, mang nó đi khắp mọi nơi, thậm chí đặt tên nó là "Robert" theo chính tên mình. Tuy nhiên, không lâu sau mọi người bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu của bản chất tà ác và tinh quái của Robert the Doll.
Áp lực không khí là kẻ thù vô hình đối với Phi công.
Vết sẹo sẽ bị xé rách
Chúng ta đều biết rằng càng lên cao áp lực không khí càng giảm xuống thấp. Trong điều kiện áp lực không khí thấp, cơ thể người sẽ bị nở ra. Trong hoàn cảnh như vậy, những vết sẹo trên người có thể bị xé rách toạc.
Mallorca, một hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha, nằm trong quần đảo Balearic. Trước khi đến đây, vì nghĩ là đảo, nên tôi tưởng chỉ có rừng núi và biển cùng một vài làng mạc hay khu phố nhỏ. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi phi cơ đáp xuống phi trường Palma rộng lớn, kiến trúc tân kỳ, sang trọng còn hơn nhiều phi trường quốc tế khác mà tôi đã từng đi qua.Palma là thủ phủ tráng lệ của Mallorca, nằm trên một dãy đồi cao nhìn xuống biển xanh. Đặc biệt khu nhà thờ Cathedral nằm bên cạnh giáo đường Mussulman, gồm những kiến trúc độc đáo, nổi tiếng theo kiểu Mediterranean Gothic từ thế kỷ thứ 13.
Dù đã có nhiều trường hợp được báo cáo lại về việc một số người nhìn thấy "Đám trẻ mắt đen", đây vẫn là một bí ẩn mà các nhà khoa học chưa thể kiểm chứng hay xác nhận rõ ràng.
The mysterious Moeraki Boulders of Maori legend that are made from natural concrete and date back 60 MILLION years
Thiên nhiên vẫn thường tạo ra những kỳ tích, mà rất nhiều thứ con người ngày nay chỉ có thể quan sát, ước đoán chứ chưa có cách nào làm được. Vẫn còn ngoài tầm tay của loài người.
Bí ẩn về bãi đá cuội Moeraki của người Maori: Được hình thành từ xi măng tự nhiên và là kết quả của sự ăn mòn, thời gian và sự kết dính của một khối lượng nhỏ của đá trầm tích, được hình thành bởi sự kết tủa xi măng khoáng tự nhiên trong không gian.
Có một lần, một người bạn Mỹ dạy học chung với tôi bảo với tôi rằng: "Người Việt Nam bọn mày lúc nào cũng bảo người Mỹ bọn tao sống thực dụng. Bọn tao không sống thực dụng mà sống thực tế. Tao ở VN hơn chục năm nay thấy người Việt Nam mới sống thực dụng." Hơi nóng mặt, tôi hỏi lại: "Thế mày định nghĩa thế nào là thực tế, thế nào là thực dụng?" Bạn tôi bảo: "Sống thực tế là hiểu rõ thực trạng cuộc sống, không mơ mộng hão huyền hay tìm cách trốn tránh thực tại.
Thi sĩ Việt nam đầu tiên vào sách giáo khoa trung học Mỹ
Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một thi sĩ Việt Nam dịch sang tiếng Anh đi song song với bài diễn văn nổi tiếng của Tổng Thống Abraham Lincoln trong thời Nội chiến Mỹ, tại bãi chiến trường Gettysburg. Đó là bài thơ của Trần Mộng Tú, The Gift in Wartime, nhan đề tiếng Việt là “Quà Tặng Trong Chiến Tranh.” Hai tác phẩm trên được đem ra để dạy học sinh môn văn chương Hoa Kỳ. Trong phần thứ ba của cuốn sách giáo khoa, viết về văn chương thời kỳ nội chiến Nam Bắc ở Mỹ và sau cuộc nội chiến, các nhà soạn sách giáo khoa của công ty Glencoe - McGraw Hill,
Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa chất đường glucose trong máu, khi insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, dẫn tới tế bào trong cơ thể không sử dụng được đường glucose trong máu, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.
Tôi đường đột gửi thư này đến Qui nhon có lý do như sau. Tình cờ thông qua người bạn đăng 1 tấm hình trên trang FaceBook nên có nhìn lại được vài người bạn quen vào thời 79 ở trại Tỵ nạn Motobu Okinawa. Thời đó Ba tôi có làm thông dịch cho trại 1 thời gian. Ba tôi là người Nhật, gốc ở Okinawa. Họ là TOMA.
Tại sao cái
tôi, cái “égo” của người Việt lớn thế ? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ
ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào
khản cổ :“Tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá,
tại sao tôi tài ba đến thế ?”.
Mới đó mà tháng 10. Buổi sáng ra vườn có chút lành lạnh, chợt nhớ mùa thu đã về. Trong sân, những chùm hoa điên điển vàng rực, dịu dàng làm điệu cùng cây cỏ. Hai bên hàng rào hoa mướp, hoa khổ qua, hoa bí cũng chen chân góp mặt với đời. Bên cạnh là sắc hồng thắm, rực rỡ của đám hoa ti-gôn nổi bật giữa đám lá xanh.. Cái cảm giác thư giản, khi đứng giữa vườn nhà thật khó tả. Mình rất iêu thích những giây phút này. Hôm qua cậu K phía sau nhà gọi qua hỏi xã xệ: Vườn nhà anh có cây hoa vàng gì lạ mà đẹp vậy? Xã xệ nói: Hoa điển điển đấy, em có biết ăn thì qua hái!.Thật vậy, năm nay mấy cây điên điển ươn từ hột, rồi thả đại xuống đất, vậy mà sống hùng sống mạnh.
Tôi không ngờ thung lũng Ayunba lại là vựa lúa, vựa hoa màu của miền đất tây nguyên. Sáng nay tôi ngang qua vùng này, thấy xe gặt đập liên hợp đậu hai hàng dài ven đường. Nhà nào ở đây cũng có sân rộng để phơi lúa, tôi thấy một số lúa đã vào bao, chất la liệt. Tôi nhìn quanh một cánh đồng ngút ngàn, chạy tới tận chân trời. Người người rộn rịp, đông vui, trên cao mây trắng hững hờ, nắng vàng khoe sắc...Ngoài lúa còn có những nương sắn, bắp, đậu khoai bạt ngàn.
Mình thích ăn canh mướp lắm, nhưng mấy năm nay không trồng vì vườn nhà không có nhiều đất. Hơn nữa cũng không có thời gian chăm sóc. Nói thì nói vậy, nhưng tính ham cây không bỏ được. Hôm nọ đi chợ HK, thấy họ có để bán một dãy cây con. Tò mò lại gần coi thì thấy có cây mướp khía và cây bí Đ. không biết sao cái tag đã đứt mất nữa chừng xuân chỉ còn chữ Đ. Mình tài lanh, nhìn lá đoán là bí đao, nên mua mỗi thứ một cây về trồng cầu may.
Tôi thực sự phẫn nộ trước hình ảnh thằng trưởng công an xã ở Đắk Lăk hung hãn đá tung những thúng rau, thau cá của những người dân nghèo khổ đang bày bán ở chợ. Nó đi vòng quanh và chỉ chỏ, lớn giọng với những người phụ nữ, người già ở đó để dẹp cho sạch cái lề đường đất gồ ghề vốn là nơi buôn bán thường ngày cho bà con ở nơi này.
Hộp thư ở
nhà hôm nay xuất hiện một “lá thư lạ”. Cầm lá thư với những nét bút viết tay
màu mực xanh lại cứ thấy bồi hồi một niềm vui khó tả…
“Lạ” ở đây là về hình thức chứ “bên
trong” thì “quen”, quen lắm. Người gửi là một người bạn thỉnh thoảng vẫn
liên lạc qua e-mail, chat… Vậy mà hôm nay giống như được gặp lại một người bạn
cũ của một thời đã xa lắm. Ừ mà thật ra thì cũng đã khá lâu rồi mới gặp lại nét
chữ của bạn ngày xưa. Nét bút phóng khoáng nhưng lả lướt đã từng giúp cho tờ
báo tường của lớp “nổi tiếng” khắp trường.
Trong cuốn sách duy nhất của cuộc đời ngắn ngủi, bác sĩ Paul Kalanithi gửi gắm tình yêu, mơ ước và chọn lựa cuối cùng khi đối diện cái chết.
Bác sĩ Paul Kalanithi sinh ngày 1/4/1977 tại New York (Mỹ) và mất ngày 9/3/2015, sau hai năm được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Trước khi trở thành bác sĩ giải phẫu thần kinh, Paul học ở các Đại học Stanford và Cambridge (Mỹ) để lấy bằng Văn học Anh và chứng chỉ nghiên cứu Y khoa. Hồi ký của anh - cuốn Khi hơi thở hóa thinh không (When breath becomes air) - được xuất bản sau khi Paul qua đời.
Khi má tôi đau cần phải có thêm người phụ với chị tôi để lo cho bà thì tôi lo đăng bản tin tìm người ngay. Tôi mua một tờ báo rồi coi người ta đăng như thế nào thì cứ dựa vào đó mà đăng bản tin cho mình. Cái quảng cáo với mấy câu ngắn gọn chạy một tuần lễ đã mở cho tôi thấy một khung trời mới của người thật việc thật.
Bây giờ chúng ta không cần phải tới tòa soạn nhà báo để đăng quảng cáo mà chỉ cần gửi email với nội dung cần thiết và trả tiền bằng thẻ credit card. Thật là tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời giờ. Cần người giúp cho một cụ bà, công việc nhẹ nhàng. Chúng tôi ở Anaheim Hills, khá là xa. Nếu biết lái xe và đi xa lộ được thì cũng thường hay bị kẹt xe lắm. Bây giờ ghi nhà ở khu Anaheim Hills thì chắc không ai gọi tới. Tôi bèn ghi xuống ở khu Anaheim, vì trên nguyên tắc thì chúng tôi cũng thuộc về thành phố Anaheim thôi.